Trả 6 tỷ USD, Hoàng tử giàu nhất Trung Đông được tự do?

(Kiến Thức) - Hoàng tử giàu nhất Trung Đông Alwaleed bin Talal, người bị bắt giữ trong chiến dịch chống tham nhũng của Ả-rập Xê-út hồi đầu tháng 11/2017, vừa được trả tự do sau khi “đạt được thỏa thuận tài chính với chính phủ Riyadh”.

Theo Daily Mail, ngày 27/1, Hoàng tử giàu nhất Trung Đông Alwaleed bin Talal đã được thả tự do sau hơn hai tháng bị giam tại khách sạn 5 sao Ritz-Carlton ở thủ đô Riyadh.
Hoàng tử giàu nhất Trung Đông Alwaleed bin Talal. Ảnh: Reuters.
Hoàng tử giàu nhất Trung Đông Alwaleed bin Talal. Ảnh: Reuters. 
Các quan chức Ả-rập Xê-út cho biết Hoàng tử Alwaleed đã chấp nhận nộp tiền phạt để được tại ngoại nhưng từ chối tiết lộ khoản tiền. Tuy nhiên, trước đó, giới chức Ả rập Xê út đã ra điều kiện thả Hoàng tử Alwaleed nếu ông chấp thuận trả ít nhất 6 tỷ USD để đổi lấy tự do.
Được biết, cho đến nay, 6 tỷ USD là số tiền cao nhất mà Riyadh đã đàm phán với những thành viên hoàng gia và quan chức đang bị giam lỏng nếu họ muốn thoát khỏi “nhà tù” Ritz-Carlto.
Mời độc giả xem thêm video: Hoàng tử Al-Waleed bin Talal trả lời phỏng vấn hồi năm 2013 (Nguồn: Daily Mail/BBC Newsnight)
Reuters cũng đưa tin về việc tỷ phú Alwaleed được phóng thích. Theo hãng thông tấn này, trước khi được thả, vị Hoàng tử giàu nhất Trung Đông tiết lộ rằng ông sẽ sớm thoát khỏi các cáo buộc nhằm vào mình.
"Không có cáo buộc nào mà chỉ có một số cuộc thảo luận giữa tôi và chính phủ”, vị tỷ phú 63 tuổi nói trong cuộc phỏng vấn với Reuters.
Trước đó, hồi đầu tháng 11/2017, tỷ phú Alwaleed bin Talal bị bắt giữ cùng hàng trăm quan chức cấp cao, hoàng thân, doanh nhân,... trong chiến dịch chống tham nhũng của chính quyền Ả rập Xê út.

Lộ diện danh sách các hoàng tử Saudi Arabia vừa bị bắt

Hoàng tử Alwaleed Bin Talal, người đứng đầu trong danh sách tỷ phú giàu nhất Trung Đông của Forbes, là một trong số hàng chục cá nhân bị bắt giữ tại Saudi Arabia. 

Theo New York Times, Hoàng tử Alwaleed Bin Talal đã bị bắt cùng 10 hoàng tử, 4 bộ trưởng và 10 cựu bộ trưởng khác của Saudi Arabia hôm 4/11.

Những khoảnh khắc kinh hoàng tại “thùng thuốc nổ" Trung Đông

(Kiến Thức) - Việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô Israel đã châm ngòi xung đột và bất ổn tại vùng đất thánh Jerusalem tưởng chừng đã "ngủ yên" trong suốt một thập kỷ qua.

Theo Washington Post, đụng độ dữ dội giữa người Palestine và lực lượng an ninh Israel đã bùng phát và lan rộng thành làn sóng bạo lực ở thành phố Jerusalem, Ramallah cùng nhiều khu vực khác ở Bờ Tây và Dải Gaza những ngày qua. Ảnh: Getty Images/WP.
Theo Washington Post, đụng độ dữ dội giữa người Palestine và lực lượng an ninh Israel đã bùng phát và lan rộng thành làn sóng bạo lực ở thành phố Jerusalem, Ramallah cùng nhiều khu vực khác ở Bờ Tây và Dải Gaza những ngày qua. Ảnh: Getty Images/WP. 

