Hy Lạp xa rời EU, “xoay trục” sang Nga?

(Kiến Thức) - Hy Lạp đang khiến cho EU lo ngại, khi đòi nước Đức bồi thường chiến tranh gần 280 tỷ euro và công khai ý định “xoay trục” sang Nga-Trung Quốc.

Hy Lạp đang lâm vào thế bí, khi nước này bị Quĩ tiền tệ quốc tế IMF đòi thanh toán nợ, trong khi không phát hành được trái phiếu và phải thanh toán tiền lãi cho các khoản đi vay.
Theo báo Đức Spiegel (Tấm gương), chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras đang tìm mọi cách "gây sức ép ngược" đối với các chủ nợ và cải thiện vị thế đàm phán của Hy Lạp. Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Gianis Varoufakis hiện đang thực hiện một chuyến công du “ve vãn” Washington và Thủ tướng Alexis Tsipras cũng đi thăm Moscow trong ngày hôm nay (8/4). Trong những ngày này, thông điệp được phát đi từ Thủ đô Athen là Hy Lạp “chẳng còn gì để mất cả”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel chất vấn Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras ngay trên diễn đàn.
Thủ tướng Đức Angela Merkel chất vấn Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras ngay trên diễn đàn. 
Từ nhiều tuần qua, Chính phủ Hy Lạp đã đòi CHLB Đức phải bồi thường hàng trăm triệu euro cho những tổn thất mà Đức Quốc xã đã gây ra cho Hy Lạp trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đòi Đức bồi thường chiến tranh gần 280 tỷ euro
Phát biểu trước quốc hội, Thứ trưởng Tài chính Hy Lạp Dimitris Mardas đã nêu cụ thể khoản tiền đòi Đức bồi thường cho Athens là 278,7 tỷ euro.
Theo báo Spiegel của Đức số ra ngày 7/4, đây là lần đầu tiên Chính phủ Hy Lạp nêu con số cụ thể mà Hy Lạp đòi Đức phải bồi thường cho những tổn thất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Trong khoản tiền trên, có tiền bồi thường cho thân nhân của các nạn nhân trong chiến tranh cũng như các khoản bồi thường thiệt hại cho hệ thống cơ sở hạ tầng ở Hy Lạp bị phá hủy trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Một nhóm chuyên gia của Hy Lạp đã hoàn tất công tác thu thập, kiểm tra khoảng 50.000 dữ liệu liên quan vấn đề bồi thường của Đức và báo cáo này hiện đã sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan liên quan.
Tuy nhiên, Berlin luôn khẳng định quan điểm rằng CHLB Đức không có trách nhiệm pháp lý đối với việc tiếp tục bồi thường cho Chiến tranh Thế giới thứ hai và mọi vấn đề liên quan đã được giải quyết.
Công khai ý định “xoay trục” sang Nga và Trung Quốc
Theo Euobserver, Hy Lạp đã công khai ý định tăng cường quan hệ với Nga và Trung Quốc. Trong ngày 8/4, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow và dự kiến sẽ trao đổi về quan hệ Nga-EU, hợp tác song phương trong các lĩnh vực du lịch, năng lượng, đầu tư-thương mại.
Thủ tướng Tsipras sẽ tìm cách thuyết phục Moscow loại Hy Lạp khỏi danh sách các nước EU bị cấm xuất khẩu nông sản sang Nga. Nhật báo Kommerant của Nga ngày 6/4 đưa tin, Moscow cũng sẽ tính đến việc giảm giá khí đốt cho Hy Lạp.
Đồng thời, theo báo Kathimerini (Hy Lạp), chính phủ của Thủ tướng Alexis Tsipras cũng đề xuất kế hoạch hợp tác 3 năm với Trung Quốc, liên quan đến cảng biển, công nghiệp sửa chữa, đóng tàu, tín dụng, cung cấp chuỗi nông nghiệp.

Phiến quân Yemen chiếm cảng, sân bay ở Aden

(Kiến Thức) - Đài truyền hình Al-Mayadeen ngày 7/4 đưa tin, nhóm phiến quân Houthi ở Yemen vừa chiếm được cảng và sân bay ở Aden.

Theo đài truyền hình trên, tuy liên minh do A Rập Saudi đứng đầu không ngừng oanh tạc vào các sào huyệt của phiến quân Houthi. Tuy nhiên, tổ chức này chưa suy yếu do chúng đã nhận thêm quân tiếp viện từ các phía.
Phien quan Yemen chiem cang, san bay o Aiden
Ảnh minh họa. 

Vì sao Pakistan “ngại” can thiệp quân sự vào Yemen?

(Kiến Thức) - Ả Rập Saudi yêu cầu Pakistan tham chiến ở Yemen, nhưng quốc hội nước này lại khuyên chính phủ theo đuổi “chính sách trung lập” đối với Trung Đông.

Ngày 6/4, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan Khawaja Asif cho biết Ả Rập Saudi đã chính thức yêu cầu Pakistan đóng  góp  máy bay, tàu chiến và binh sĩ tham  chiến chống quân nổi dậy Houthi ở Yemen.
Quân nổi dậy Houthi (có tin nói được Iran hậu thuẫn) đã cùng với các đồng minh chiếm giữ nhiều thành phố lớn ở Yemen, trong đó có Thủ đô Sanaa, và đang đánh chiếm nhiều khu vực quan trọng của thành phố cảng Aden ở miền nam Yemen.

Năm 2015: EU đang phải đối mặt với những nguy cơ gì?

(Kiến Thức) - Năm 2015, châu Âu phải đối mặt với rất nhiều mối nguy, cũ có, mới có. Đó là thách thức về chủ quyền, về an ninh và kinh tế.

“Liên minh châu Âu đã có một khởi đầu tệ hại trong năm 2015 – lại tiếp tục có các tin đồn rộ lên liên quan đến việc Hy Lạp đang chuẩn bị rời bỏ khu vực đồng tiền chung Euro, đồn Euro đang tiếp tục mất giá; các bài phát biểu của quan chức và các chính trị gia liên quan đến các biện pháp trừng phạt chống Nga vẫn hoàn toàn không rõ ràng, các cuộc biểu tình ở Dresden chống Hồi giáo tiếp tục mãnh mẽ trong khi nước Pháp lại bị rung chuyển bởi các làn sóng khủng bố’, tác giả Denis Antonovich viết trong bài phân tích của mình.
Các sự kiên được ông Antonovich miêu tả đã tóm tắt sự phát triển các sự việc sẽ dẫn đến những thách thức đáng kể đối với Liên minh châu Âu trong năm nay.