IMF: Mức độ bất ổn của dịch COVID-19 cao gấp nhiều lần

Một chỉ số mới đo lường mức độ bất ổn toàn cầu liên quan tới dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra đã tăng lên mức cao kỷ lục.

Một bài viết đăng trên trang blog của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cho biết, một chỉ số mới đo lường mức độ bất ổn toàn cầu liên quan tới dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra đã tăng lên mức cao kỷ lục.
IMF: Muc do bat on cua dich COVID-19 cao gap nhieu lan

Cụ thể, chỉ số này có tên Chỉ số mức độ bất ổn về đại dịch thế giới (WPUI) do 2 quan chức tại Phòng nghiên cứu của IMF là ông Hites Ahir và ông Davide Furceri kết hợp với Giáo sư chuyên ngành kinh tế Nicholas Bloom tại Đại học Stanford tổng hợp.

Mục tiêu của chỉ số trên là để định lượng sự không chắc chắn liên quan đến cuộc khủng hoảng dịch COVID-19, so sánh nó với các đại dịch và dịch bệnh trước đó.

Số liệu của WPUI được dựa trên thống kê từ 143 quốc gia bắt đầu từ năm 1996.

Theo bài viết, tính đến ngày 31/3 vừa qua, WPUI của dịch COVID-19 đã lớn gấp ba lần mức độ bất ổn ghi nhận trong đại dịch SARS hồi năm 2002 -2003 và khoảng 20 lần so với dịch Ebola.

Các nhà nghiên cứu lưu ý mức độ không chắc chắn xung quanh dịch COVID-19 dự kiến sẽ vẫn khá cao khi số ca nhiễm bệnh tiếp tục gia tăng và vẫn chưa rõ khi nào cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc. Họ cũng cảnh báo rằng trong lịch sử, những giai đoạn bất ổn ở mức cao thường trùng với thời kỳ tăng trưởng kinh tế thấp hơn và điều kiện tài chính chặt chẽ hơn.

Trong bài viết, các tác giả nhấn mạnh việc tăng cường các hành động phối hợp giữa các quốc gia sẽ là chìa khóa để củng cố lòng tin và mang lại sự ổn định cho nền kinh tế toàn cầu.

Những thông tin trên được đưa ra khi theo thống kê từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ), số trường hợp mắc COVID-19 được xác nhận trên toàn thế giới đã vượt quá 1,14 triệu người, trong đó hơn 60.000 ca đã tử vong.

Trước đó, Tổng Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva đã phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) rằng thế giới đang trải qua một “cuộc khủng hoảng kép" - cả về sức khỏe lẫn kinh tế - do dịch COVID-19 gây ra. Đây là cuộc khủng hoảng ở quy mô chưa từng có trong lịch sử IMF.

Bà Georgieva kêu gọi các nền kinh tế phát triển tăng cường những nỗ lực trợ giúp các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển ứng phó với những tác động về kinh tế và sức khỏe cộng đồng do đại dịch.

Hơn 90 quốc gia, chiếm gần một nửa trong tổng số 189 nước thành viên IMF, đã đề nghị viện trợ khẩn cấp từ tổ chức này để ứng phó với đại dịch.

IMF và WHO kêu gọi sử dụng viện trợ khẩn cấp chủ yếu để tăng cường các hệ thống y tế, trả lương cho y, bác sỹ và để mua thiết bị bảo hộ.

Bà Georgieva cho biết IMF sẵn sàng sử dụng quỹ dự phòng chiến tranh 1.000 tỷ USD nếu cần./.

Loạt ngân hàng công bố giảm sâu lãi suất, khách hàng than 'có thấy giảm gì đâu'

(Vietnamdaily) - Dịch COVID-19 đẩy nhiều người dân vào hoàn cảnh khó khăn: công việc bị ảnh hưởng, thu nhập giảm sút… Với những ai vay tiền ngân hàng trong giai đoạn này thì khó khăn lại càng gấp bội với khoản tiền phải trả mỗi tháng.
 

Trong ngày 31/3, tại cuộc họp trực tuyến triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, lãnh đạo NHNN đã đề nghị các NHTM giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra với mức khoảng 2%/năm so với lãi suất cho vay trước khi xảy ra dịch bệnh.

Theo đó nhiều ngân hàng đã công bố miễn, giảm lãi tiền vay, miễn, giảm phí giao dịch... cho các khách hàng chịu tác động bởi COVID-19 như Vietcombank, Agribank, VietinBank, BIDV, ACB…

7 doanh nghiệp có dư nợ lớn tại BIDV đã được chuyển cho Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN

Cơ quan điều tra đánh giá 7 công ty có dư nợ lớn tại BIDV “có thực trạng hoạt động không hiệu quả, hoạt động cầm chừng hoặc đã dừng hoạt động, không có doanh thu”. Hiện tổng dư nợ của 7 doanh nghiệp tại BIDV tạm tính lên đến hơn 5.730 tỷ đồng.

