Kế hoạch 'Đổ nước hang chuột' của quân đội Israel

Tờ Wall Street Journal ngày 4/12 tiết lộ rằng Israel đang xem xét việc làm ngập các đường hầm dưới lòng đất ở Dải Gaza bằng nước biển để buộc các chiến binh Hamas đang ẩn náu dưới đó phải chui lên.

Tin tức này nhanh chóng thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Truyền thông Mỹ dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, kế hoạch này có thể khả thi về mặt chiến thuật nhưng có khả năng phá hủy nguồn cung cấp nước ngọt cho Gaza và gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng.

Có thông tin nói Israel đã lần đầu tiên tiết lộ kế hoạch tháo nước biển đường hầm cho Mỹ vào đầu tháng trước, điều này đã thúc đẩy các cuộc thảo luận về tính khả thi của kế hoạch cũng như phân tích về tác dụng quân sự và ảnh hưởng môi trường của kế hoạch này. Các quan chức Mỹ cho biết chi tiết cụ thể của kế hoạch vẫn chưa rõ ràng. Theo truyền thông Israel đưa tin, người phát ngôn của IDF sáng 5/12 nói: “Chúng tôi đang dùng mọi biện pháp để giải quyết vấn đề đường hầm. Đây là những gì tôi có thể nói vào lúc này”.

Tờ Wall Street Journal ngày 4/12 dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, để chuẩn bị cho kế hoạch đường hầm ngập nước nói trên, vào giữa tháng trước, IDF đã được lắp đặt một hệ thống bơm nước cách trại tị nạn Shati khoảng 1 dặm (1,6 km) ở phía bắc Dải Gaza để bơm nước biển. Theo báo cáo, Israel đã lắp đặt ít nhất 5 máy bơm công suất lớn, mỗi máy có thể bơm hàng nghìn mét khối nước biển từ Địa Trung Hải mỗi giờ và dự kiến sẽ làm ngập toàn bộ các đường hầm dưới lòng đất ở Dải Gaza trong vòng vài tuần.

Một quan chức IDF nói với Wall Street Journal: “Quân đội Israel đang sử dụng các biện pháp quân sự và công nghệ khác để tiêu diệt Hamas bằng mọi cách”. IDF đã thông báo qua mạng xã hội rằng kể từ khi bắt đầu các hoạt động quân sự trên bộ, họ đã phát hiện hơn 800 đường hầm ở Dải Gaza, hơn 500 hầm trong số đó đã bị phá hủy. IDF cho biết nhiều đường hầm được phát hiện nằm gần hoặc bên trong các cơ sở giáo dục, nhà trẻ và khu vui chơi.

Ke hoach 'Do nuoc hang chuot' cua quan doi Israel

Bên trong một đường hầm của Hamas.

Một quan chức Mỹ cho biết, trong một cuộc phỏng vấn rằng nỗ lực của Israel nhằm làm ngập các đường hầm dưới lòng đất ở Dải Gaza là có thể hiểu được và chính phủ Israel cũng đang xem xét một loạt phương pháp để thực hiện điều này. Israel trước đây chủ yếu sử dụng các phương pháp gây nổ để phá hủy đường hầm, bao gồm phá hủy các công trình ngầm, chặn lối vào và lối ra của đường hầm... Ông giải thích thêm: “Trước hết, nếu Israel quyết tâm loại bỏ các đường hầm này, họ sẽ dùng nhiều máy bơm nước liên tục đổ nước biển vào lòng đất trong thời gian dài, sức tàn phá sẽ mạnh hơn các loại thuốc nổ thông thường và bom xuyên đất. Thứ hai, do vị trí ở phía bắc Gaza, các đường hầm khi xây dựng không có các trụ đỡ vững chắc để đảm bảo sự ổn định về kết cấu nên khi một lượng lớn nước biển đổ vào đường hầm và ngâm lâu ngày, bên trong đường hầm có thể sụp đổ”.

Nếu Israel thực sự áp dụng phương thức này, một mặt có thể tránh được việc binh sĩ của họ mạo hiểm vào đường hầm để tìm kiếm lực lượng vũ trang của đối thủ ở quy mô lớn, giảm thiểu rủi ro; mặt khác, việc phá hủy hoàn toàn các đường hầm có thể làm giảm khả năng sử dụng các đường hầm này của Hamas trong tương lai.

