Hôn nhân an toàn

Nhìn từ góc nào đó, hôn nhân không chỉ là trạng thái mà còn là một cuộc đầu tư.

Khi kết hôn, cả vợ và chồng đến sống với nhau với những kỳ vọng, háo hức, khát khao về một gia đình tươi đẹp. Phụ nữ đầu tư tình yêu, cuộc sống, công sức, tài sản để tạo lập gia đình với những đứa con, nhưng có phải hôn nhân luôn an toàn với họ trong phần đời còn lại?
Khởi đầu an toàn
Phụ nữ chỉ nên kết hôn với những người đàn ông mang đến cho họ cảm giác an toàn. Có rất nhiều cô gái trẻ phân vân: anh ấy không nghề nghiệp ổn định, anh ấy lăng nhăng, anh ấy ham chơi, anh ấy cờ bạc… em có nên kết hôn với anh ấy? Đã có cảm giác chông chênh thì đừng nên tiến tới. Phụ nữ rất hay kỳ vọng. Trong tình yêu có những giai đoạn khác nhau mà nếu thời gian tìm hiểu kéo dài, người phụ nữ tinh tế sẽ phát hiện ra. “Cái hôn đầu tiên là cái hôn người đàn ông đánh cắp, cái hôn cuối cùng là người phụ nữ nài xin”. Khi yêu nhau là lúc bạn quyền lực nhất, nếu lúc đó bạn hoàn toàn không lay chuyển được người mình yêu thì đừng kỳ vọng khi kết hôn anh ấy sẽ thay đổi.
Cảnh giác hay lệ thuộc?
Nếu sự đề phòng trong hôn nhân sẽ giết chết nó thì sự lệ thuộc vào hôn nhân sẽ giết chết chính mình. Tôi biết một chị bạn mạnh mẽ, quyết liệt và rất thành công trong nghề nghiệp. Vì chị hơn chúng tôi cả chục tuổi, nên khi chị nói về hôn nhân, chúng tôi chỉ biết ngồi nghe chăm chú. Chị bảo: “Đừng bao giờ tin chồng, phải luôn luôn có quỹ đen của riêng mình, phải chuẩn bị nuôi con một mình, không có chồng cũng chẳng sao”, và cuối cùng thì ông chồng của chị lại là người đưa đơn ly hôn. Ông chỉ nói ngắn gọn: “Anh không thể sống với người đàn bà không cần chồng”. Với bản tính mạnh mẽ kèm sự sĩ diện hay do được chuẩn bị từ trước, chị ký đơn ngay, thế là tan một gia đình.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Trong bản năng, đàn ông là chiến binh, luôn háo hức chinh phục và điều khiển, nên khi bị truất quyền, họ sẽ đi tìm nơi họ có thể thể hiện mình. Đàn bà mạnh mẽ quá khiến hôn nhân có nguy cơ tan vỡ, vậy sự yếu đuối và lệ thuộc là yếu tố giúp hôn nhân an toàn hơn? Không! Chắc chắn là không!
Bất kỳ người phụ nữ nào cũng nên có một việc làm và có nguồn tài chính riêng. Dù cho thu nhập có thấp hơn chồng 100 lần thì cũng nên đi làm. Nếu chị có cơ hội nắm tài chính gia đình thì hãy chi tiêu vun vén và dành dụm. Nếu không, hãy độc lập. Phụ nữ chỉ an toàn khi có tiền trong tay. Tôi có người chị dâu được chồng yêu chiều, anh đi làm đem tiền về và chị rất xuất sắc trong việc chăm sóc con, hai đứa bé cực kỳ xinh đẹp, bụ bẫm, mạnh khỏe. Thế rồi anh có quan hệ bên ngoài với đối tác làm ăn, chị biết nhưng chẳng dám làm gì, “sẩy nhà ra thất nghiệp”, lỡ có gì, sao được quyền nuôi con?
Nắm quyền chủ động
Sự an toàn trong hôn nhân còn được củng cố bởi vị trí của người phụ nữ trong gia đình. Nếu muốn nắm quyền chủ động, ngoài các yếu tố về kinh tế, xã hội, người phụ nữ phải toàn vẹn nghĩa vụ làm vợ và làm mẹ. Phải cho cả gia đình thấy rõ, ngoài bạn ra, không ai có thể sưởi ấm cho gia đình này, không ai chăm sóc con tốt bằng mẹ, không ai hiểu chồng bằng vợ. Tưởng đơn giản thế, nhưng không phải ai cũng làm được, nhất là những người phụ nữ mạnh mẽ và nắm tài chính. Xóm tôi có một chị làm giám đốc khu vực của một công ty kinh doanh hàng tiêu dùng, ông chồng bán hàng qua mạng.
So với chị vợ ngày ngày ăn mặc sành điệu, đi ô tô có tài xế riêng thì ông chồng ngày ngày đưa cô con gái đến trường, đút cho con ăn, cột tóc cho con từ lúc bé khoảng ba tuổi cho đến giờ đã hơn 10 tuổi. Tôi biết chị rất yêu con, từ ánh mắt chị nhìn đến giọng reo vui gọi tên con mỗi khi đi công tác về. Nhưng một ngày, chị vật vã đau khổ vì chồng ngoại tình. Trong xóm đồn đại phen này thôi rồi, ông chồng chết toi! Nhưng sau mới biết, chị đâm đơn ly hôn, con bé khi được hỏi lại cương quyết theo bố nên chị đành chấp nhận tha thứ cho chồng vì không thể mất con. Tha thứ nhưng có lẽ mãi mãi chị không thể quên nỗi đau này khi cùng lúc “mất” cả hai người mà mình yêu nhất trên đời!
Diệt trừ rủi ro
Chị bạn khóc với tôi: “Em ơi, ảnh ra ngoài có vợ bé hai năm nay rồi, con nhỏ đó có bầu, sắp sinh con cho ổng”. Tôi an ủi dỗ dành chị, nhưng thật sự rất muốn nói thẳng “là lỗi của chị!”. Không cần biết chị lao tâm khổ tứ cho cái gia đình này thế nào, chỉ cần hỏi: “Thế hai năm nay chị làm gì mà không biết chuyện đó?”. Đàn bà tinh tế thì một tiếng thở dài của chồng cũng hiểu tại sao, chứ đừng nói ông ấy có hẳn một gia đình khác bên ngoài mà không biết! Ngoài ngoại tình, còn muôn ngàn lý do khác làm tan nát hôn nhân: thất bại trong kinh doanh, các cú sốc về con cái, sự tác động của ngoại cảnh…, nhưng phụ nữ thông minh phải biết ngăn chặn tất cả những yếu tố đó và cần lắm một tấm lòng bao dung trong giới hạn để bảo vệ cuộc hôn nhân của mình. Đa phần trong các cuộc ly hôn, phụ nữ là người quyết định, rất ít người đàn ông nghĩ đến chuyện viết đơn.
Phụ nữ thành công là người phụ nữ hạnh phúc. Chúng ta phải biết cân nhắc những gì là quan trọng nhất trong đời. Nếu hôn nhân quan trọng, hãy gìn giữ nó. Trước khi kết hôn, hãy đặt ra nguyên tắc “Gia đình là của mình, trừ phi mình muốn nó tan vỡ, còn không, không một yếu tố bên ngoài nào có thể phá hủy nó”.

