Khám phá Lễ hội đóng dấu ngựa ở quê hương Thành Cát Tư Hãn

Dịp may hiếm có khi chúng tôi được ông N.Enkhbayar - Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (từng giữ chức Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Tổng thống Mông Cổ) mời dự Lễ hội đóng dấu ngựa tại tỉnh Khentii - quê hương của Thành Cát Tư Hãn.
 

“Ăn được món ănMông Cổ là anh hùng”
Rời thủ đô Ulan Bator về phía đông, vượt qua thảo nguyên mênh mông, khoảng hơn 300km, chiều tối chúng tôi đã có mặt tại thành phố Chingis (Chingis tiếng Mông Cổ có nghĩa là Thành Cát Tư) - Trung tâm của tỉnh Khentii, và là nơi khởi nghiệp của Thành Cát Tư Hãn.
Tiếng hát bay lên giữa đại ngàn như đưa chúng tôi trở về miền ký ức của người Mông Cổ xưa. Ảnh: Lê Chiên
 Tiếng hát bay lên giữa đại ngàn như đưa chúng tôi trở về miền ký ức của người Mông Cổ xưa. Ảnh: Lê Chiên
Tiếp chúng tôi bữa tối hôm đó ngoài ông N.Enkhbayar, còn có một số thành viên chủ chốt của Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ. Trong phòng ăn sang trọng của khách sạn Hoàng gia, nhân viên khách sạn đưa ra một set cừu và một set bò. Mỗi set được đặt trong một mâm lớn mạ vàng óng ánh, bốc khói nghi ngút, tỏa ra mùi ngầy ngậy, gây gây…Thật lòng chỉ ngửi tôi đã thấy… ngang dạ rồi; đặc biệt khi nhìn cái đầu cừu ở giữa mâm thì cái đói của tôi bỗng nhiên bay đi đâu hết, cho dù đã đi mấy trăm km chưa có gì bỏ bụng.
Ông N.Enkhbayar là người cởi mở và thân thiện. Chỉ vào mâm thịt cừu, ông cười rất hóm: “ăn được món ăn của Mông Cổ là người anh hùng”. Nhấp xong ly rượu, ông N.Enkhbayar cầm con dao ăn đưa cho bà Đại sứ (Việt Nam tại Mông Cổ) trịnh trọng nói: Mời bà Đại sứ cắt thịt cừu. Ông vừa hướng dẫn, vừa giải thích: Theo phong tục của người Mông Cổ trong những nghi lễ quan trọng, bao giờ món thịt cừu cũng phải có đầu cừu. Người nào được kính trọng nhất sẽ là người cắt thịt chia cho người khác. Điều làm tôi rất ngạc nhiên là dù có bát đũa, nhưng mọi người đều dùng hai bàn tay.
Thấy tôi tần ngần, ông N.Enkhbayar giải thích, đây là văn hóa của người Mông Cổ có từ xa xưa, xuất phát từ điều kiện sống du mục. Đến nay khi ăn thịt mọi người vẫn giữ thói quen dùng tay, còn việc dùng hai tay để nhận miếng thịt là thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với người trên. Và họ tin rằng, khi được nhận miếng thịt này sẽ mang lại sự may mắn cho họ.
Gần cuối bữa, ông N.Enkhbayar cầm miếng xương bả vai cừu giơ lên bẻ vụn. Ông nói, đây là thủ tục bắt buộc của người Mông Cổ khi ăn thịt cừu “để bí mật không bao giờ bị tiết lộ”.
Đóng dấu ngựa - Lễ hội linh thiêng
Theo lời ông N.Enkhbayar thì lễ hội đóng dấu ngựa chỉ cách thành phố Chingis khoảng 40 km, đi khoảng 30 phút là đến. Đến đây tôi mới hiểu vì sao giữa thảo nguyên mênh mông với hàng trăm con ngựa chăn thả tự nhiên mà ngựa của nhà này không bị lẫn sang nhà khác, và lý giải được vì sao vó ngựa của đội quân Thành Cát Tư Hãn năm xưa lại có thể tung hoành khắp năm châu.
Ở đây, hầu như tất cả người Mông Cổ đều mặc trang phục truyền thống. Không khí trang trọng, linh thiêng ngập tràn giữa bạt ngàn nắng, gió. Chúng tôi được xem các loại yên ngựa, dấu ngựa cổ của các bộ tộc người Mông Cổ cách đây mấy trăm năm trước; được thưởng thức những bài hát cổ đặc trưng của dân du mục (hát bằng cổ họng). Tiếng hát cao vút theo gió bay lên giữa đại ngàn như đưa chúng tôi trở về miền ký ức của người Mông Cổ xa xưa...
Tiến sĩ T.Saipolda, giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp Mông Cổ, chuyên gia về ngành chăn nuôi kể: Tập quán đóng dấu ngựa có từ hàng nghìn năm trước. Khi con ngựa đến tuổi trưởng thành thì sẽ được đóng dấu. Đóng dấu ngựa không chỉ để phân biệt ngựa của nhà này với ngựa của nhà khác mà còn ghi nhận việc ngựa con đã trưởng thành; ghi nhận thành quả của việc chăm sóc, nuôi dưỡng ngựa và khẳng định sự gắn bó của ngựa với chủ.
Nâng chiếc dấu ngựa bằng hai tay, với vẻ mặt trân trọng, tiến sĩ T.Saipolda nói tiếp, mỗi gia đình sở hữu một loại dấu (dấu ngựa được làm bằng sắt có hình dạng, kích cỡ khác nhau), bởi vậy dấu ngựa có đến 3.000 loại. Dấu ngựa được người Mông Cổ coi như báu vật linh thiêng. Sau khi hoàn thành việc đóng dấu cho ngựa thì dấu ngựa được vệ sinh sạch sẽ, treo lên vị trí trang trọng trong nhà, tuyệt đối không được để xuống đất…Bà Đại sứ được mời đóng dấu cho con ngựa đầu tiên, lễ hội đóng dấu ngựa chính thức bắt đầu (trước đây dấu ngựa được nung đỏ rồi dí vào mông ngựa, tạo thành vết bỏng theo hình con dấu; nay dùng phương pháp áp lạnh, tạo nên vết bỏng lạnh).
Cao trào của lễ hội tại quê hương của Thành Cát Tư Hãn là trò bắt ngựa. Đàn ngựa được lùa vào một khu vực quây sẵn; những thanh niên tham gia bắt ngựa đứng dọc hai bên tạo thành một lối, tay cầm dây thòng lọng làm bằng da ngựa hoặc những cần tre ở đầu buộc dây thòng lọng.
Khi ngựa bị mắc vào thòng lọng dù người có bị ngựa kéo lê hàng trăm mét, quăng quật trong cát bụi nhưng không ai bỏ cuộc, họ vẫn ghì chắc dây thòng lọng cho đến khi con ngựa bị họ khuất phục dừng lại. Và phần thưởng của họ là tiếng reo hò, cổ vũ.
Chứng kiến những cuộc vây bắt ngựa, tôi như lạc vào những câu chuyện truyền thuyết về đội quân Nguyên Mông giương cung cưỡi ngựa như bay trên thảo nguyên; như gặp những nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung…Chỉ khi thấy chiếc xe máy của một thanh niên rẹt qua lùa ngựa, tôi mới mới tỉnh ra mình đang ở thế kỷ 21.