Hiện chưa rõ kế hoạch ngập nước đường hầm có thành công hay không vì không ai biết chi tiết đường hầm hay nước biển sẽ chảy như thế nào sau khi vào đường hầm. Altman, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ cho rằng, rất khó đánh giá đầy đủ tác động của việc đổ nước biển vào đường hầm vì không rõ đường hầm có khả năng thấm như thế nào và lượng nước biển sẽ thấm bao nhiêu vào đất.

Một chuyên gia về tác động của chiến tranh đến môi trường ở Trung Đông cho rằng, giả sử khoảng 1/3 mạng lưới đường hầm của Gaza bị hư hại, Israel sẽ phải bơm khoảng 1 triệu mét khối nước biển để nhấn chìm phần còn lại.

Truyền thông Ả Rập phản ứng mạnh

Truyền thông Ả Rập phản ứng bằng sự sửng sốt và phẫn nộ trước thông tin Israel có thể làm ngập các đường hầm ở Gaza bằng nước biển. Nhiều cơ quan truyền thông địa phương đã đưa tin về vấn đề này dẫn thông tin từ Wall Street Journal. The New Arab tuyên bố rằng cách làm này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường thủy văn và sinh thái của Dải Gaza, gây nguy hiểm cho an ninh nguồn nước của người dân Gaza và gây ra thảm họa nhân đạo lớn hơn.

Tờ Haaretz của Israel cho rằng kế hoạch này có thể là cách ít đẫm máu nhất mà Israel có thể sử dụng để phá hủy mạng lưới đường hầm khổng lồ dưới lòng đất của Hamas, nhưng cũng mang đến những vấn đề khác. Việc bơm một lượng lớn nước biển vào dưới lòng đất Gaza có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ thống cơ sở hạ tầng nước và nước thải vốn đã bị tê liệt, đồng thời có thể khiến các tòa nhà sụp đổ, đường sá hư hại. Báo này cho rằng, do cộng đồng quốc tế tập trung chú ý vào cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng ở Gaza, Israel sẽ phải đối mặt với một quyết định khó khăn hơn về việc liệu có nên tiếp tục thực hiện kế hoạch này hay không.

Ngoài ra, một số người dân thường ẩn náu trong đường hầm và các con tin bị Hamas bắt giữ cũng phải đối mặt với rủi ro rất lớn, ảnh hưởng ô nhiễm của một số chất độc hại đến vùng đất xung quanh và thậm chí cả nước ngầm sẽ lâu dài và việc xử lý tiếp theo sẽ là rất khó.

Nhiên liệu ở Dải Gaza cạn kiệt, người chết ngày càng tăng

Các cuộc tấn công giữa Israel và Lực lượng Hamas vẫn xảy ra tại Dải Gaza và vùng lãnh thổ Bờ Tây của Palestine khiến nhiều người thiệt mạng. Trong khi, người dân rơi vào cảnh thiếu lương thực, thuốc men và nhiên liệu.

Thông báo của cơ quan y tế do Hamas điều hành ở Dải Gaza cho biết, các cuộc không kích của mới nhất của Israel đã cướp đi sinh mạng của hơn 700 người Palestine chỉ trong một đêm. Đây là mức cao nhất về số người thiệt mạng trong vòng 24 giờ kể từ khi xung đột giữa Israel và Hamas bùng phát ngày 7/10 vừa qua.

Theo cơ quan y tế Dải Gaza, các cuộc không kích của Israel đã khiến ít nhất 5.791 người thiệt mạng tại khu vực này kể từ khi xung đột bùng phát vào ngày 7/10 vừa qua. Trong khi đó, Israel ghi nhận ít nhất 1.400 người thiệt mạng và hơn 220 người đã bị bắt cóc.

Gaza trước và sau ngày nổ ra xung đột Israel - Hamas

Cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10 đã khiến người Israel phải trải qua ngày đẫm máu nhất trong lịch sử 75 năm lập quốc, nhưng đòn trả đũa của Israel cũng khiến Dải Gaza chìm trong tang thương và đổ nát.

Gaza truoc va sau ngay no ra xung dot Israel - Hamas
 Hình ảnh tương phản ở Dải Gaza trước và sau ngày bùng nổ xung đột Israel và Hamas. Ảnh cắt từ clip của Reuters
Sự tàn bạo của cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7/10 đã khiến người Israel bị tổn thương sâu sắc. Chỉ vài ngày sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Yoav Gallant tuyên bố: “Gaza sẽ không trở lại như trước đây. Hamas sẽ không còn tồn tại. Chúng tôi sẽ loại bỏ mọi thứ”.