Khai quật khảo cổ Thành Nhà Hồ xuất lộ nhiều dấu tích quan trọng

Sau 2 năm thực hiện khai quật, nhiều dấu tích cổ tại Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) được các nhà khoa học phát hiện, công bố.

Ngày 14/12, Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ (Sở Văn Hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa) công bố kết quả khai quật nội thành Di sản thế giới Thành Nhà Hồ.
Khai quat khao co Thanh Nha Ho xuat lo nhieu dau tich quan trong
Theo báo cáo, trong 2 năm, các nhà khoa học đã tiến hành 6 hố khai quật với tổng diện tích 25.000 m2. Đây là cuộc khai quật lớn nhất lịch sử khảo cổ học Việt Nam tính về tổng số diện tích trong một lần khai quật. Qua đó, phát hiện được 4 cụm dấu tích có niên đại thời Trần - Hồ, 2 cụm kiến trúc thời Lê sơ, 1 cụm kiến trúc thời Lê Trung Hưng.
Khai quat khao co Thanh Nha Ho xuat lo nhieu dau tich quan trong-Hinh-2
Cụ thể, dấu tích kiến trúc thời Trần - Hồ đã phát hiện được nhiều di tích kiến trúc thời Trần - Hồ tại các hố khai quật ở khu vực trung tâm Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là nền Vua), khu vực Đông Nam và Tây Nam. Tại nền Vua đã phát hiện được 10 kiến trúc, tính từ phía Nam lên Bắc dài 200 m, rộng 80 m (tổng diện tích khoảng 16.000 m2). 
Tại cụm kiến trúc phía Đông nền Vua, xuất hiện 2 cụm dấu tích kiến trúc nhiều gian phía Bắc và phía Nam với kết cấu móng cột gia cố phân bố đều nhau và trong phạm vi rộng lớn. Cụm kiến trúc phía Tây nền Vua xuất hiện dấu tích kiến trúc nhiều gian và xác định được 1 kiến trúc nhiều gian, nhiều vì, mỗi vì 4 cột…
Quá trình khai quật nội thành, các nhà khoa học cũng phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng với đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột được xây dựng bằng gạch ngói vụn (thời Lê sơ); phát hiện 2 dấu tích kiến trúc thời Lê Trung Hưng với đặc điểm xây bằng gạch vồ, ngói âm dương, kích thước móng cột trung bình 1,3mx1,4m được xây dựng bằng gạch ngói vụn.
Khai quat khao co Thanh Nha Ho xuat lo nhieu dau tich quan trong-Hinh-3
Cuộc khai quật cũng cho thấy lòng đất Thành Nhà Hồ đang còn tiềm ẩn rất nhiều các di tích tích kiến trúc khác. Tất cả đều được quy hoạch, bố trí hết sức quy chuẩn, đồng bộ, hài hòa, bài bản, các kiến trúc được được xây dựng với nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều loại hình kiến trúc, vật liệu xây dựng trong nhiều thời kỳ khác nhau…
Theo PGS, TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, cuộc khai quật đã xác định dấu tích kiến trúc độc đáo, có quy mô lớn vào loại nhất cho đến nay trong lịch sử nghiên cứu kiến trúc cổ truyền Việt Nam ở khu vực Trung tâm Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là nền Vua). Các nhà khảo cổ học dự đoán đó có thể là dấu tích chính điện của thành Tây Đô.
Nếu đúng như vậy đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam được phát hiện cho tới ngày hôm nay. Ngoài ra, tổ hợp kiến trúc phía Đông Nam khá hoàn chỉnh được tương truyền đó là Đông Thái Miếu thờ tổ tiên của nhà Hồ. Nếu xác định điều này là chính xác thì đây cũng là một dấu tích Tổ miếu thuộc loại cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam...

Lật giở những bí ẩn quanh công nghệ xây thành nhà Hồ

Di sản thành nhà Hồ cho đến nay vẫn ẩn chứa rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải. Câu hỏi đặt ra, làm thế nào những bức tường thành được xếp vuông vắn, thẳng đứng và tồn tại đến ngày nay...
 
 

Lat gio nhung bi an quanh cong nghe xay thanh nha Ho
 Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Thành được Hồ Quý Ly cho xây dựng chỉ trong ba tháng (từ tháng 1- 3/1397). 
Lat gio nhung bi an quanh cong nghe xay thanh nha Ho-Hinh-2
Thành còn gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). 
Lat gio nhung bi an quanh cong nghe xay thanh nha Ho-Hinh-3

Sử cũ chép, vào năm 1397, đất nước đứng trước nạn xâm lăng của nhà Minh, Hồ Quý Ly đã lệnh cho người đến thị sát vùng đất Thanh Hoá để xây dựng Thành, chuẩn bị cho việc định đô.

Lat gio nhung bi an quanh cong nghe xay thanh nha Ho-Hinh-4
 Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận gồm La thành, Hào thành và Hoàng thành. Trong đó, công trình đồ sộ nhất và còn khá nguyên vẹn cho đến ngày nay là Hoàng thành.
Lat gio nhung bi an quanh cong nghe xay thanh nha Ho-Hinh-5
Toàn bộ mặt ngoài tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các bức tường thành được ghép từ những khối đá lớn, có phiến dài tới hơn 6 m, ước nặng 20 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu. 
Lat gio nhung bi an quanh cong nghe xay thanh nha Ho-Hinh-6
 Các nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, kiến trúc của thành nhà Hồ rất khoa học, với các phiến đá được đục đẽo vuông vức, công phu xếp đan xen theo hình múi bưởi để tránh rung chấn lớn như động đất.
Lat gio nhung bi an quanh cong nghe xay thanh nha Ho-Hinh-7

Giữa các phiến đá xây thành không có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm qua dù chịu rất nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá.

Ghé thăm nơi vua Đinh tuyên bố lập nước Đại Cồ Việt

Tại địa điểm lịch sử này, vào ngày 10/3/968, Đinh Bộ Lĩnh đã cho lập đàn tế trời đất, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là “Thái Bình”...

Ghe tham noi vua Dinh tuyen bo lap nuoc Dai Co Viet
 Nằm ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, Phủ Đại được coi là nơi khai sinh nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.