Được biết, hơn 100 người bị thương trong các cuộc xung đột hôm qua và các cuộc biểu tình quy mô lớn tiếp tục diễn ra trong ngày 8/12. Ảnh: Người biểu tình Palestine mang theo quốc kỳ và ảnh của cố Tổng thống Palestine Yasser Arafat đốt lốp xe trong cuộc biểu tình tại quảng trường chính ở Thành phố Gaza. Ảnh: AP.
 Được biết, hơn 100 người bị thương trong các cuộc xung đột hôm qua và các cuộc biểu tình quy mô lớn tiếp tục diễn ra trong ngày 8/12. Ảnh: Người biểu tình Palestine mang theo quốc kỳ và ảnh của cố Tổng thống Palestine Yasser Arafat đốt lốp xe trong cuộc biểu tình tại quảng trường chính ở Thành phố Gaza. Ảnh: AP.

Người phát ngôn cảnh sát Israel Micky Rosenfeld xác nhận, hàng trăm cảnh sát đã được điều đến khu vực bên trong và xung quanh Thành cổ Jerusalem. Ảnh: Lực lượng Israel trấn áp cuộc biểu tình của người Palestine gần chốt kiểm soát Israel ở thành phố Bethlehem. Ảnh: Getty Images.
 Người phát ngôn cảnh sát Israel Micky Rosenfeld xác nhận, hàng trăm cảnh sát đã được điều đến khu vực bên trong và xung quanh Thành cổ Jerusalem. Ảnh: Lực lượng Israel trấn áp cuộc biểu tình của người Palestine gần chốt kiểm soát Israel ở thành phố Bethlehem. Ảnh: Getty Images.

Người biểu tình mang theo quốc kỳ Palestine và Thổ Nhĩ Kỳ hô vang khẩu hiệu phản đối quyết định của Tổng thống Trump phía bên ngoài lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: WP.
 Người biểu tình mang theo quốc kỳ Palestine và Thổ Nhĩ Kỳ hô vang khẩu hiệu phản đối quyết định của Tổng thống Trump phía bên ngoài lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: WP.

Một người biểu tình Palestine ném lựu đạn hơi cay về phía binh sĩ Israel ở thành phố Bethlehem hôm 7/12. Ảnh: Reuters.
 Một người biểu tình Palestine ném lựu đạn hơi cay về phía binh sĩ Israel ở thành phố Bethlehem hôm 7/12. Ảnh: Reuters.

Khói đen mù mịt trên đường phố Bethlehem trong cuộc đụng độ hôm 7/12. Ảnh: Getty Images.
Khói đen mù mịt trên đường phố Bethlehem trong cuộc đụng độ hôm 7/12. Ảnh: Getty Images. 

Cảnh sát Israel định bắt giữ một thiếu niên Palestine gần Cổng Damascus ở Thành phố cổ Jerusalem. Ảnh: Reuters.
Cảnh sát Israel định bắt giữ một thiếu niên Palestine gần Cổng Damascus ở Thành phố cổ Jerusalem. Ảnh: Reuters. 

Cảnh giằng co giữa người biểu tình Palestine và lực lượng an ninh Israel bên ngoài Cổng Damascus ở Thành phố cổ Jerusalem hôm 7/12. Ảnh: Getty Images.
 Cảnh giằng co giữa người biểu tình Palestine và lực lượng an ninh Israel bên ngoài Cổng Damascus ở Thành phố cổ Jerusalem hôm 7/12. Ảnh: Getty Images.

Khói đen bao trùm không gian trong cuộc đụng độ dữ dội ở Ramallah thuộc khu Bờ Tây. Ảnh: Getty Images.
 Khói đen bao trùm không gian trong cuộc đụng độ dữ dội ở Ramallah thuộc khu Bờ Tây. Ảnh: Getty Images.

Người đàn ông Palestine tìm chỗ ẩn náu trong cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Israel ở khu định cư Do Thái Beit El, gần thành phố Ramallah ở Bờ Tây. Ảnh: Reuters.
 Người đàn ông Palestine tìm chỗ ẩn náu trong cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Israel ở khu định cư Do Thái Beit El, gần thành phố Ramallah ở Bờ Tây. Ảnh: Reuters.

