IS nhận trách nhiệm vụ đánh bom tư dinh đại sứ Iran

(Kiến Thức) - IS đã nhận trách nhiệm đánh bom khu nhà trống trong tư dinh đại sứ Iran ở thủ đô Tripoli, Libya.

Hai quả bom đã phát nổ ở khu nhà trống trong tư dinh đại sứ Iran ở thủ đô Tripoli, Libya hôm 22/2. May mắn là vụ nổ đã không làm ai bị thương.
Một quan chức cho hay vào thời điểm xảy ra vụ đánh bom, không có ai có mặt trong tư dinh của đại sứ Iran - nằm ở một quận trung tâm của thủ đô Tripoli. 
Nhóm Hồi giáo cực đoan IS đã nhận trách nhiệm vụ đánh bom này trên trang mạng xã hội Twitter với dòng tin:"Các chiến binh IS đã thực hiện 2 vụ đánh bom nhằm vào đại sứ quán Iran ở Tripoli".
IS nhan trach nhiem vu danh bom tu dinh dai su Iran
 Hiện trường vụ đánh bom.
Vụ tấn công này là vụ tấn công mới nhất nhằm vào các mục tiêu ngoại giao ở Tripoli, nơi hầu hết các đại sứ quán đã đóng cửa kể từ mùa hè năm 2014 sau khi quân nổi dậy chiếm đóng thành phố.
Các phái bộ nước ngoài khác tại Tripoli như các đại sứ quán Algeria, Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), đều từng là mục tiêu của các vụ đánh bom không gây thương vong.
Tư dinh của đại sứ Iran nằm gần một vài tư dinh ngoại giao khác. Các nhân chứng cho biết cửa sổ của đại sứ quán Ukraine gần đó đã rung lên dưới tác động của vụ nổ.

Rất nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ có mối liên hệ với IS

(Kiến Thức) - Cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết khoảng 3000 người nước này được cho là có liên quan tới tổ chức IS.

Khoảng 3000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ được cho là có liên quan tới tổ chức IS, cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ thông báo vào thứ 7 (17/1), cảnh báo khả năng bị tấn công bởi những kẻ cực đoan.
Bản thông báo đề nghị tăng cường giám sát 3000 người này, bao gồm cả việc xác nhận cấp bậc của họ trong tổ chức hoặc liệu họ có hoạt động cho tổ chức hay không, trang báo Hurriyet đưa tin vào thứ 7 (17/1).
Rat nhieu nguoi Tho Nhi Ky co moi lien he voi IS
 Bức ảnh được đăng tải công khai trên tài khoản Twitter "Al-Baraka news" của những kẻ cuồng tín vào ngày 11/6/2014. Trong ảnh 2 binh lính thuộc nhóm ủng hộ IS đang treo cờ của tổ chức này trên nóc 1 pháo đài cổ của quân đội.
Báo động đỏ cũng đã được gửi tứi các đơn vị an ninh cảnh báo khả năng tấn công của lực lượng IS vào các đại sứ quán phương Tây.
An ninh tại các đại sứ quán đã tăng lên mức cao nhất, thêm vào đó NATO và các nước phương Tây cũng có thể trở thành mục tiêu.
Và bản báo cáo cũng nhắc nhở khả năng các cuộc đánh bom có thể xảy ra “bất cứ nơi nào và bất cứ đâu” ở Thổ Nhĩ Kỳ bởi “các lực lượng ngầm”.
Hầu hết các vụ trộm xe cộ ở Thổ Nhĩ Kỳ là do những kẻ ủng hộ IS và có lẽ những phương tiện này sẽ được sử dụng trong các vụ đánh bom bằng xe hơi.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu phát biểu vào thứ 5 (15/1) rằng có tới 700 công dân Thổ Nhĩ Kỳ đã gia nhập tổ chức IS.
Ông cũng nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm khoảng 7250 người nhập cảnh vào nước này do họ đang có kế hoạch gia nhập IS và đã trục xuất 1160 người muốn trở thành thành viên IS.
Thổ Nhĩ Kỳ đang bị buộc tội là đã không dốc sức ngăn chặn những kẻ cuồng tín muốn gia nhập vào tổ chức IS và hiện tổ chức này đã chiếm được những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Syria và Iraq.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo vào thứ 2 (12/1) rằng Hayat Boumeddiene, nữ nghi phạm trong vụ bắt cóc con tin ở siêu thị đồ ăn kiêng tại Pháp đã quá cảnh ở Thổ Nhĩ Kỳ trước khi tới Syria vài ngày trước vụ thảm sát, giữa các cáo buộc rằng cô ta có thể đã gia nhập IS.
1 phụ nữ đánh bom tự sát đã làm chết 1 cảnh sát tuần trước ở quận Sultanahmet, Istanbul, quê hương của các công trình kiến trúc lịch sử.
Các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn chưa công bố tên kẻ đánh bom tự sát nhưng các báo cáo ở Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vào thứ 6 (16/1) đã xác định danh tính của kẻ này là Diana Ramazanova, 18 tuổi, đến từ vùng Dagestan phía bắc Caucasus.

Chìm phà ở Trung Bangladesh, gần 50 người thiệt mạng

(Kiến Thức) - Sau khi đâm trúng một tàu chở hàng, con phà ở miền trung Bangladesh đã bị lật, làm ít nhất 48 hành khách thiệt mạng.

Quan chức Sở Cứu hỏa Shahzadi Begum cho biết, ở đoạn ngã ba Daulatdia-Paturia trên sông Padma vào lúc trưa ngày 22/2, con phà chở 140 hành khách đã không may đâm trúng vào một tàu chở hàng đang di chuyển.
Hiện trường vụ tai nạn xảy ra cách thủ đô Dhaka 40 Km về phía tây bắc. Chìm phà là tình trạng xảy ra phổ biến ở Bangladesh, một quốc gia Trung Á còn kém phát triển và có tới hơn 130 dòng sông trải dài khắp đất nước.

Ly khai Ukraine sẽ rút vũ khí hạng nặng từ ngày 24/2

(Kiến Thức) - Hoạt động rút vũ khí hạng nặng ở miền đông Ukraine sẽ bắt đầu từ ngày 24/2, Phó chỉ huy lực lượng ly khai cho hay.

"Hoạt động rút vũ khí hạng nặng sẽ bắt đầu vào ngày 24/2 và kéo dài không quá 14 ngày. Thỏa thuận Minsk trước đó ghi rõ, Quân đội Ukraine phải hoàn thành việc rút vũ khí cách đường ranh giới 50 Km vào ngày 12/2", Phó Chỉ huy dân quân Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR), ông Eduard Basurin ngày 22/2 cho biết.
Ly khai Ukraine se rut khi hang nang tu ngay 24/2
 Ảnh minh họa.

Vào ngày 21/2, các phương tiện truyền thông đưa tin, các đại diện của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) đã đồng ý rút vũ khí hạng nặng vào ngày 22/2.