Kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Medvedev

(Kiến Thức) - Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Medvedev, hai bên đã nhất trí giải quyết hòa bình tranh chấp biên giới trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Dmitry Medvedev nhất trí giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Dmitry Medvedev nhất trí giải quyết hòa bình tranh chấp lãnh thổ ở châu Á-Thái Bình Dương.
 Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Chúng tôi cùng với Thủ tướng Liên bang Nga đã trao đổi quan điểm và nhất trí rằng các tranh chấp biên giới, lãnh thổ và những tranh cãi khác trong không gian khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần được các bên hữu quan giải quyết thuần túy bằng phương tiện hòa bình, không sử dụng vũ lực".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý rằng công việc này cần được thực hiện trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Ngoài ra ông cho biết, Nga và Việt Nam ủng hộ việc thi hành hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 và việc sớm thông qua bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).Thủ tướng Dmitry Medvedev bày tỏ hy vọng thỏa thuận về Khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam và Cộng đồng  kinh tế Á- Âu (EAEC) sẽ được ký kết trong thời gian tới vì toàn bộ các vấn đề cơ bản đã được nhất trí.
Sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Medvedev nói: "Tôi nhắc lại một lần nữa rằng các nội dung nguyên tắc đều đã được nhất trí. Hy vọng rằng chúng ta sẽ ký kết thỏa thuận này trong thời gian gần nhất ".
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng thỏa thuận có thể được ký kết trong nửa đầu của năm 2015.
Trong thời gian Thủ tướng Dmitry Medvedev thăm Hà Nội, Nga và Việt Nam đã ký kết một số thỏa thuận trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt.
Cụ thể, hai bên ký kết những điều kiện cơ bản về việc mua lại 49% vốn cổ phần của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ dầu khí Bình Sơn. Văn kiện có chữ ký của Chủ tịch hội đồng quản trị Gazprom Neft và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Hai bên cũng ký  Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa doanh nghiệp Inter RAO Export và hãng North Power Servise JSC về việc hiện đại hóa nhà máy điện trên lãnh thổ Việt Nam.
Thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn đường sắt Nga và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã được hai bên ký kết.

Cú đáp trả xứng đáng của Nga trước sự mở rộng NATO

(Kiến Thức) - Chuyên gia Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cho rằng, việc Nga giúp đỡ Nicaragua là sự đáp trả xứng đáng cho việc NATO mở rộng.

Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, việc hợp tác với các nước Mỹ La tinh có thể là hướng đi có tính chiến lược với Nga. Theo họ, nếu tham gia vào việc bảo vệ kênh liên đại dương mới ở Nicaragua, Nga sẽ giành chiến thắng về mặt chiến lược, kinh tế.
Tổng thư ký Trung tâm nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) Chen Jurong cho biết, các yếu tố kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng, nhưng ở đây, yếu tố an ninh quan trọng hơn. Trước hết, xét theo khía cạnh địa chiến lược, việc Mỹ tăng cường xuất hiện ngay cạnh biên giới Nga buộc nước này phải nghĩ tới tăng cường hiện diện quân sự ở Mỹ La tinh.

Thủ tướng Medvedev sẽ thảo luận gì trong chuyến thăm Việt Nam?

(Kiến Thức) - Trả lời phỏng vấn, Thủ tướng Nga Medvedev cho biết hai bên sẽ bàn thảo nhiều vấn đề cùng quan tâm để nâng tầm mối quan hệ Nga-Việt.

Một trong những ý tưởng để tăng cường mối quan hệ giữa 2 nước là Thoả thuận khu vực thương mại tự do. Thủ tướng Medvedev cho rằng, Thoả thuận này sẽ giúp Việt Nam tiếp cận được một thị trường vô cùng lớn với 40 triệu dân. Bên cạnh đó, Nga cũng đã sẵn sàng đầu tư tại Việt Nam và sẽ bàn thảo thêm về vấn đề này với đối tác. Ông hi vọng vòng đàm phán gia nhập Khu vực thương mại tự do của Việt Nam sẽ sớm kết thúc.
Trong số các lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa Nga và Việt Nam có ngành công nghiệp hóa dầu. Dự kiến, hai bên sẽ ký kết thỏa thuận cho phép Nga tham gia hiện đại hóa nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ngoài ra, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam và ở Nga.