Iran hối thúc châu Âu quyết định duy trì JCPOA vào cuối tháng 6

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi - Trung Đông, ngày 25/6, người phát ngôn Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI), ông Behrooz Kamalvandi nói rằng châu Âu nên quyết định vấn đề duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran vào cuối tháng 6.

Ảnh tư liệu: Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran. (Nguồn: Getty)
 Ảnh tư liệu: Bên trong một cơ sở hạt nhân của Iran. (Nguồn: Getty)
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Bắc Phi - Trung Đông, ngày 25/6, người phát ngôn Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI), ông Behrooz Kamalvandi nói rằng châu Âu nên quyết định vấn đề duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran vào cuối tháng 6, hơn một tháng sau khi Mỹ chính thức rút khỏi thỏa thuận đa phương này.
Ông Kamalvandi khẳng định Iran đã chuẩn bị đầy đủ để nối lại các hoạt động hạt nhân của mình với tốc độ lớn hơn nhằm bù đắp cho khoảng thời gian mà Tehran thực hiện cam kết hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Phát biểu trước các phóng viên, ông Kamalvandi nhấn mạnh: "Chúng tôi sẵn sàng hành động ngay lập tức để bù đắp cho hoạt động hạn chế trong chương trình hạt nhân của mình."
Trước đó, ngày 8/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) vốn đã được Liên hợp quốc phê chuẩn, đồng thời tái áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương chống Iran.
Iran cũng cảnh báo rằng nếu các lợi ích của quốc gia Trung Đông này không được đảm bảo theo thỏa thuận hạt nhân, Tehran sẽ nối lại các hoạt động hạt nhân với tốc độ lớn hơn.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi cuối tuần trước cho biết 3 nước châu Âu tham gia ký JCPOA (là Anh, Pháp và Đức) cùng với Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết cung cấp một gói các bước đi thiết thực để đáp ứng các yêu cầu của Iran, trong đó có vấn đề mua bán dầu mỏ, vận tải và thanh toán tiền mua dầu mỏ.

Anh rời EU, châu Âu thành lập lực lượng phòng thủ mới

 Một số thành viên chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU) thành lập lực lượng quân sự chung nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trong bối cảnh khu vực đứng trước bất ổn sau Brexit.
 

Theo AFP, lực lượng phòng thủ chung được khởi xướng bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, có thể nhanh chóng triển khai tới các điểm nóng nhằm đối phó với các đe dọa, khủng hoảng về an ninh đối với châu Âu. 9 nước thành viên Liên minh châu Âu sẽ đóng góp vào lực lượng này.

Lạ thường cuộc sống ở Iran trước Cách mạng Hồi giáo

(Kiến Thức) - Bộ ảnh màu dưới đây ghi lại cuộc sống ở Iran dưới thời Vua Pahlavi Shah, trước khi ông bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao
 Cuộc sống ở Iran trước cuộc Cách mạng Hồi giáo có khá nhiều sự thay đổi bởi Vua Pahlavi Shah (Mohammad Reza Pahlavi), nắm quyền từ 16/9/1941 cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, được cho là chịu ảnh hưởng lớn từ phương Tây. Ảnh: Lễ đăng quang của Vua Pahlavi Shah. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-2
 Một cặp đôi ngồi thưởng thức trà trong một nhà hàng ở thủ đô Tehran. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-3
 Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 là một cuộc cách mạng đưa Iran từ chế độ quân chủ do Shah Mohammad Reza Pahlavi đứng đầu trở thành quốc gia Cộng hòa Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ảnh: Một tiểu thương bán trái cây ngoài chợ. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-4
Những năm 1960 là thời kỳ quan trọng đối với đất nước Iran với việc định hình, tiếp nhận nền văn hóa và đưa ra những quy định pháp lý trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-5
Một trong những mặt hiện đại hóa Iran bao gồm việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-6
Theo ATI, nền kinh tế Iran tăng trưởng nhanh trong khoảng thời gian từ 1950 đến giữa những năm 1970. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-7
 Một người dân Iran với sạp hàng bán ngoài đường. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-8
Năm 1947, Vua Shah đã thành lập một liên đoàn bóng đá quốc gia Iran như một biện pháp nâng cao tính hiện đại và thể hiện cho thế giới bên ngoài thấy. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-9
Một phụ nữ đưa con nhỏ đi mua quần áo tại cửa hàng thời trang. Trong khoảng thời gian này, trang phục cũng là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-10
 Dưới thời Vua Shah, việc nâng cao trình độ học vấn cho người dân Iran cũng đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có một sự cách biệt lớn giữa tỷ lệ biết chữ ở nông thôn và thành thị. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-11
Những người phụ nữ làm việc trong công xưởng. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-12
 Mặc dù vậy, chế độ của Shah không nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Quần chúng nhận thức rằng Shah chịu ảnh hưởng lớn từ Phương Tây. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-13
Sau Cách mạng Hồi giáo, nhiều quy định văn hóa mang tư tưởng hiện đại mà Vua Shah đưa ra đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, bóng đá không nằm trong số đó. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-14
Chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng thực thi nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ các yếu tố bản sắc Iran và loại bỏ những yếu tố ngoại lai của phương Tây. Ảnh: ATI.