Kháng thể mới vô hiệu hóa tất cả biến chủng của COVID-19

Thử nghiệm trên chuột cho thấy loại kháng thể mới có thể vô hiệu hóa tất cả biến chủng SARS-CoV-2. Những phát hiện này có thể là gợi ý cho loại vaccine mới phòng COVID-19.

Các kháng thể trước đây giúp điều trị COVID-19 đã mất tác dụng khi SARS-CoV-2 thay đổi và đột biến. Nhiều biến chủng mới xuất hiện, đặc biệt Omicron, phá vỡ kháng thể do cơ thể tạo ra từ việc tiêm vaccine.

Tuy nhiên, theo Scitechdaily, con người có thể được bảo vệ tốt hơn trước các biến chủng nhờ kháng thể mới được tạo ra tại Bệnh viện Nhi Boston. Qua các thử nghiệm, kháng thể này đã vô hiệu hóa tất cả biến chủng SARS-CoV-2, bao gồm các biến thể Omicron.

Khang the moi vo hieu hoa tat ca bien chung cua COVID-19

Phát hiện mới có thể là thông tin quan trọng cho việc phát triển vaccine mới. Ảnh: Shutterstock.

Cho thấy tác dụng trên chuột

“Kháng thể này đã hoạt động hiệu quả trong các đánh giá lâm sàng. Chúng tôi hy vọng nó sẽ chứng minh hiệu quả tương đương trong việc vô hiệu hóa SARS-CoV-2 trên bệnh nhân”, TS Frederick Alt từ Chương trình Y học tế bào và Phân tử tại Bệnh viện Nhi Boston, người đồng dẫn dắt nghiên cứu, nói.

Trong một nghiên cứu được xuất bản trên Science Immunology, TS Alt và TS Sai Luo đã sử dụng phiên bản được sửa đổi trên chuột mà phòng thí nghiệm trước đó từng dùng để tìm kiếm kháng thể có thể vô hiệu hoá rộng rãi HIV - một loại virus thường đột biến khác. Vì những con chuột đó có hệ thống miễn dịch được tạo dựng tương tự người, mô hình này gần giống cách hệ thống miễn dịch của chúng ta tạo ra kháng thể.

Ban đầu, các nhà nghiên cứu đưa 2 đoạn gene người vào chuột, khiến tế bào B của chúng tạo ra lượng lớn kháng thể giống của người trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó, họ cho chuột tiếp xúc với chủng Wuhan-Hu-1 của protein gai SARS-CoV-2 trên virus. Đây là protein chủ yếu mà kháng thể của chúng ta và vaccine hiện tại đang nhắm tới. Những con chuột phát triển 9 họ kháng thể tương tự ở người.

Cùng với nhóm nghiên cứu từ Đại học Duke do TS Barton Haynes đứng đầu, TS Alt và TS Luo sau đó đã đánh giá hiệu quả của những kháng thể này. Kháng thể từ 3 trong số 9 họ cho thấy hiệu quả trong việc vô hiệu hóa virus Wuhan-Hu-1. Đặc biệt, kháng thể SP1-77 và các kháng thể cùng họ với nó chứng minh hoạt động rộng rãi, vô hiệu hóa được biến chủng Alpha, Beta, Gamma, Delta, tất cả biến thể Omicron cả trước đây lẫn hiện tại.

Cách tiếp cận mới để vô hiệu hóa virus

Điều gì khiến kháng thể SP1-77 có khả năng vô hiệu hóa rộng rãi như vậy? Các nghiên cứu về cấu trúc do nhóm cộng tác dẫn đầu bởi TS Bing Chen, TS Jun Zhang tại Bệnh viện Nhi Boston và nhóm Haynes tại Đại học Duke cho thấy SP1-77 hoạt động khác với các kháng thể hiện tại.

Phần lớn kháng thể hiện tại hoạt động bằng cách gắn vào vùng liên kết (RBD) của gai ở một số vùng nhất định, ngăn SARS-CoV-2 liên kết với thụ thể ACE2 của tế bào - bước đầu tiên trong quá trình lây nhiễm. Kháng thể SP1-77 liên kết với RBD nhưng theo cách thức hoàn toàn khác, không ngăn chặn virus liên kết với thụ thể ACE2.

