Hòn đảo kỳ lạ thay đổi quốc tịch mỗi năm 2 lần

Đảo Pheasant là một hòn đảo nhỏ ở biên giới giữa Tây Ban Nha và Pháp, luân phiên thay đổi quyền sở hữu giữa hai nước 6 tháng một lần.

Nằm trên sông Bidasoa, biên giới tự nhiên giữa Tây Ban Nha và Pháp, đảo Pheasant là một vùng đất hoang vắng với lịch sử và địa vị chính trị khá thú vị.
Vấn đề chủ quyền luôn được các quốc gia xem trọng, bảo vệ và đặt lên hàng đầu. Thậm chí, thế giới chứng kiến nhiều cuộc chiến xảy ra vì tranh giành chủ quyền. Tuy nhiên, hai quốc gia châu Âu là Pháp và Tây Ban Nha lại chấp nhận luân chuyển chủ quyền giữa hai nước trên cùng một hòn đảo. Đó là đảo Pheasant.
Kể từ năm 1660, khi thỏa thuận mang tính bước ngoặt được ký kết, đảo Pheasant thuộc quyền sở hữu của Tây Ban Nha từ ngày 1/2 đến ngày 31/7 hàng năm và thuộc về Pháp trong nửa năm còn lại.
Hon dao ky la thay doi quoc tich moi nam 2 lan
Đảo Pheasant thuộc quyền sở hữu của Tây Ban Nha từ ngày 1/2 đến ngày 31/7 hàng năm và thuộc về Pháp trong nửa năm còn lại. 
Du khách chỉ được phép lên đảo trong những dịp hiếm hoi, chẳng hạn như lễ bàn giao hai năm một lần hoặc trong các chuyến tham quan di sản hiếm hoi. Ngoài ra, các nhân viên của chính quyền thành phố Irun, ở Tây Ban Nha và Hendaye, ở Pháp, sẽ được đến đảo Pheasant 6 tháng một lần để dọn dẹp và cắt tỉa cây cối.
Bộ Tư lệnh Hải quân của cả Tây Ban Nha và Pháp chịu trách nhiệm giám sát đảo Pheasant, vì vậy trong 6 tháng sở hữu hàng năm của họ, các phi hành đoàn sẽ hạ cánh trên đó sau 5 ngày.
Hòn đảo Pheasant có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 6.820 m2 và luôn có người canh gác nghiêm ngặt. Thế nhưng, trong vòng gần nửa thế kỷ qua, diện tích của đảo bị sông xâm thực nên giảm gần một nửa, từ 6.820 m2 xuống còn khoảng 3.000 m2.
Cho đến thời điểm hiện tại, đảo Pheasant đã vượt qua mọi rào cản để trở thành vùng lãnh thổ chung lâu đời nhất thế giới.

Trên hòn đảo của bộ tộc thổ dân cứ “thấy người lạ là giết”

Không ít người đã “bỏ mạng” khi đến gần hòn đảo có bộ tộc Sentinel đang sinh sống. Bất cứ ai đến gần hòn đảo, dù là cố ý hay vô tình, đều bị tấn công bằng giáo và mũi tên.

Trong nhiều năm qua, thông điệp từ những thổ dân thuộc bộ tộc Sentinel trên hòn đảo nhỏ North Sentinel, nằm giữa Vịnh Bengal, Ấn Độ Dương, nhắn nhủ rằng: “Hãy đi đi. Cút về nhà. Du khách không được chào đón. Chúng tôi muốn được yên”.
Tren hon dao cua bo toc tho dan cu “thay nguoi la la giet”
Bất cứ ai đến gần hòn đảo, dù là cố ý hay vô tình, đều bị tấn công bằng giáo và mũi tên tẩm độc. 

Thổ dân Sentinel là một trong số rất ít những cộng đồng sống biệt lập còn lại trên thế giới từ hàng nghìn năm qua. Bất cứ ai đến gần hòn đảo sinh sống của họ, dù là cố ý hay vô tình, đều bị tấn công bằng giáo và mũi tên.

Những mũi tên tẩm độc, dao, mác, rìu, đá… tất cả được thổ dân trên đảo sử dụng để xua đuổi bất cứ người lạ nào tìm cách tiếp cận.

Một người đàn ông tên John Allen Chau, 26 tuổi, đã trúng tên tẩm thuốc độc, bị thổ dân buộc dây thừng kéo lê trên bãi biển cho đến chết, khi tìm cách đến thăm đảo hồi năm 2018.

Chau, một cựu sinh viên trường Đại học Oral Roberts, bang Oklahoma, trước đây từng tuyên bố đến thăm đảo North Sentinel, đã quyết định tìm cách truyền đạo Cơ đốc cho thổ dân Sentinel. Cái chết của Chau là một bi kịch, anh cố tình bước lên đảo trong làn tên của thổ dân.