7 doanh nghiep co du no lon tai BIDV da duoc chuyen cho Co quan Thanh tra Giam sat NHNN

7 khách hàng đang có dư nợ lớn tại BIDV

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ngày 18/3 đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và một số công ty.

Cùng ngày 18/3, Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra Quyết định tách vụ án hình sự số 07/CSKT-P13, tách hành vi BIDV cấp tín dụng cho Công ty Cổ phần Xi măng Phú Sơn và 7 công ty có dư nợ lớn tại BIDV.

7 công ty này có thực trạng hoạt động không hiệu quả, hoạt động cầm chừng hoặc đã dừng hoạt động, không có doanh thu. Quá trình cho vay, BIDV đã có nhiều vi phạm, nhưng hiện tại ngân hàng này vẫn đang đôn đốc thu hồi và xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.

Tổng dư nợ của 7 doanh nghiệp này tại BIDV tạm tính lên đến hơn 5.730 tỷ đồng. Cùng với dư nợ tại BIDV, 7 doanh nghiệp này cũng đang có quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng khác.

Cụ thể, Công ty Cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) có dư nợ tại BIDV là hơn 1.837 tỷ đồng và dư nợ tại 7 tổ chức tín dụng khác là 3.350 tỷ đồng (gồm Vietinbank hơn 1.234 tỷ đồng, VIB 224,5 tỷ đồng, MBBank là 224,5 tỷ đồng, OceanBank là 336,7 tỷ đồng, PVCombank là 1.059 tỷ đồng, VRB hơn 155 tỷ đồng, The Siam Commerical Bank là 114,5 tỷ đồng. Hiện công ty này đã dừng hoạt động, không có khả năng trả nợ.

Công ty Cổ phần Bò sữa Tây Nguyên dư nợ tại BIDV hơn 355 tỷ đồng, công ty này đã được cơ cấu nợ nhiều lần.

Công ty Cổ phần nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai dư nợ tại BIDV là 723 tỷ đồng; dư nợ tại 4 tổ chức tín dụng khác là 2.588 tỷ đồng (Sacombank 262 tỷ, VPBank 1.781 tỷ, NCB 300 tỷ, TPBank 544 tỷ).

Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Vy có dư nợ tại BIDV là 412 tỷ đồng và dư nợ tại 1 tổ chức tín dụng khác là BaoVietBank 423 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Thuận Thảo – Nam Sài Gòn có dư nợ tại BIDV là 230 tỷ đồng. Công ty này đã được cơ cấu nợ nhiều lần nhưng vẫn không trả được nợ.

Công ty Cổ phần Tiến Phước và 990 có dư nợ tại BIDV là 1.823 tỷ đồng và dư nợ tại 4 tổ chức tín dụng khác là 273 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Thép Vạn Lợi có dư nợ tại BIDV là 350 tỷ đồng, hiện vẫn còn tài sản bảo đảm và đang trong giai đoạn tái cơ cấu.

Theo cơ quan điều tra, việc ra quyết định tách vụ án hình sự trên để chuyển cho Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước quản lý, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm, cùng các khoản cấp tín dụng khác đã được nêu tại Kết luận Thanh tra số 3571/KL-TTGSNH1 ngày 20/10/2017 của Cơ quan TTGS NHNN.

Trên cơ sở kết quả xử lý, thu hồi nợ, nếu Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước xác định có sai phạm và thiệt hại, có dấu hiệu tội phạm hình sự, đề nghị chuyển Cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Bộ Y tế đề nghị Hà Nội 'xử lý BN 237 như một tâm dịch'

Bộ Y tế giao Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội xử lý BN 237 như một tâm dịch, với lịch sử dịch tễ liên quan đến nhiều bệnh viện.

Báo cáo dịch tễ của bệnh nhân COVID-19 thứ 237 có liên quan nhiều Cơ sở y tế trên địa bàn TP Hà Nội gồm Bệnh viện VIệt Pháp, Bệnh viện Đức Giang, Viện huyết học và truyền máu, Bệnh viện E. Theo đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề ghị giao ca bệnh này cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội xử lý, coi như một tâm dịch để có các biện pháp triển khai quyết liệt để tránh lây lan ra cộng đồng.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội đã xác định được lịch trình của BN 237, trong đó tiếp xúc gần (F1) với tổng cộng với 101 người và gần 200 người tiếp xúc F2. Toàn bộ số F1 đã được chuyển đến bệnh viện để cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, các trường hợp F2 đã được cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.