Khám phá hiện tượng tia chớp lục ma quái

Tia chớp lục là một hiện tượng quang học tự nhiên xảy ra sau khi hoàng hôn hoặc trước bình minh. Tuy nhiên, vì ánh sáng màu xanh ma mị của nó khiến nhiều người nhầm lẫn với các UFO bí ẩn.

Tia chớp lục là hiện tượng quang học xảy ra ngay sau khi hoàng hôn hoặc trước bình minh. Người quan sát sẽ thất một điểm màu xanh lục (xanh lá cây) xuất hiện khoảng 1 hoặc 2 giây ngay trên đỉnh của mặt trời, hoặc có thể như một tia sáng màu xanh lá cây phóng lên từ điểm Mặt Trời lặn. Tia chớp lục cũng có thể xuất hiện khi Mặt Trăng hay các hành tinh sáng như Sao Kim và Sao Mộc mọc hoặc lặn ở chân trời.

Tia chớp lục có thể được quan sát từ bất kỳ độ cao nào (thậm chí là từ một máy bay). Hiện tượng này thường được nhìn thấy ở những nơi mà tầm nhìn đến chân trời không bị cản trở, chẳng hạn như vùng biển.

Khám phá hiện tượng tia chớp lục ma quái ảnh 1

Tia chớp lục thực chất là một hiện tượng quang học

Nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tia chớp lục là do Ánh sáng Mặt Trời (trắng) khi đi qua khí quyển của Trái Đất sẽ bị khúc xạ tùy theo bước sóng của tia sáng và phân tách thành những màu sắc quang phổ. Tia sáng màu xanh lam bị khúc xạ nhiều nhất, kế đó là màu xanh lục rồi vàng và đỏ.

Một nhà khoa học nhận định, các cơn bão thường có dòng vận động thẳng đứng khá mạnh giúp đẩy những đám mây giông lên cao. Đây có thể là điều kiện để sinh ra sét xanh, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn.

Tảng băng trôi lớn nhất tách khỏi Nam Cực, thảm họa có xảy ra?

Theo hình ảnh vệ tinh, tảng băng trôi lớn nhất thế giới có tên A-76A đã đi vào Drake Passage - một con đường thủy có dòng hải lưu di chuyển nhanh sẽ đưa tảng băng đi một chiều. Nó có nguy cơ tan chảy hoàn toàn.

Tang bang troi lon nhat tach khoi Nam Cuc, tham hoa co xay ra?
 Sau khi trôi chậm quanh Nam Cực trong hơn 1 năm và hầu như không tan chảy, tảng băng trôi lớn nhất thế giới có tên A-76A có thể sớm được thiết lập trên một lộ trình tăng tốc hướng tới sự sụp đổ cuối cùng của nó. Thông tin này được các chuyên gia đưa ra dựa trên phân tích một hình ảnh vệ tinh mới.

Kỳ lạ bộ tộc không thích văn minh, ăn lông ở lỗ thời tiền sử

Một bộ tộc kỳ lạ tại miền trung Tanzania họ không thích sử dụng phương tiện hiện đại mà vẫn kiên trì ngồi cả ngày dùng đá đánh lửa, nướng chín thức ăn như thời ăn lông ở lỗ.

Tin tức trên Infonet, tại miền trung Tanzania, có bộ tộc Hadza, sống bên hồ Eyasi, vẫn giữ thói quen sinh hoạt lạc hậu như 10 ngàn năm qua. Suốt hơn 10.000 năm qua họ vẫn giữ thói quen 'ăn nhờ ở đợ' vào 'mẹ trái đất'.

Họ không trồng trọt, chăn nuôi, mà sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng, giống như cách mà tổ tiên của họ vẫn sống.Số dân của bộ tộc chỉ khoảng 1.200 người. Họ giữ thói quen sống du mục, không chọn nơi ở cố định. Nơi trú mưa trú nắng của tộc người này vẫn là những hang đá hoặc những túp lều cỏ.