Iran: 12 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống chính phủ

(Kiến Thức) - Các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Iran đã bước qua ngày thứ 5 và chưa có dấu hiệu dừng lại khi căng thẳng tiếp tục leo thang.

Hãng thông tấn Reuter dẫn nguồn từ truyền thông Iran cho hay, các cuộc biểu tình chống chính phủ ở nước này đã bước qua ngày thứ 5 kể từ khi bùng phát vào hôm 28/12, với hàng người xuống đường ở một số thành phố lớn của Iran trong đó có cả thủ đô Tehran nhằm phản đối tình trạng thất nghiệp và giá cả leo thang trong suốt những tháng cuối năm 2017.
Hôm qua, các hãng thống tấn của Iran cho hay đã có ít 12 người đã chết trong cuộc biểu tình ở nước này, trong đó có 10 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ vào tối Chủ Nhật 31/12 ngay trong đêm Giao thừa. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng.
 
“Một số người biểu tình được vũ trang đã cố gắng tiếp nhận một số đồn cảnh sát và căn cứ quân sự nhưng đã bị lực lượng an ninh và vệ binh quốc gia Iran cản lại,” hãng thống tấn AP cho biết. Hầu hết các cuộc tấn công vào các cơ quan an ninh của người biểu tình đều bị lực lượng an ninh chính phủ đẩy lùi.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong một bài phát biểu mới đây nhấn mạnh rằng mọi người dân có quyền bày tỏ sự bất mãn với chính quyền, nhưng kêu gọi bình tĩnh và kiềm chế. Và Tehran sẽ trừng trị thích đáng mọi đối tượng có các hành động quá khích đi ngược lại với lợi ích quốc gia.
Ở chiều hướng ngược lại, cũng có hàng ngàn người đổ xuống các thành phố lớn của Iran tham gia các buổi tuần hành ủng hộ chính phủ và Nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei.
Mời độc giả xem video: Làn sóng biểu tình chống lạm phát và thất nghiệp ở Iran.
Cũng trong hôm 31/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã có những bình luận đầu tiên về tình trạng bất ổn ở Iran và nước Mỹ đang theo dõi các hành động vi phạm nhân quyền của Tehran đối với người biểu tình ôn hòa.
Hãng tin Reuters của Anh cho biết đây là làn sóng biểu tình chống chính phủ lớn nhất tại Iran kể từ khi xảy ra tình trạng bạo loạn năm 2009. Nhiều đối tượng quá khích đã tấn công các ngân hàng và nhiều tòa nhà chính phủ cũng như đốt một chiếc xe máy của cảnh sát. Những người biểu tình hô vang khẩu hiệu và mang biểu ngữ với nội dung chống Nhà lãnh đạo tối cao Ali Khamenei và giới giáo sỹ lên lãnh đạo kể từ cuộc cách mạng năm 1979.
Các cuộc biểu tình diễn ra bất chấp cảnh sát và lực lượng Vệ binh Cách mạng có biện pháp cứng rắn nhằm giải tán những cuộc biểu tình. Hàng trăm đối tượng quá khích đã bị bắt giữ.

Nổ súng ngày cuối năm ở Mỹ, nhiều cảnh sát bị bắn hạ

(Kiến Thức) - Theo Văn phòng Cảnh sát Denver, vụ nổ súng rạng sáng 31/12 tại hạt Douglas đã khiến 5 cảnh sát của sở này thương vong.

Hãng thông tấn Reuter dẫn lời cảnh sát trưởng thành phố Denver, Mỹ cho hay, một vụ nổ súng nghiêm trọng đã xảy ra trong một khu dân cư ở hạt Douglas bên ngoài thành phố này vào sáng 31/12 khiến ít nhất 8 người thương vong.

Lạ thường cuộc sống ở Iran trước Cách mạng Hồi giáo

(Kiến Thức) - Bộ ảnh màu dưới đây ghi lại cuộc sống ở Iran dưới thời Vua Pahlavi Shah, trước khi ông bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao
 Cuộc sống ở Iran trước cuộc Cách mạng Hồi giáo có khá nhiều sự thay đổi bởi Vua Pahlavi Shah (Mohammad Reza Pahlavi), nắm quyền từ 16/9/1941 cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, được cho là chịu ảnh hưởng lớn từ phương Tây. Ảnh: Lễ đăng quang của Vua Pahlavi Shah. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-2
 Một cặp đôi ngồi thưởng thức trà trong một nhà hàng ở thủ đô Tehran. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-3
 Cách mạng Hồi giáo Iran 1979 là một cuộc cách mạng đưa Iran từ chế độ quân chủ do Shah Mohammad Reza Pahlavi đứng đầu trở thành quốc gia Cộng hòa Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ tối cao Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ảnh: Một tiểu thương bán trái cây ngoài chợ. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-4
Những năm 1960 là thời kỳ quan trọng đối với đất nước Iran với việc định hình, tiếp nhận nền văn hóa và đưa ra những quy định pháp lý trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-5
Một trong những mặt hiện đại hóa Iran bao gồm việc cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-6
Theo ATI, nền kinh tế Iran tăng trưởng nhanh trong khoảng thời gian từ 1950 đến giữa những năm 1970. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-7
 Một người dân Iran với sạp hàng bán ngoài đường. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-8
Năm 1947, Vua Shah đã thành lập một liên đoàn bóng đá quốc gia Iran như một biện pháp nâng cao tính hiện đại và thể hiện cho thế giới bên ngoài thấy. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-9
Một phụ nữ đưa con nhỏ đi mua quần áo tại cửa hàng thời trang. Trong khoảng thời gian này, trang phục cũng là biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-10
 Dưới thời Vua Shah, việc nâng cao trình độ học vấn cho người dân Iran cũng đạt được thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn có một sự cách biệt lớn giữa tỷ lệ biết chữ ở nông thôn và thành thị. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-11
Những người phụ nữ làm việc trong công xưởng. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-12
 Mặc dù vậy, chế độ của Shah không nhận được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân. Quần chúng nhận thức rằng Shah chịu ảnh hưởng lớn từ Phương Tây. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-13
Sau Cách mạng Hồi giáo, nhiều quy định văn hóa mang tư tưởng hiện đại mà Vua Shah đưa ra đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, bóng đá không nằm trong số đó. Ảnh: ATI.

La thuong cuoc song o Iran truoc Cach mang Hoi giao-Hinh-14
Chính quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng thực thi nhiều biện pháp và chính sách nhằm giữ các yếu tố bản sắc Iran và loại bỏ những yếu tố ngoại lai của phương Tây. Ảnh: ATI.