IS tiếp tục hoành hành năm 2015?

(Kiến Thức) - Tương lai của IS và kết quả chiến dịch quân sự của liên minh quốc tế chống lại nhóm Hồi giáo này là câu hỏi lớn trong năm 2015.

Cụ thể, cộng đồng dư luận quốc tế đang nhận định về số phận của Nhà nước Hồi giáo (IS) trong năm 2015. Cùng với đó, họ cũng không khỏi nghi vấn về tính khả quan của chiến dịch quân sự do liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu, liệu rằng chiếc dịch này có thể ngăn chặn sự hoành hành của IS hay không.
Còn nhớ, thời điểm đầu năm 2014, cái tên IS (tên gọi trước là Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông - ISIL) dường như còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, tới cuối năm đó, nhóm Hồi giáo dòng Sunni đã trở thành một trong những tổ chức khủng bố đáng sợ nhất trên thế giới, hoành hành trên một dải đất rộng lớn chạy dọc miền bắc Iraq và Syria.
IS tiep tuc hoanh hanh nam 2015?
 Các chiến binh IS đang đưa những binh sĩ Iraq bị bắt giữ tới một địa điểm bí mật ở tỉnh Salaheddin.
Sang năm 2015, dư luận vẫn sẽ đặt ra câu hỏi về sự hiệu quả của chiến dịch quân sự vốn kéo dài nhiều tháng qua do các chính trị gia ở hai bờ eo biển Đại Tây Dương dần miễn cưỡng với việc đưa quân đối phó với mối đe dọa từ IS.
Thật không may, các cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan đã khiến cho các chính trị gia nghĩ rằng, các chiến binh thánh chiến IS có thể sẽ bị tiêu diệt bởi không lực và các lực lượng được đào tạo ở địa phương. Thực sự các cuộc không kích do liên minh quốc tế thực hiện đã phần nào làm gián đoạn các hoạt động của IS. Tuy nhiên, nhóm khủng bố này dường như vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu tham vọng mở rộng các vùng đất mới.
Thêm vào đó, hiện tượng nổi lên của IS sẽ mang lại một phản ứng dây chuyền đối với toàn bộ các khu vực còn lại của thế giới cộng đồng Ả Rập. Trong năm 2015 này, đặc biệt ở vùng Bắc Phi, các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Libya và Algeria rất có khả năng hưởng ứng phong trào nổi dậy theo gót của nhóm IS.
Riêng tại Ai Cập, sự thất thế của Tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) – nhóm đảng Hồi giáo lên nắm giữ quyền lực sau khi cựu Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ hồi năm 2011 – đã phần nào đem lại sự ổn định cho quốc gia được coi là lớn mạnh nhất vùng Bắc Phi này. Đồng thời, động thái này cũng giúp đem lại một nền an ninh vững chắc hơn nữa đối với Ai Cập cũng như các khu vực rộng lớn hơn, bao gồm cả vùng bán đảo Sinai.
Một yếu tố khác quan trọng giúp duy trì hòa bình ở phía đông Địa Trung Hải chính là những tiến triển trong các cuộc đàm phán bị đình trệ giữa Israel và thế giới người Ả Rập, liên quan tới số phận nhà nước Palestine ở khu vực Bờ Tây và Dải Gaza. Còn nhớ, vào năm 2014, sự đổ bể trong các cuộc đàm phán về vấn đề trên đã kéo theo một loạt các vụ bạo lực.

Cảnh sống nơm nớp dưới vòng vây lính bắn tỉa Syria

(Kiến Thức) - Người dân Syria hàng ngày phải đối mặt với những rủi ro vô hình và luôn luôn hiện diện từ những tay súng bắn tỉa.

Canh song nom nop duoi vong vay linh ban tia Syria
 Một lính bắn tỉa thuộc phe nổi dậy vũ trang mang tên Quân Đội Syria Tự Do ngồi ở vị trí ngắm bắn đằng sau các bao tải cát ở một địa điểm thuộc Old Aleppo.

Quân đội Israel và phiến quân Hezbollah giao tranh dữ dội

(Kiến Thức) - Hai lính Israel cùng 1 binh sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ đã thiệt mạng trong vụ bắn pháo giữa phong trào Hezbollah và quân đội Israel.

Quan doi Israel va phien quan Hezbollah giao tranh du doi
 Theo đó, vào ngày 28/1, thành viên phong trào Hezbollah đã bắn 5 quả tên lửa chống tăng vào đoàn xe quân sự của Israel gần làng Ghajar, khu vực biên giới giữa Israel và Lebanon. Trong ảnh, hai xe quân sự của Israel bị bốc cháy gần làng Ghajar ngày 28/1 sau khi bị Hezzollah tấn công.