Huyền thoại về kho báu của Đức Quốc xã

(Kiến Thức) - Khi không tìm thấy các kho báu của Đức Quốc xã ở Châu Âu, những người săn lùng đã dày công lặn lội sang tận Argentina.

Những người săn lùng kho báu của Đức Quốc xã quả là kiên trì và giàu trí tưởng tượng. Hơn thế nữa, họ thường là những người có tiềm lực kinh tế mạnh và đôi khi không ngại tàn phá môi trường.
Hiện chưa rõ đoàn tàu bọc thép của Đức Quốc xã (đoàn tàu vàng) mà hai nhà săn lùng kho báu phát hiện ở miền nam Ba Lan chứa đựng những gì? Liệu nó có chứa đầy vàng bạc châu báu và các tác phẩm nghệ thuật quí giá như người ta hằng mong đợi?
Huyen thoai ve kho bau cua Duc Quoc xa
Liệu đoàn tàu bọc thép của Đức Quốc xã ở Walbrzych (Ba Lan) có chứa đầy vàng bạc châu báu và các tác phẩm nghệ thuật quí giá như người ta hằng mong đợi?  
Theo giới sử gia Đức, rất có thể đoàn tàu bọc thép này cũng không chất đầy vàng bạc châu báu bởi vì trừ mấy tháng sau khi quân đồng minh tiến vào lãnh thổ Đức năm 1945, không có dấu hiệu nào cho thấy đám thuộc hạ của trùm phát xít Hitler chôn giấu của cải.  
Thế nhưng, những người săn lùng kho báu vẫn như những con thiêu thân lao vào lửa. Đã xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người khi họ bất hợp pháp mở cửa các đường hầm hoặc lặn xuống hồ tìm kho báu. Không những thế, họ còn bị phạt rất nhiều tiền, khi tiến hành đào bới phá hoại môi trường mà không được cấp phép.
Huyen thoai ve kho bau cua Duc Quoc xa-Hinh-2
Những nơi nghi chôn giấu kho báu của  Đức Quốc xã.
Ngay cả các cuộc săn lùng kho báu chính thức cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Do không tìm kiếm được những gì có giá trị, các nhà tổ chức săn lùng kho báu thường bị thua lỗ nặng về tài chính.
Có thể nói, người ta đã tìm kiếm “kho báu của Hitler” ở khắp nơi trên thế giới. Chỉ có điều những cuộc tìm kiếm đó chẳng mang lại gì nhiều.
Huyen thoai ve kho bau cua Duc Quoc xa-Hinh-3
Chiến dịch lặn tìm kiếm kho báu lớn nhất được tiến hành ở Hồ Toplitz, thậm chí còn hai lần sử dụng tàu lặn mini.  
Chiến dịch lặn tìm kiếm kho báu lớn nhất được tiến hành ở Hồ Toplitz, thậm chí còn hai lần sử dụng tàu lặn mini. Những người săn lùng kho báu của Hitler tin rằng ở dưới đáy hồ có nhiều thùng đựng vàng thỏi, tài liệu mật và nhiều thứ quí giá khác. Thế nhưng cái mà các nhà săn lùng kho báu tìm thấy chỉ là những túi đựng đồng bảng Anh giả mà các tù nhân “sản xuất” cho lực lượng SS.  
Mới đây nhất là vụ lặn tìm kiếm trong năm 2001 của nhà săn lùng kho báu người Do Thái Yorav Svorey, nhưng chẳng tìm kiếm được gì.
Ngoài các khu vực nằm trong dãy núi Alps, nhiều nơi khác cũng được cho là chứa đựng “kho báu của Hitler”. Có tin nói vào cuối mùa hè năm 1944, một đoàn tàu hỏa bao gồm từ 3 đến 5 toa tàu được chôn giấu ở bãi biển Asaa mạn bắc Đan Mạch. Những người săn lùng cũng đổ xô về đây đào bới, những rốt cuộc cũng chẳng tìm thấy gì.
Huyen thoai ve kho bau cua Duc Quoc xa-Hinh-4
Một địa điểm nữa cũng bị những người săn lùng “kho báu Hitler” là Deutschneudorf ở Erzgebirge (Đông Đức). 
Một địa điểm nữa cũng bị những người săn lùng “kho báu Hitler” là Deutschneudorf ở Erzgebirge (Đông Đức). Người ta đồn đoán ở đây có mộ Hitler và là nơi chôn giấu Phòng Hổ phách huyền thoại. Thế nhưng công cuộc đào bới nhiều năm và sử dụng các thiết bị thăm dò tiên tiến nhất cũng “uổng công vô ích”.
Huyen thoai ve kho bau cua Duc Quoc xa-Hinh-5
Người ta đồn đoán ở Deutschneudorf có mộ Hitler và là nơi chôn giấu Phòng Hổ phách huyền thoại. 
Hồ Stolpsee ở Brandenburg  cũng được nhà săn kho báu Yorav Svorey lùng sục trong năm 2013 để tìm kiếm tài sản cất giấu của nguyên soái không quân Đức Quốc xã Hermann Görings. Sau nhiều tháng lùng sục, chiến dịch săn kho báu qui mô lớn này đành phải gác lại. Trước đó, Cơ quan An ninh Quốc gia CHDC Đức (Stasi) cũng đã tiến hành nhiều đợt tìm kiếm dưới lòng hồ, nhưng không thu hoạch được gì.
Huyen thoai ve kho bau cua Duc Quoc xa-Hinh-6
Một đường hầm trong mê cung "Projekts Riese" (Dự án khổng lồ) ở
Walbrzych dự kiến làm Đại bản doanh của trùm phát xít Hitler.  
Vụ phát hiện “đoàn tàu vàng” của Đức Quốc xã được chôn giấu ở gần Waldenburg (tên Ba Lan là Walbrzych) - một vùng lãnh thổ Đức bị đồng minh cắt cho Ba Lan sau Chiến tranh thế giới thứ II – chắc chắn sẽ không phải là vụ cuối cùng. Đây là một địa điểm trong mạng lưới đường hầm "Projekts Riese" (Dự án khổng lồ) dự kiến làm Đại bản doanh của trùm phát xít Hitler. Ít nhất 10 đường hầm trong “mê cung” này cho đến nay vẫn chưa được khám phá. Đây chính là nguồn gốc của những lời đồn đoán kéo dài từ năm 1945 đến nay.
Huyen thoai ve kho bau cua Duc Quoc xa-Hinh-7
Tội phạm chiến tranh, cựu sĩ quan SS cao cấp Adolf Eichmann bị dẫn độ từ Mỹ Latinh về Israel.
Cũng xuất hiện nhiều đồn đoán rằng Đức Quốc xã đã dùng tàu ngầm vận chuyển vàng bạc châu báu sang Mỹ Latinh. Chỉ có điều, cho đến nay, những người săn lùng kho báu vẫn chưa tìm thấy một thỏi vàng nào của Đức Quốc xã ở khu vực này.
Có một thực tế là sĩ quan SS cao cấp Adolf Eichmann và Phó chỉ huy Gestapo ở Rom, Erich Priebke, đã phải làm việc cật lực để kiếm sống trong thời gian trốn chạy ở Mỹ Latinh.