Hơi cay mù mịt trong cuộc biểu tình ở khu định cư Beit El, gần Ramallah, ngày 7/12. Ảnh: Reuters.
Hơi cay mù mịt trong cuộc biểu tình ở khu định cư Beit El, gần Ramallah, ngày 7/12. Ảnh: Reuters. 

Lính Mỹ thiệt mạng trong chiến dịch quân sự của TNK tại Syria

(Kiến Thức) - Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria đã bước sang ngày thứ bảy và gây thương vong cho nhiều bên. Mới đây, hai quân nhân Mỹ tử nạn trong các cuộc không kích của Ankara tại vùng Afrin, Aleppo. 

Hãng thông tấn Sputnik dẫn nguồn tin cho biết, hai quân nhân Mỹ đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng Afrin, tỉnh Aleppo, ngày 25/1. Hiện tại, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria vẫn đang diễn ra ác liệt. Ảnh: Reuters.
 Hãng thông tấn Sputnik dẫn nguồn tin cho biết, hai quân nhân Mỹ đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng Afrin, tỉnh Aleppo, ngày 25/1. Hiện tại, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria vẫn đang diễn ra ác liệt. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim ngày 26/1 tuyên bố, hơn 300 "tên khủng bố" đã bị tiêu diệt kể từ khi Ankara bắt đầu chiến dịch tại Afrin hôm 20/1. Ảnh: FNA.
 Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim ngày 26/1 tuyên bố, hơn 300 "tên khủng bố" đã bị tiêu diệt kể từ khi Ankara bắt đầu chiến dịch tại Afrin hôm 20/1. Ảnh: FNA.

Được biết, các cuộc giao tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ, phiến quân do Ankara hậu thuẫn với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở Afrin đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng hoặc bị thương. Ảnh: Reuters.
Được biết, các cuộc giao tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ, phiến quân do Ankara hậu thuẫn với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở Afrin đã khiến nhiều dân thường thiệt mạng hoặc bị thương. Ảnh: Reuters. 

Theo hãng Hawar của người Kurd, tính đến ngày 24/1, 35 dân thường đã thiệt mạng trong các vụ pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Afrin. Ảnh: Reuters.
 Theo hãng Hawar của người Kurd, tính đến ngày 24/1, 35 dân thường đã thiệt mạng trong các vụ pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Afrin. Ảnh: Reuters.

South Front dẫn nguồn tin an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, 7 chiến binh thuộc Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) đã bị Ankara bắt giữ trong khi người Kurd tuyên bố "tóm sống" 16 lính Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AMN/Getty Images.
South Front dẫn nguồn tin an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ cho hay, 7 chiến binh thuộc Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) đã bị Ankara bắt giữ trong khi người Kurd tuyên bố "tóm sống" 16 lính Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AMN/Getty Images.

Trong diễn biến liên quan, YPG xác nhận 18 chiến binh đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Afrin. Ảnh: Reuters.
 Trong diễn biến liên quan, YPG xác nhận 18 chiến binh đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Afrin. Ảnh: Reuters.

Trước đó, Ankara tuyên bố tổng cộng 287 "tên khủng bố" đã bị tiêu diệt trong 4 ngày đầu tiên của chiến dịch tại Afrin. Tuy nhiên, đại diện của YPG bác bỏ thông tin này. Ảnh: Reuters.
 Trước đó, Ankara tuyên bố tổng cộng 287 "tên khủng bố" đã bị tiêu diệt trong 4 ngày đầu tiên của chiến dịch tại Afrin. Tuy nhiên, đại diện của YPG bác bỏ thông tin này. Ảnh: Reuters.

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tập trung tại một ngôi làng gần biên giới với Syria. Ảnh: Reuters.
 Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ tập trung tại một ngôi làng gần biên giới với Syria. Ảnh: Reuters.
Các chiến binh Quân đội Syria Tự do (FSA) do Ankara hậu thuẫn tại một chốt kiểm soát ở Azaz, Syria. Ảnh: Reuter
Các chiến binh Quân đội Syria Tự do (FSA) do Ankara hậu thuẫn tại một chốt kiểm soát ở Azaz, Syria. Ảnh: Reuter

Đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đến ngôi làng biên giới gần thị trấn Hassa ở tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.
Đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đến ngôi làng biên giới gần thị trấn Hassa ở tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.

Mời độc giả xem video: Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria (Nguồn: RT)