Học phí đại học cao, tăng thường xuyên... "gánh nặng" đang chuyển sang người dân

Học phí chỉ là một trong các nguồn thu phục vụ đào tạo. Nhưng hiện nay, khi học phí là nguồn thu chủ đạo của các trường, gánh nặng này đang chuyển từ Nhà nước sang người dân.

Mặc định tự chủ là tự túc
Hiện nay, các trường ĐH công lập, chi phí đào tạo đến từ các nguồn như: ngân sách Nhà nước, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ... và học phí. Như vậy, học phí chỉ là một phần của chi phí đào tạo. Nhưng hiện nay, học phí chiếm tới 70-90% nguồn thu của các trường. Trong báo cáo “Giáo dục để tăng trưởng” của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 8/2022, đội ngũ chuyên gia WB cho rằng, hiện nguồn ngân sách Nhà nước Việt Nam chi cho giáo dục ĐH chỉ đạt từ 4,33-4,74% tổng chi ngân sách cho lĩnh vực giáo dục đào tạo.
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT, chia sẻ, trong các điều kiện để được tự chủ, và trong nội hàm của tự chủ về tài chính, không chỗ nào trong Luật Giáo dục ĐH 2018 yêu cầu quyền tự chủ của trường ĐH lại phải gắn với việc tự túc không hưởng tiền từ ngân sách. Nhưng thực tế khi thực hiện luật này thì lại đang áp dụng tự chủ gắn với tự túc, không hưởng ngân sách với các trường công. Việc này có 2 lí do khách quan. Thứ nhất là khi thử nghiệm tự chủ từ năm 2017, đều chọn các trường tham gia là các trường ĐH đang hoạt động tốt nhất, dư sức cân đối thu chi, trong khi lẽ ra thử nghiệm tự chủ phải chọn mẫu cả trường tốt, trường trung bình và trường yếu kém để xem ảnh hưởng của tự chủ với sự phát triển của các trường như thế nào trước khi áp dụng đại trà. Do chọn mẫu không chuẩn nên tạo mô hình mặc định tự chủ là tự túc như hiện nay. Lí do thứ hai là nhầm lẫn giữa “tự chủ cơ sở giáo dục ĐH” với “tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập” áp dụng cho các cơ quan sự nghiệp nói chung. Với các đơn vị sự nghiệp, quy định của Nhà nước là mức độ tự chủ gắn với mức độ tự túc tài chính. Do đó, ông Tùng đề xuất, khi Bộ GD&ĐT sửa Luật Giáo dục ĐH cần làm rõ điều này, tự chủ cơ sở giáo dục ĐH không phải là tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập.
Hoc phi dai hoc cao, tang thuong xuyen...
Sinh viên nhập học năm 2024. Ảnh: Nghiêm Huê.
Để học phí không thành gánh nặng
TS Phạm Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục và Chuyển giao tri thức REK, Trường ĐH Thành Đô, cho rằng, bàn đến vấn đề học phí phải xét trên hai khía cạnh. Thứ nhất, học phí phải đủ để đảm bảo chất lượng đào tạo. Theo tính toán, mức học phí hợp lí để đảm bảo đào tạo là khoảng 100-120% GDP bình quân. Áp dụng tại Việt Nam, học phí khoảng 50-80 triệu đồng/năm/sinh viên. Mức học phí này tương đương với học phí chương trình chất lượng cao hoặc các trường ĐH tự chủ. Thứ hai là cơ hội đi học của người dân. Con số trên đưa ra dựa trên tính toán trung bình, nhưng còn lượng lớn người dân ở nông thôn, miền núi đang sống rất khó khăn. Ông Hiệp phân tích, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn vốn đã gặp khó khăn trong tiếp cận các kì thi riêng để tăng cơ hội vào các trường ĐH top đầu, khi trúng tuyển, học phí là rào cản thứ 2 trong tiếp cận giáo dục ĐH. Hiện một số trường ĐH trích phần trăm học phí để trao học bổng. “Nhưng bài toán này không hợp lí. Vì lấy tiền của phụ huynh này để trao cho con của phụ huynh khác đi học”, ông Hiệp nói. Ông khẳng định, đây không phải là giải pháp căn cơ . Theo ông Hiệp, giải pháp lâu dài và hợp lí nhất là Nhà nước đầu tư. Với các trường ĐH tự chủ, Nhà nước cắt chi thường xuyên thì phải chuyển ngân sách đó thành học bổng cho sinh viên khó khăn. Mức học bổng phải đủ lớn. Bên cạnh đó phải tăng mức cho vay. Ông Hiệp tính toán, trung bình gia đình ngoại tỉnh đầu tư từ 10 triệu đồng/tháng cho con em học ĐH ở Hà Nội hoặc TPHCM. Mức cho vay hiện nay 4 triệu đồng/tháng/sinh viên là chưa đủ chi trả tiền ăn, ở.
Ông Hiệp đánh giá, vấn đề học phí hiện nay sẽ có tác động trong thời gian 15 - 20 năm sau nếu không có chính sách phù hợp. Vấn đề không phải là chất lượng trong giáo dục ĐH mà là bất bình đẳng, chênh lệch giữa các ngành nghề. Trong khi học phí tăng, mức cho vay đối với sinh viên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các em. Việc tăng học phí cũng cần cân nhắc một số yếu tố bởi nếu mức học phí cao sẽ gây cản trở mức độ tiếp cận giáo dục ĐH của nhóm thí sinh có điều kiện kinh tế hạn chế. Thêm nữa, với mức học phí cao, cha mẹ và học sinh thấy đây giống một khoản đầu tư cho tương lai nên việc lựa chọn ngành, lĩnh vực nào ra trường dễ xin việc, có thu nhập cao là điều người học hướng tới. Điều đó dẫn đến hệ lụy là một số ngành cần thiết cho sự phát triển kinh tế-xã hội và sự phát triển bền vững nhưng học phí cao như khoa học cơ bản rất khó tuyển thí sinh.
“Học phí cao không sai. Học phí phải đảm bảo chất lượng đào tạo. Cái thiếu ở đây là cơ chế hỗ trợ người học từ Nhà nước”, ông Hiệp nói. Ông ví dụ, điển hình cho tự chủ ĐH ở phía Bắc là ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Ngoại thương. Họ phải thu học phí như thế mới trả lương cho giảng viên thạc sĩ là 20-25 triệu đồng/tháng để làm việc 40 tiếng/tuần tại trường. Khác với trường chưa tự chủ, giảng viên chỉ làm việc 2-3 buổi/tuần và lương 6-7 triệu đồng/tháng, là giảng viên cơ hữu nhưng làm việc bán thời gian. Chỉ khi thu nhập của giảng viên đủ sống mới đảm bảo yên tâm làm việc, không có chuyện úi xùi trong chuyên môn. Nhưng ngược lại, chương trình hỗ trợ của Nhà nước ở đâu khi các trường tự chủ? Đến nay, các trường tự chủ không có ngân sách chi thường xuyên, các khẩu hiệu đầu tư trọng điểm cũng chưa thấy nên học phí trở thành gánh nặng cho phụ huynh và sinh viên.
Từ các phân tích trên, ông Hiệp đề xuất Nhà nước thực hiện đúng vai trò quản lí nhà nước và có chính sách cụ thể hỗ trợ người học. Nếu không có sự vào cuộc của ngân sách, ông Hiệp dự báo khoảng cách bất bình đẳng trong giáo dục ĐH sẽ ngày càng rộng bắt đầu từ học phí.