Ly kỳ chiến dịch quân Mỹ tịch thu “kho báu Hitler”

(Kiến Thức) - Vài tuần trước khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mỹ đã tịch thu “kho báu Hitler”ở một hầm mỏ sâu tới 420 mét ở bang Thüringen.

Ly ky, chien dich cat vo “kho bau Hitler”
Quân đội Mỹ tìm thấy kho báu khổng lồ của Đức Quốc xã ở 
làng Merkers thuộc bang Thüringen. (Ảnh minh họa)
Trước đó, trong những tuần cuối cùng của Chiến tranh thế giới thứ hai, đã có nhiều tin đồn về “kho báu Hitler”được chôn giấu ở làng Merkers chuyên khai thác muối mỏ thuộc bang Thüringen.

Kho tàng lớn nhất của Đức Quốc xã

Vì sao Hồng quân thất trận trong ngày đầu Thế chiến II?

(Kiến Thức) - Biết trước thời điểm quân Đức tấn công và đã chuẩn bị đối phó, nhưng Hồng quân Liên Xô vẫn thất trận đau đớn trong những ngày đầu Thế chiến II.  

Nguyên nhân thất bại của Hồng quân Liên Xô một phần là do ưu thế của quân Đức về quân số, vũ khí và chiến thuật “đánh nhanh thắng nhanh”.
Vi sao Hong quan that tran trong ngay dau The chien II?
Chiến sĩ Hồng quân trong phim "Pháo đài Brest". 
Nguyên nhân chủ quan là Hồng quân vẫn còn áp dụng học thuyết quân sự lỗi thời, trình độ tác chiến và trang bị vũ khí quá lạc hậu so với quân Đức. Các cấp chỉ huy của Hồng quân Liên Xô - từ sĩ quan cấp thấp đến Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng đến Tổng Tư lệnh tối cao Stalin - đều không dự đoán nổi chiến thuật, cường độ, mật độ tấn công  mãnh liệt ngay từ giờ phút đầu chiến tranh của quân Đức.