Tiếng thở dài của tân lang

Người ta mong ước được ăn cơm nhà vì ấm cúng, còn bạn đã bắt đầu sợ cơm nhà vì vợ không hoan hỷ khi nấu nướng, dọn dẹp…

Bạn vừa cưới vợ. Vợ bạn xinh, lung linh trong ngày cưới, ai thấy cũng mừng, khen hai bạn đẹp đôi. Vợ bạn mềm mỏng, dễ xúc động nên hay khóc, nhiều người nhận xét vợ bạn “người giàu lòng nhân ái, biết đồng cảm với nỗi khổ người khác, thật đáng quý”. Bạn cũng từng quý cái tính mau nước mắt của vợ, vì phụ nữ vậy mới ra dáng, mới “đúng điệu”. Con gái mà xông xáo, lấn lướt chồng quá thì chồng dễ “dưới cơ”, dễ bị ăn hiếp. Trước khi cưới, bạn từng nhỏ to tâm sự như thế, tất nhiên với người chí cốt như mình.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Một tuần sau ngày cưới, bạn khoe hạnh phúc nhưng... hơi mệt. Mình đùa, bảo “trăng mật, mệt là phải”. Bạn cười trong điện thoại, rồi kể lể đôi chút, rằng, vợ nhõng nhẽo hơn bạn tưởng.

Khổ sở trốn chồng học cao

Biết vợ có bằng cử nhân, chồng cáu tiết, dằn hắt mọi thứ trước mặt tôi. Anh tra cạch, xét nét những sơ sót của tôi...

Chúng tôi quen nhau suốt hai năm học trung cấp nghề. Ra trường một thời gian, hai gia đình giục cưới. Vừa cưới được một năm, tôi âm thầm ôn luyện và thi đậu đại học.

Đem giấy báo về khoe với chồng, tưởng anh sẽ vui, sẽ động viên, khích lệ, nào ngờ anh đổ quạu: “Lấy chồng rồi đi học chi nữa?” và anh bỏ đi nhậu đến nửa khuya. Thấy chồng không vui, tôi lén đi học trong giờ hành chánh, chấp nhận bị trừ lương, không thi đua khen thưởng. May nhờ công ty tôi đánh giá theo hiệu quả công việc nên tôi dễ sắp xếp.

Bảy mức độ hòa hợp của hôn nhân

Hãy học cách chấp nhận người chung sống với mọi ưu điểm lẫn khuyết điểm của người đó, mối quan hệ của các bạn sẽ trở nên rất nhẹ nhàng.

Bạn đang chuẩn bị cho cuộc sống chung với một nửa của mình? Các nhà tâm lý đã đưa ra bảy mức độ của sự hòa hợp khi chung sống, mà để có được sự hòa hợp đó, mỗi người trong cuộc cần có sự cố gắng để chấp nhận nhau.