Hơn 41.000 người thiệt mạng do động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria

Các lực lượng cứu hộ đã giải cứu thêm 9 người trong đống đổ nát tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 14/2, hơn một tuần sau khi xảy ra thảm họa động đất.

Hiện trọng tâm của nỗ lực viện trợ đang chuyển sang giúp đỡ những người không có nơi trú ẩn và không có đủ thức ăn trong thời tiết lạnh giá.
Hon 41.000 nguoi thiet mang do dong dat o Tho Nhi Ky, Syria
Ngôi nhà cao tầng ở Adana, Thổ Nhĩ Kỳ, sụp đổ sau trận động đất. Ảnh: Anadolu 
Tính đến thời điểm hiện tại, số người thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Syria đã vượt quá 41.000. Trận động đất đã tàn phá nhiều thành phố ở cả 2 quốc gia, khiến nhiều người sống sót trở thành người vô gia cư trong mùa Đông.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã thừa nhận các vấn đề trong phản ứng ban đầu đối với trận động đất mạnh 7,8 độ xảy ra vào sáng sớm ngày 6/2 nhưng cho biết tình hình hiện đã được kiểm soát.
"Chúng ta đang đối mặt với một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất không chỉ ở đất nước chúng ta mà còn trong lịch sử nhân loại", ông Erdogan nói trong một bài phát biểu trên truyền hình ở Ankara.
Trong số những người được giải cứu ngày 14/2 , có 2 anh em, một 17 tuổi và một 21 tuổi được đưa ra khỏi chung cư đổ nát ở tỉnh Kahramanmaras. Ngoài ra còn một người đàn ông và phụ nữ trẻ người Syria được giải cứu sau 200 giờ mắc kẹt. Một nhân viên cứu hộ cho biết, có thể vẫn có thêm nhiều người sống sót vẫn đang chờ giải cứu. Nhưng các nhà chức trách của Liên Hợp Quốc cho biết, giai đoạn giải cứu sắp kết thúc và trọng tâm của nỗ lực cứu hộ hiện giờ tập trung vào việc cung cấp nơi trú ẩn, thực phẩm cho người dân.
Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới tại Châu Âu Hans Henri P. Kluge cho biết: “Khoảng 26 triệu người ở cả hai quốc gia cần hỗ trợ nhân đạo”. "Cũng có những lo ngại ngày càng gia tăng về các vấn đề sức khỏe của người dân liên quan đến thời tiết lạnh, vệ sinh, dịch tễ và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Những người dễ bị tổn thương đặc biệt có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe".

Nếu thảm họa hạt nhân xảy ra, quốc gia nào an toàn trú ẩn?

Theo một nghiên cứu mới đây cho biết Australia, New Zealand, Iceland, Quần đảo Solomon và Vanuatu là những quốc gia có khả năng duy trì sự sống nếu thảm họa hạt nhân xảy ra.

Neu tham hoa hat nhan xay ra, quoc gia nao an toan tru an?
Bởi lẽ, những quốc đảo nói trên có sản lượng lương thực đủ để dự trữ cho dân số trong phạm vi lãnh thổ của mình, tạo tiền đề cho quá trình xây dựng lại nền văn minh sụp đổ. 

Cứu nạn động đất Thổ Nhĩ Kỳ - Syria: Công nghệ trợ giúp sao?

Các nỗ lực cứu nạn, cứu hộ trong trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục diễn ra khẩn trương, trong đó các công nghệ hiện đại cũng hỗ trợ một phần không nhỏ cho đội ngũ nhân viên cứu trợ.

Cuu nan dong dat Tho Nhi Ky - Syria: Cong nghe tro giup sao?
 1. FINDER của NASA: Với kích thước không lớn hơn một chiếc vali, công nghệ của NASA có thể phát hiện nhịp tim từ khoảng cách 9m dưới lớp gạch vụn. Nó được sử dụng để tìm kiếm những người sống sót trong các vụ động đất.

Thảm họa động đất Thổ Nhĩ Kỳ nhìn từ không gian

Các trận động đất mạnh 7,8 và 7,5 độ richter tấn công miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và miền Tây Syria ngày 6/2 đã gây ra sự tàn phá trên diện rộng tại cả hai quốc gia.

Trận động đất ban đầu bắt nguồn từ một đứt gãy kéo dài 18 km bên dưới bề mặt đất liền. Tâm chấn nông nên trận động đất tạo ra rung chuyển dữ dội, ảnh hưởng đến các khu vực cách tâm chấn hàng trăm km. Sau trận động đất đầu tiên khoảng 9 giờ là trận động đất mạnh 7,5 độ richter, và hàng trăm dư chấn.