Lẽ ra Allen Chau không nên xuất hiện trên hòn đảo. Theo luật pháp Ấn Độ, bất cứ ai có mặt trong vòng bán kính 5 hải lý quanh hòn đảo đều bị coi là bất hợp pháp. Kể từ năm 2017, ngay cả việc quay phim hình ảnh thổ dân trên quần đảo Andaman, vốn bao gồm đảo North Sentinel, cũng là trái phép.

Luật này một phần là nhằm bảo vệ những du khách mạo hiểm như Chau khỏi những phản ứng bạo lực từ thổ dân. Nhưng quan trọng hơn, nó nhằm bảo vệ sự tồn tại của một trong những bộ tộc thổ dân thời kỳ Đồ Đá cuối cùng còn lại trên Trái đất. 

Tren hon dao cua bo toc tho dan cu “thay nguoi la la giet”-Hinh-2
John Allen Chau, 26 tuổi, đã trúng tên tẩm thuốc độc, khi cố tiếp cận đảo của bộ tộc Sentinel. 

Khám phá hòn đảo màu tím mộng mơ ở Hàn Quốc

Cư dân của quần đảo Banwol và Bakji - được gọi là "Quần đảo Tím" ở Hàn Quốc đã sơn nhà cửa, đường sá và những cây cầu theo sắc màu tím ngắt để thu hút khách du lịch.

Kham pha hon dao mau tim mong mo o Han Quoc

Du khách đến quần đảo Banwol và Bakji sẽ thấy từ nhà cửa, đường phố, cầu gỗ cho tới trang phục của những cụ già đều "nhuộm" màu tím.

Kham pha hon dao mau tim mong mo o Han Quoc-Hinh-2
Người dân địa phương cũng trồng thêm các loại hoa màu tím khác như oải hương, cúc tây tím để góp phần đưa thị trấn quê nhà thành địa điểm thu hút du khách.
Kham pha hon dao mau tim mong mo o Han Quoc-Hinh-3
Banwol được gọi là "hòn đảo màu tím", nơi có khoảng 400 tòa nhà với mái được sơn màu tím nhạt, cũng như các bốt điện thoại và một cây cầu lớn nối với Đảo Bakji lân cận đều mang màu tím mộng mơ. 
Kham pha hon dao mau tim mong mo o Han Quoc-Hinh-4
Quần đảo Banwol và Bakji có tổng dân số chỉ khoảng 150 người, phần lớn làm nghề nông. 
Kham pha hon dao mau tim mong mo o Han Quoc-Hinh-5
Kể từ năm 2015, quận Shinan đã đầu tư 4,8 tỉ won (4,25 triệu USD) để biến hòn đảo thành màu tím, bao gồm sơn hơn 28.000 m2 mái nhà bằng màu sắc này.
Kham pha hon dao mau tim mong mo o Han Quoc-Hinh-6
Theo văn phòng quận Shinan, chiến dịch đã thu hút hơn 487.000 người ghé thăm kể từ khi chính thức bắt đầu năm 2019.
Kham pha hon dao mau tim mong mo o Han Quoc-Hinh-7
Hai hòn đảo tím này được nối với nhau bởi một cây cầu, tạo cơ hội tuyệt vời cho du khách thưởng ngoạn cảnh biển tuyệt đẹp.
Kham pha hon dao mau tim mong mo o Han Quoc-Hinh-8
Ngoài màu sắc tím khắp nơi, các nhà hàng trên đảo còn cung cấp cơm tím và phục vụ thức ăn trên đĩa màu tím.
Kham pha hon dao mau tim mong mo o Han Quoc-Hinh-9
Khách du lịch có thể đi bộ qua những cây cầu màu tím, chụp ảnh tại cánh đồng hoa oải hương, ngắm lúa tím và thậm chí ngồi trên những chiếc ghế dài màu tím.
Kham pha hon dao mau tim mong mo o Han Quoc-Hinh-10
Một cư dân 88 tuổi Jung Soon-shim trên đảo nói với Reuters: “Mỗi buổi sáng, tôi đều mặc đồ màu tím từ đầu đến chân, kể cả đồ lót và giày, và điều đó khiến tôi hạnh phúc”. 
Kham pha hon dao mau tim mong mo o Han Quoc-Hinh-11
  "Chúng tôi không thể đi du lịch nước ngoài do COVID-19, vì vậy chúng tôi đã đến thăm những hòn đảo màu tím này. Nhìn các bà mặc đồ tím thật là mơ mộng", du khách Shin Eun-me nói. Ảnh: IT. 