Sự thật té ngửa về người “truyền giống” vô địch thế giới

Thành Cát Tư Hãn được cho là có chính sách thu phục và bắt giữ tất cả những cô gái xinh đẹp nhất ở mỗi vùng đất mà ông chiếm đóng - điều khiến ông có tới 16 triệu hậu duệ đang sống ở khắp châu Á.

Su that te ngua ve nguoi “truyen giong” vo dich the gioi
 Thành Cát Tư Hãn là vị tướng lẫy lừng trên các trận chiến và là người cực kì "năng suất" trên mặt trận tình cảm (Ảnh minh họa từ phim).
800 năm trước, một người đàn ông chinh phục 24 triệu km2, chiếm 16% tổng diện tích toàn cầu. Chưa bao giờ trong lịch sử thế giới có một đế chế thống nhất được lãnh thổ trên một diện tích đất liền lớn tới vậy. Người đó là Thành Cát Tư Hãn.
Uy danh của Thành Cát Tư Hãn truyền lại suốt muôn đời sau và tên tuổi của ông khiến kẻ thù ở xa hàng trăm dặm cũng phải hãi hùng. Ông được suy tôn bằng rất nhiều tên gọi khác nhau như Chúa tể tàn sát, Người trừng phạt của Chúa, Chiến binh hoàn hảo. Tuy nhiên, Thành Cát Tư Hãn vẫn là tên gọi phổ biến nhất.
Các bằng chứng khoa học gần đây cho thấy không chỉ là một người chỉ huy kiệt xuất trên mọi chiến trường, Thành Cát Tư Hãn cũng là một “chiến binh năng suất” trên mặt trận tình cảm. Ông được cho là cha đẻ của hàng vạn đứa trẻ.
Su that te ngua ve nguoi “truyen giong” vo dich the gioi-Hinh-2
Ít nhất 16 triệu người châu Á có mang gene của Thành Cát Tư Hãn. 
Những nghiên cứu trước đây, chẳng hạn cuốn “Thành Cát Tư Hãn: Hoàng đế của muôn dân” từ năm 1927 vốn được đánh giá rất cao của học giả Harold Lamb, thường không đề cập đến khía cạnh lý thú này. Một số nghiên cứu gần đây đã tiết lộ Thành Cát Tư Hãn chính là một trong những người cha “năng suất” nhất thế giới khi đã trực tiếp góp sức cho ra đời hàng ngàn đứa trẻ ở nhiều vùng đất đi qua.
Sau khi nghiên cứu mẫu gene của 16 dân tộc ở châu Á, chương trình nghiên cứu gene của ĐH Leicester (Anh) tin rằng, có tới 16 triệu hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn còn sống tới ngày nay. Điều này đồng nghĩa ông đã phải “gây giống” cho hàng ngàn phụ nữ.
Theo một số tư liệu, Thành Cát Tư Hãn có một chính sách rất đặc biệt: thu phục và bắt giữ tất cả những cô gái xinh đẹp nhất ở mỗi vùng đất mà ông chiếm đóng. Với mỗi lần hành quân trở về, Thành Cát Tư Hãn cùng các tướng tá khác ngồi trong lều, ăn một mâm thịt ngựa ú ụ và xem mặt những cô gái tù binh.
Su that te ngua ve nguoi “truyen giong” vo dich the gioi-Hinh-3
 Thành Cát Tư Hãn và 11 bà vợ cùng các con.
Thành Cát Tư Hãn được chọn lựa mỹ nữ trước tiên và tiêu chí hàng đầu của ông là mũi nhỏ, hông trái lê, tóc dài như suối, môi đỏ như hoa hồng và giọng nói trong trẻo như tiếng chim ca. Ông có thang đo của riêng mình và nếu cô nào không đạt yêu cầu sẽ bị đẩy xuống cho binh sĩ cấp dưới.