Không tăng học phí năm học 2023 – 2024

Còn hơn 1 tháng nữa sẽ tới ngày khai giảng năm học 2023-2024. Thông tin Chính phủ yêu cầu không tăng học phí năm học này khiến nhiều bậc phụ huynh an lòng, yên tâm đồng hành cùng con trong mùa tựu trường với nhiều khoản cần lo.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập... Theo đó, yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, thống nhất với các bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo Nghị định theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định số 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024; trình Chính phủ trước ngày 8/8/2023.
Khong tang hoc phi nam hoc 2023 – 2024
Ảnh minh họa. 

Chính phủ "chốt" tăng học phí đại học

Trần học phí với đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023-2024 là khoảng 1,2-2,4 triệu đồng một tháng, tùy khối ngành, trong khi mức thu hiện nay là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục...

Chinh phu

Chính phủ "chốt" tăng học phí đại học.

“Chạy đua” cập nhật sinh trắc học

Đếm ngược chỉ còn 2 ngày, các ngân hàng đang chạy hết tốc lực hỗ trợ người dùng xác thực sinh trắc học trên đa kênh, tránh để giao dịch trên kênh số bị gián đoạn.

Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định, bắt đầu từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản ngân hàng chưa xác thực sinh trắc học sẽ không thể thực hiện một số giao dịch điện tử như rút tiền, chuyển khoản và thanh toán thẻ online.

Như vậy, chỉ còn 3 ngày nữa là đến thời hạn quy định, các ngân hàng đang tăng tốc hỗ trợ người dùng xác thực sinh trắc học trên đa kênh, tránh để giao dịch trên kênh số bị gián đoạn.

“Chay dua” cap nhat sinh trac hoc
Ảnh minh hoạ/ internet 

Các quy định mới này có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hàng triệu khách hàng của các ngân hàng, cho nên công việc xác thực sinh trắc học đòi hỏi các ngân hàng phải chạy đua với thời gian để triển khai cùng lúc nhiều công việc.

Để hỗ trợ khách hàng xác thực sinh trắc học theo quy định, đã liên tục thông tin, liên lạc với tất cả khách hàng thông qua nhiều kênh như Email, thông báo và SMS với các bản cập nhật thường xuyên, để đảm bảo khách hàng nắm bắt đầy đủ thông tin, nhận được hỗ trợ kịp thời.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng còn mở cửa hoạt động thêm cả buổi tối, cả ngày cuối tuần và Tết Dương lịch để phục vụ khách hàng cập nhật sinh trắc học, thực hiện mục tiêu 100% khách hàng hoạt động trên kênh số tiến hành xác thực sinh trắc học trước 1/1/2025.