Quần đảo “Ngàn đảo”, nơi nghỉ dưỡng của giới thượng lưu thế kỷ 19

Nằm giữa biên giới giữa Mỹ và Canada, quần đảo Thousand Islands là khu vực được tạo thành bởi 1.864 hòn đảo lớn nhỏ. Đây là nơi nghỉ dưỡng của giới thượng lưu vào cuối thế kỷ 19.

Quan dao “Ngan dao”, noi nghi duong cua gioi thuong luu the ky 19

Thousand Islands hay còn gọi là quần đảo “Ngàn đảo” là vùng biên giới giữa Mỹ và Canada. Chuỗi đảo này bao gồm 1.864 đảo lớn nhỏ nằm sát nhau, khởi nguồn từ phía Đông Bắc hồ Ontario dọc theo con sông Saint Lawrence cho tới 80 km.

Quan dao “Ngan dao”, noi nghi duong cua gioi thuong luu the ky 19-Hinh-2
Diện tích trung bình trên các hòn đảo ở Thousand Islands là 25 km², nhưng cũng có những đảo nhỏ chỉ vừa một người đứng, thậm chí có những tảng đá nhô lên mặt nước cũng được gọi là đảo.
Quan dao “Ngan dao”, noi nghi duong cua gioi thuong luu the ky 19-Hinh-3
Tuy nhiên, để được gọi là đảo thì các hòn đảo phải hội tụ đủ ba điều kiện: đảo phải nhô lên mặt nước quanh năm, có diện tích lớn hơn 0,1 m² và phải có ít nhất một loài cây còn tươi tốt hiện diện trên đảo.
Quan dao “Ngan dao”, noi nghi duong cua gioi thuong luu the ky 19-Hinh-4
Lớn nhất trong số các hòn đảo ở Thousand Islands là đảo Wolf với diện tích lên tới 124 km2 và dân số khoảng 1400 người.
Quan dao “Ngan dao”, noi nghi duong cua gioi thuong luu the ky 19-Hinh-5
Hòn đảo nhỏ nhất trong “Ngàn đảo” mang tên “Just Room Enough”, chỉ có một ngôi nhà đơn độc với một vài băng ghế sắt tựa vào bờ đá của đảo.
Quan dao “Ngan dao”, noi nghi duong cua gioi thuong luu the ky 19-Hinh-6
Sẽ là một thiếu sót nếu đến Thousand Islands mà không ghé thăm lâu đài Boldt. Nó được xem là trái tim của “Ngàn đảo”, nơi lưu giữ câu chuyện tình lãng mạn chờ du khách khám phá.
Quan dao “Ngan dao”, noi nghi duong cua gioi thuong luu the ky 19-Hinh-7
Nhiều hòn đảo ở Thousand Islands được chọn làm nơi sinh sống, thường trên mỗi đảo sẽ có những căn nhà đơn, nhà đôi hay thậm chí là một tòa lâu đài. 
Quan dao “Ngan dao”, noi nghi duong cua gioi thuong luu the ky 19-Hinh-8
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhiều du khách nhất là giới thượng lưu đã đến "Ngàn đảo" chọn mua những hòn đảo để xây dựng biệt thự và khu nghỉ dưỡng. 
Quan dao “Ngan dao”, noi nghi duong cua gioi thuong luu the ky 19-Hinh-9
Phương tiện đi lại giữa các hòn đảo và đất liền chủ yếu bằng tàu phà. Ngày nay, hầu hết các hòn đảo đều có hệ thống điện và dịch vụ điện thoại bằng đường dây cáp dưới nước nối từ đảo này sang đảo khác.
Quan dao “Ngan dao”, noi nghi duong cua gioi thuong luu the ky 19-Hinh-10
Có 20 hòn đảo tại khu vực này thuộc Vườn quốc gia Thousand Islands. Đây là vườn quốc gia lâu đời nhất nằm ở phía Đông của dãy núi Rockies (Canada). Tại đây, người ta thường tổ chức những buổi cắm trại, các sự kiện gia đình hay tản bộ trên con đường mòn.
Quan dao “Ngan dao”, noi nghi duong cua gioi thuong luu the ky 19-Hinh-11
Thousand Islands còn nổi tiếng với hòn đảo được chụp ảnh nhiều nhất là đảo Zavikon (ZavikonIsland), gồm hai hòn đảo bé xíu nằm sát bên nhau, gần làng Rockport.
Quan dao “Ngan dao”, noi nghi duong cua gioi thuong luu the ky 19-Hinh-12
Hòn đảo lớn hơn thuộc về Canada, hòn đảo nhỏ thuộc về Mỹ. Chiếc cầu đi bộ nhỏ xíu nối liền hai đảo được xem là chiếc cầu quốc tế ngắn nhất trên thế giới. Ảnh: IT.