Một lần nọ, một tướng của Thành Cát Tư Hãn tranh cãi với minh chủ của mình ở đời điều gì là thú vị nhất. Đại đa số người có mặt trong lều cho rằng thú nuôi chim ưng là tuyệt vời nhất. Cần biết rằng Thành Cát Tư Hãn sở hữu tới 800 con chim ưng các loại.
Nhưng Thành Cát Tư Hãn đứng lên và dõng dạc tuyên bố: “Thú vui lớn nhất đời ta là chinh phục quân thù, đuổi chúng chạy bán sống bán chết, cướp hết tài sản, xem chúng khóc lóc xin tha mạng, cưỡi ngựa của chúng và véo mông những bà vợ, cô gái xinh đẹp” - theo tác giả Christopher Hudson từ báo Daily Mail.
Su that te ngua ve nguoi “truyen giong” vo dich the gioi-Hinh-4
Người vợ đầu tiên của Thành Cát Tư Hãn là Bột Nhi Thiếp (Ảnh minh họa từ phim). 
Dù vậy nhiều nhà di truyền cho rằng con số 16 triệu người sống trải dài từ Trung Quốc tới Trung Đông có chung gene với Thành Cát Tư Hãn là điều không thể. Dù ông có thể “năng suất” nhưng con số này là quá lớn với một người bình thường.
Nhiều sử gia thì cho rằng con số 16 triệu là chính xác với phạm vi ảnh hưởng của Thành Cát Tư Hãn trong thế kỷ 13. Cần nhớ rằng ông đã lãnh đạo đội quân Mông Cổ thiện chiến tới những vùng xa xôi nhất của châu Âu, giết hại quân thù và bắt cóc rất nhiều phụ nữ đẹp.
Thành tích này của ông chỉ diễn ra trong 20 năm ngắn ngủi. Khi ông chết vào năm 1227, Thành Cát Tư Hãn làm chủ vùng đất gấp 2 lần đế chế La Mã và khiến lịch sử thế giới thay đổi vĩnh viễn.
“Việc tấn công một vùng lãnh thổ của kẻ địch chỉ bắt đầu khi Thành Cát Tư Hãn cho phép”, sử gia người Nga George Vernadsky nói. “Khi trận chiến bắt đầu, chỉ huy và binh sĩ có quyền bình đẳng ngang nhau. Tuy nhiên, gái đẹp bắt buộc phải trao cho Thành Cát Tư Hãn”.
Thành Cát Tư Hãn có thú vui ngủ cùng vợ hoặc con gái của thủ lĩnh đối phương. Nhiều đối phương cho rằng Thành Cát Tư Hãn có năng lực sinh lý vượt trội vì ông “luyện tập” hằng đêm.
“Đây là ví dụ điển hình cho thấy văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong khác biệt gene và sự đa dạng các chủng tộc người”, nhà gene học Spencer Wells, một trong 23 tác giả nghiên cứu về Thành Cát Tư Hãn, nói. “Lần đầu tiên xuất hiện một trường hợp hệ gene người trùng nhau và trải dài tới vậy”.
Su that te ngua ve nguoi “truyen giong” vo dich the gioi-Hinh-5
Hốt Tất Liệt, cháu của Thành Cát Tư Hãn cũng rất "năng suất" với 22 con đẻ và 30 con "rơi vãi" (ảnh minh họa) 

Thành Cát Tư Hãn những bí ẩn chưa bao giờ được tiết lộ?

Thành tựu lớn nhất của Thành Cát Tư Hãn là sáng lập nên Đế quốc Mông Cổ hùng mạnh, chiếm 16,11% diện tích đất đai trên thế giới.

Vì sao quân Mông Cổ bất khả chiến bại?