Ghi nhận tại nhiều ngân hàng, mặc dù số lượng khách hàng đến cập nhật sinh trắc học tăng lên đáng kể nhưng không có tình trạng quá tải. Các ngân hàng đều đã bố trí nhân viên cũng như trang bị sẵn thiết bị để hỗ trợ người dân gặp sự cố trong quá trình xác thực.

Phản hồi về quy trình cập nhật thông tin sinh trắc học, đa số khách hàng nhận thấy các bước thực hiện khá dễ dàng và không mất quá nhiều thời gian. Một số trường hợp xảy ra trục trục chẳng hạn như app không đọc được thông tin NFC hay không nhận diện được căn cước công dân mẫu mới nhưng cũng đã nhanh chóng được hỗ trợ bởi các nhân viên ngân hàng.

Anh Đàm Châm (Long Biên, Hà Nội) cho biết, anh đang sử dụng tổng cộng 2 tài khoản ngân hàng. Trong khi đó, số tiền trong tài khoản lại thường không để nhiều và ít khi chuyển khoản số tiền vượt 10 triệu đồng/lần hay tổng các lần chuyển trên 20 triệu/ ngày. Vì thế, việc cập nhật sinh trắc học anh Châm “không quan tâm”.

“Tiền trong tài khoản tôi chỉ để đủ chi tiêu, đủ thanh toán các hóa đơn nhỏ dưới 10 triệu đồng, nên cá nhân tôi cũng chưa muốn cập nhật sinh trắc học. Nhưng khi nhận được thông báo, từ 1/1/2025, khách hàng không cập nhật sinh trắc học sẽ không thể thực hiện một số giao dịch điện tử như rút tiền, chuyển khoản và thanh toán thẻ online. Do đó, tối muộn ngày 28/12, tôi đã nhanh chóng cập nhật sinh trắc học qua app ngân hàng Vietinbank. Ban đầu, tôi làm nhiều lần vẫn chưa ghi nhận cập nhật thành công, nên đã gọi điện lên tổng đài thì được biết hệ thống đã ghi nhận nhiều lần tôi cập nhật chưa thành công là do chụp CCCD để trên mặt gương hay quét khuôn mặt chưa đủ sáng, nền phía sau ảnh chưa đúng...  Và dưới sự hỗ trợ của nhân viên tổng đài, chỉ mất khoảng 5 phút tôi đã hoàn tất việc xác thực sinh trắc học mà không phải đến ngân hàng.

Chị Nguyễn Thị Tình (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội), một khách hàng của Vietcombank chia sẻ, do trước đây chị mở tài khoản bằng chứng minh nhân dân cũ, nên nay chị phải ra ngân hàng để cập nhật thông tin mới với căn cước công dân gắn chip. Sau khi nhân viên quầy giao dịch tiếp nhận các thông tin cá nhân chỉ sau 10 phút, chị đã hoàn tất xác thực sinh trắc học.

"Giờ G" sắp đến, các khách hàng cần chủ động phối hợp với ngân hàng để hoàn thành xác thực. Khách hàng cần lưu ý rà soát thông tin thời hạn giấy tờ tùy thân, nhanh chóng thực hiện cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân (nếu hết hiệu lực) và thông tin sinh trắc học (nếu chưa cập nhật) để không bị gián đoạn giao dịch.

Tuy nhiên, các ngân hàng cũng đưa ra khuyến cáo, để đảm bảo an toàn và bảo mật, khách hàng chỉ cập nhật dữ liệu sinh trắc học và giấy tờ tùy thân qua ứng dụng ngân hàng số hoặc tại các chi nhánh/phòng giao dịch; không cập nhật qua bất kỳ trang web hay ứng dụng nào khác.

Theo thống kê mới nhất của Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, tính đến giữa tháng 12/2024 đã có 66,6 triệu khách hàng cá nhân được đối chiếu sinh trắc học. Sau hơn 3 tháng triển khai, số vụ lừa đảo giảm 50% và số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm trên 70% so với trung bình 7 tháng đầu năm 2024.

Công nghệ sinh trắc học đang được kỳ vọng tạo nên bước đột phá, không chỉ nâng cao mức độ bảo mật trong giao dịch ngân hàng mà còn hiệu quả trong việc ngăn chặn lừa đảo trực tuyến và tối ưu hóa sự minh bạch của hệ thống tài khoản.

Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia, từ 28/11 đến 14/12, cứ 220 người dùng thì có 1 người là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, tương đương tỷ lệ 0,45%. Ước tính tổng thiệt hại do các vụ lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 lên tới 18.900 tỷ đồng.

>>> Mời độc giả xem thêm video Xác thực sinh trắc học: Làm sao để an toàn với Deepfake?