Thông qua nền tảng hình ảnh tế bào sống, TS Alex Kreutzberger và Tomas Kirchhausen (Bệnh viện Nhi Boston, cộng tác viên nghiên cứu) cho thấy SP1-77 ngăn chặn virus kết hợp màng ngoài của nó với màng của tế bào đích. Điều này cản trở bước cuối cùng để virus gây nhiễm trùng cho cơ thể.

Tính năng này có thể cung cấp thông tin để phát triển loại vaccine mới chống SARS-CoV-2.

“SP1-77 liên kết với protein gai tại vị trí vẫn chưa đột biến trong bất kỳ biến chủng SARS-CoV-2 nào, vô hiệu hóa rộng rãi các biến chủng hiện tại theo cơ chế mới”, TS Kirchhausen nói.

Ca Covid-19 mới trong ngày tăng vọt lên gần 3.600 ca, 2 người tử vong

Ngày 24/8, Việt Nam ghi nhận 3.591 ca Covid-19. Đây là ngày có số ca mắc mới cao nhất tại nước ta trong hơn 3,5 tháng qua. Trong ngày có 2 bệnh nhân tử vong, 146 bệnh nhân nặng đang điều trị.

Bộ Y tế cuối giờ chiều 24/8 thông tin, tổng số ca Covid-19 ở Việt Nam đã lên tới gần 11,4 triệu ca, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nếu tính tỷ lệ ca nhiễm/1 triệu dân, con số này ở Việt Nam là 114.834, đứng thứ 112/227.

Theo Bộ Y tế, hiện có 146 ca nặng đang điều trị. Trong ngày hôm nay có tiếp 2 bệnh nhân Covid-19 tử vong tại Tây Ninh. Đếnnay, Việt Nam ghi nhận hơn 43.100 ca tử vong, chiếm 0,4% so với tổng ca nhiễm.

Ca Covid-19 moi trong ngay tang vot len gan 3.600 ca, 2 nguoi tu vong
 

Về tiến độ tiêm vắc xin Covid-19, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là hơn 255,13 triệu liều, riêng ngày 23/8 có hơn nửa triệu liều được tiêm cho các nhóm tuổi. Trong hơn 255 triệu liều đã tiêm có hơn 218,3 triệu liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên, hơn 22 triệu liều tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi và 14,73 triệu liều tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Riêng với nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi có hơn 9 triệu trẻ đã tiêm mũi 1, hơn 5,7 triệu trẻ đã tiêm mũi 2.

Theo Bộ Y tế, tình hình dịch Covid-19 đang có chiều hướng gia tăng số ca mắc trên thế giới và tại Việt Nam. Trong nước ghi nhận sự xuất hiện các biến thể phụ mới của biến thể Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.74, BA.2.12.1) với khả năng lây nhanh.

Số ca mắc đang có xu hướng tăng trở lại, ca nặng, nguy kịch cũng tăng rõ rệt tại các bệnh viện. Bộ Y tế khẳng định tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của SARS-CoV-2, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ...

Tiếp tục tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; chỉ đạo đẩy mạnh việc vận động, khuyến khích người dân tham gia tiêm đầy đủ, đúng lịch cũng là nhiệm vụ quan trọng.

Đối phó với làn sóng dịch COVID-19 mới: Cần thiết tiêm vắc xin mũi 3 và 4

Trong tuần qua cả nước ghi nhận khoảng 20.000 ca mắc COVID-19, cao hơn so với tuần trước đó, số bệnh nhân nặng tăng cao.

Ca nặng, nguy kịch tăng cao

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều biến chủng mới. Trong khi tốc độ tiêm chủng COVID-19 mũi 3, 4 thời gian qua có tăng nhưng chưa đạt mục tiêu. Một số địa phương có tỉ lệ tiêm thấp, đặc biệt ở nhóm trẻ 5-11 tuổi. Thứ trưởng yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, đặc biệt là liều cơ bản cho trẻ từ 5-11 tuổi trong tháng 8 và 9, tiêm nhắc cho nhóm 12-17 tuổi hoàn thành trong quý III, ngay khi trẻ quay lại trường.