Indonesia trục xuất 153 công dân Trung Quốc lừa đảo

Indonesia trục xuất 153 công dân Trung Quốc trong một đường dây lừa đảo tình dục trực tuyến. Nhóm này đã lừa đảo của nhiều nạn nhân số tiền lên tới 1,3 triệu USD (31,6 tỷ đồng).

Tờ SCMP đưa tin ngày 22/9, Indonesia trục xuất 153 công dân Trung Quốc vì liên quan đến đường dây lừa đảo tình dục và tống tiền trực tuyến khiến hàng trăm nạn nhân ở Trung Quốc mắc bẫy.
Nhờ tin báo từ Bộ Công an Trung Quốc, cảnh sát Indonesia đã bắt giữ các nghi phạm, trong đó có 5 phụ nữ, tại một khu công nghiệp ở thành phố Batam, gần Singapore.
Đường dây này sau khi bị công an Trung Quốc trấn áp đã chuyển sang hoạt động tại Indonesia từ đầu năm nay. Những kẻ lừa đảo này nhập cảnh vào Indonesia bằng visa du lịch.
Nạn nhân của đường dây này đa số là người Trung Quốc. Họ bị lừa chuyển tiền khi rơi vào các "bẫy tình ái" qua các cuộc gọi video trực tuyến.
Indonesia truc xuat 153 cong dan Trung Quoc lua dao
Những nghi phạm trong đường dây lừa đảo bị triệt phá tại Indonesia. Ảnh: BERITA SATU. 
Theo đó, các nữ nghi phạm trong đường dây có vai trò mời gọi nạn nhân tham gia gọi video và thực hiện các hành vi tình dục qua kênh này, trong khi các đồng phạm ghi hình lại các cuộc gọi.
Nhóm này sau đó tống tiền nạn nhân bằng cách đe dọa sẽ tung các video cuộc gọi lên mạng xã hội.
Hàng chục cảnh sát Trung Quốc đã áp giải các nghi phạm về nước để truy tố. Cảnh sát Indonesia cho biết đường dây trên đã lừa đảo các nạn nhân tổng cộng khoảng 1,3 triệu USD (31,6 tỷ đồng).
"Lừa đảo tình cảm là loại tội phạm có tổ chức và được đầu tư rất lớn. Lợi nhuận thu được từ hoạt động này cũng rất lớn", Krishna Murti, người đứng đầu bộ phận quan hệ quốc tế của Cảnh sát quốc gia Indonesia, cho biết.
Hồi tháng 8/2023, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết các tổ chức tội phạm đã ép buộc hàng trăm ngàn người tại Đông Nam Á tham gia vào nhiều hoạt động lừa đảo trực tuyến, bao gồm lừa tình qua mạng, giả mạo hoạt động đầu tư và cờ bạc trái phép.

Say đắm bạn gái online, VĐV bóng chuyền bị lừa 18 tỷ suốt 15 năm

Suốt 15 năm, VĐV bóng chuyền nổi tiếng người Ý Roberto Cazzaniga, bị lừa hơn 800.000 USD (18 tỷ đồng) bởi cô "bạn gái" mạo danh siêu mẫu.

Năm 2005, Roberto đã được một người bạn gái tên Manuela giới thiệu và làm mối với một cô gái trên mạng. Ngay lập tức, anh chàng Roberto phải lòng cô gái và bày tỏ ý muốn hẹn hò.
Cô gái tự nhận mình tên là Maya và cho biết vẫn còn độc thân. Chỉ có điều, Roberto không hề nhận ra ảnh đại diện của bạn gái thực chất là ảnh của siêu mẫu Brazil Alessandra Ambrosio.

Giả làm bạn trai online, bạn thân lừa tiền cô gái suốt 12 năm

Một phụ nữ Trung Quốc đã bị cảnh sát bắt giữ để điều tra vì cáo buộc giả làm đàn ông trên mạng xã hội để lừa tình và tiền từ cô bạn thân.

Cảnh sát Thượng Hải (Trung Quốc) gần đây đã triệt phá một trong những vụ lừa đảo trực tuyến kỳ lạ nhất từ trước đến nay. Nạn nhân, một phụ nữ trung niên, đã bị lừa tiền trong 12 năm bởi một người giả làm phát thanh viên truyền hình nổi tiếng trên mạng xã hội và lừa đảo khoảng 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 6,8 tỷ đồng) trong khoảng thời gian đó. Phần điên rồ nhất của câu chuyện là kẻ lừa đảo hóa ra lại là một cô bạn thân của nạn nhân. Cô ta nghĩ ra kế hoạch lừa đảo chỉ để trả thù mẹ của nạn nhân vì những lời nói xúc phạm của bà ấy khi họ còn rất nhỏ.
Kẻ lừa đảo, chỉ được xác định là cô Yu, đã thừa nhận tội lỗi của mình và nói với các nhà điều tra rằng mọi việc đã bắt đầu từ 12 năm trước. Cô và nạn nhân, cô Li, đã là bạn thân trong một thời gian rất dài và cha mẹ của họ cũng biết nhau. Một ngày nọ, mẹ của Li nói đùa với con gái rằng cô Yu sẽ khó kiếm được một tấm chồng vì cô ấy không xinh đẹp lắm và gia đình cô ấy không có điều kiện tài chính lắm.

Singapore: Mua bánh trung thu online, khách hàng nhận “quả đắng”

Cảnh sát Singapore mới phát đi cảnh báo người dân về hình thức lừa đảo mới liên quan đến việc mua bánh trung thu trên mạng khiến nhiều nạn nhân bị mất số tiền rất lớn.

Sau khi liên hệ với “người bán” thông qua các nền tảng nhắn tin xã hội để đặt mua bánh trung thu được quảng cáo trên Facebook và Instagram, nạn nhân được hướng dẫn qua WhatsApp để thanh toán. Cảnh sát Singapore ngày 5/9 cho biết, kẻ lừa đảo sẽ gửi liên kết (link) để nạn nhân tải xuống tệp APK, một ứng dụng được tạo cho hệ điều hành Android, có chứa phần mềm độc hại.
Trong một số trường hợp, nạn nhân được hướng dẫn sử dụng PayNow hoặc chuyển khoản ngân hàng để mua bánh trung thu. Tiếp đó, kẻ lừa đảo sẽ thông báo cho nạn nhân rằng đơn đặt hàng của họ phải hủy do vấn đề sản xuất hoặc nhân lực, đồng thời hướng họ đến các liên kết độc hại để “hoàn tiền”.