IISS dự báo các nguy cơ toàn cầu năm 2018

Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) dự báo những vấn đề địa chính trị trong năm 2018 sẽ chủ yếu xoay quanh nguy cơ phát triển vũ khí hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố và chiến tranh thông tin.

Trong báo cáo Đánh giá Chiến lược năm 2017 công bố ngày 20/9, các chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) cho rằng nguy cơ toàn cầu lớn nhất trong năm tới sẽ là hồ sơ hạt nhân Triều Tiên, quốc gia đang tìm cách củng cố năng lực hạt nhân và tên lửa. Kế đến, IISS cảnh báo những rạn nứt giữa các đồng minh phương Tây hiện nay sẽ tiếp tục được khai thác cho tới khi bất đồng được hàn gắn. Bên cạnh đó, chiến tranh thông tin cũng là một nguy cơ xảy ra ở châu Âu và những nơi khác trên thế giới.
IISS du bao cac nguy co toan cau nam 2018
Một vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 của Triều Tiên. Ảnh: Japan Times 
Báo cáo còn dự báo về nguy cơ xảy ra xung đột giữa Israel với các đồng minh Iran (kể với cả Tehran) dọc biên giới của Nhà nước Do Thái với Syria và Liban. Ngoài ra, IISS cũng cảnh báo Kế hoạch Hành động Chung toàn diện (JCPOA) -một thỏa thuận hạt nhân đạt được hồi năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới, có thể bị đổ vỡ, kéo theo nguy cơ lực lượng Israel hoặc Mỹ có thể tiến hành không kích nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Báo cáo cũng cho rằng việc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng liên tiếp hứng chịu thất bại có nguy cơ làm gia tăng làn sóng tấn công khủng bố trên toàn cầu, trong đó Mỹ hoặc Saudi Arabia có thể phải hứng chịu các vụ tấn công thảm khốc, trong khi mối đe dọa khủng bố cũng sẽ ngày một hiện hữu mạnh hơn tại châu Á.
Cũng theo báo cáo trên, trong bối cảnh quy mô và tính chất phức tạp của các mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố, phổ biến hạt nhân và chiến tranh thông tin ngày càng gia tăng, các đồng minh của Mỹ sẽ ngày một lo ngại hơn trước những hoài nghi về cách thức Mỹ xác định lợi ích và vai trò toàn cầu của nước này dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Giám đốc IISS John Chipman cho rằng các liên minh đặc biệt và sự hợp tác giữa các nước có những hạn chế nhất định trong việc đối phó với các nguy cơ trên, cho rằng cần phải điều chỉnh lại các thể chế khu vực và các quan hệ đối tác an ninh để sẵn sàng ứng phó với các nguy cơ này trong tương lai.

Nguy cơ xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việc Mỹ định đưa máy bay, tàu chiến tiến sát các “đảo nhân tạo” do Trung Quốc bồi đắp trái phép có nguy cơ dẫn đến xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông.

Tờ  Wall Street Journal (WSJ) dẫn lời các quan chức quân sự giấu tên của Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang xem xét việc đưa  máy bay do thám và tàu chiến của Hải quân Mỹ đến sát các rạn san hô và “đảo nhân tạo” mà Trung Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông.
Nguy co xung dot Trung-My o Bien Dong
Tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông.
Điều này đồng nghĩa với việc tàu chiến và máy bay Mỹ xâm nhập khu vực 12 hải lý của các rạn san hô mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và dẫn đến  phản ứng quyết liệt từ Bắc Kinh.

Bất ngờ cuộc sống ở nước Mỹ sau Thế chiến II

(Kiến Thức) - Loạt ảnh màu dưới đây phần nào tái hiện cuộc sống ở nước Mỹ vào thập niên 1950, nhiều năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II
 Cuộc sống ở nước Mỹ những năm sau Chiến tranh Thế giới thứ hai hiện lên thanh bình trong những bức ảnh màu dưới đây. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-2
 Trong ảnh là khách sạn St. Francis Westin ở San Francisco, bang California. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-3
Một góc thành phố New York hiện đại và phát triển hồi thập niên 1950. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-4
Khu vực đồi núi Togwotee Pass ở Wyoming. Ảnh: VT.
Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-5
 Nhà thờ Thiên chúa giáo Wayfarers ở Rancho Palos Verdes, bang California. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-6
Một địa điểm tổ chức hôn lễ ở Las Vegas trong bức ảnh chụp vào những năm 1950. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-7
 Cây cầu bắc qua sông gần Vicksburg, bang Mississippi. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-8
 Ảnh chụp bên trong Công viên quốc gia Yellowstone hàng chục năm về trước. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-9
Thành phố New York với những tòa nhà cao tầng “mọc” lên như nấm. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-10
 Đường phố đông đúc ở San Francisco, California. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-11
 Các em nhỏ trên bãi biển Hawaii hồi thập niên 1950. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-12
Khu phố Chinatown ở San Francisco nhiều năm về trước. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-13
Khu phố Fisherman's Wharf là điểm thu hút khách du lịch của thành phố San Francisco, California. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-14
Cầu Cổng Vàng ở San Francisco hồi những năm 1950. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-15
 Quang cảnh trong buổi lễ tốt nghiệp trường Oberlin, Ohio. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-16
Thác nước tuyệt đẹp ở Idaho, Mỹ. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-17
 Những cư dân ở Hukilau, Hawaii, hồi thập niên 1950. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-18
 Bể bơi bên trong khách sạn Grove Park Inn ở Asheville, North Carolina. Ảnh: VT.

Bat ngo cuoc song o nuoc My sau The chien II-Hinh-19
 Những vũ công biểu diễu một điệu nhảy ở Hawaii những năm 1950. Ảnh: VT.

Sau cuộc tấn công tên lửa Tomahawk, Mỹ khó làm gì hơn ở Syria

Nga gọi cuộc tấn công của Mỹ vào Syria là “hành động xâm lược”, và cảnh báo sự kiện này đưa Mỹ và Nga đến “bờ vực xung đột quân sự”.

Khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đến Moscow trong tuần này, chủ đề đầu tiên được thảo luận sẽ là Syria, và tình hình có vẻ đang nóng hơn bao giờ hết. Nếu chính quyền Mỹ và điện Kremlin không thể dàn xếp với nhau, hai cường quốc hạt nhân có thể bước vào một cuộc xung đột nguy hiểm.
Sau cuoc tan cong ten lua Tomahawk, My kho lam gi hon o Syria
Mỹ khó thể tấn công quân sự quy mô lớn nhằm chống lại chính quyền Syria mà không va chạm với lực lượng Nga. Ảnh: Newsbred