Hoa quả Trung Quốc ngập chợ Hà Nội, có loại xưng danh đắt nhất thế giới

Nho ruby roman - loại nho được xem là đắt đỏ nhất thế giới, giờ đây xuất hiện tràn ngập trên chợ mạng với giá chỉ hơn 200.000 đồng/chùm. Lý giải điều này, các tiểu thương cho biết đây là nho giống Nhật được trồng tại Trung Quốc.

Trên thị trường, thời gian này xuất hiện nhiều loại đào Trung Quốc như đào mỏ quả, đào tuyết Lệ Giang, đào tiên,… trong đó loại đào tiên có kích thước khổng lồ đẹp mắt, dù giá lên tới 200.000 đồng/kg vẫn hút khách.

Chị Trang (ở Đê La Thành, Ba Đình) cho biết: Trên đường đi làm, tôi thấy nhiều xe bán hàng rong bày bán đào có kích thước lớn, màu đỏ hồng trông khá hấp dẫn nên mua 3kg về ăn thử. Người bán giới thiệu đây là đào Trung Quốc, tôi mua loại size vừa phải 3 quả/kg, giá 100.000 đồng/kg. Có loại size tới 600gr/quả thì giá dao động từ 180.000 - 200.000 đồng/kg.

Hoa qua Trung Quoc ngap cho Ha Noi, co loai xung danh dat nhat the gioi

Thời điểm chính vụ đào ở Trung Quốc nên nguồn hàng dồi dào, loại nào cũng to tròn, ăn giòn ngọt, khách hàng rất thích.

Khi ăn thử, chị Trang chia sẻ đào không quá ngọt như đào tuyết Lệ Giang cũng không giòn bằng đào mỏ quạ, nhưng ăn cũng thanh mát, phù hợp với người không thích ăn ngọt. Để vài ngày, quả sẽ chín mềm, màu đỏ thẫm hơn, lúc này có thể dùng cắt miếng pha trà đào.

Nhiều cửa hàng hoa quả tại các chợ dân sinh hay các xe bán hàng rong, thời gian này tràn ngập đào, mận, được treo biển là đặc sản Bắc Hà hay Sa Pa. Điểm chung của các loại quả trên là kích thước lớn, chúng còn được gọi là mận, đào khổng lồ. Trong đó, mận nặng gần 200gr/quả còn đào có trọng lượng lên tới 400 - 600gr/quả.

Trao đổi với phóng viên, một tiểu thương bán hàng trên phố Xã Đàn cho biết, đào hiện bán khá chạy, có ngày chị bán hết chục thùng các loại đào từ đào tuyết, đào tiên Bắc Kinh, đào mỏ quạ… Mỗi thùng được đóng 9 quả. Dù giá đào cao nhưng bán chạy như tôm tươi. Nhiều người mua đào để đi biếu vì quả to đẹp mắt, hoặc một số cửa hàng cafe mua cả thùng về ngâm đường làm trà đào. Đây là thời điểm chính vụ đào ở Trung Quốc nên nguồn hàng dồi dào, loại nào cũng to tròn, ăn giòn ngọt, khách hàng rất thích.

Trong khi đó, mận bán chậm hơn. Chị chia sẻ nhiều nơi đặt biển mận Bắc Hà nhưng thực tế không phải, họ đặt như vậy vì sợ tâm lý khách hàng thấy mận Trung Quốc sẽ không mua. Hiện chị đang rao bán mận với giá 120.000 đồng/kg, nhưng với khách hàng chưa biết mận này, mua vài quả ăn thử thì chị chỉ lấy 10.000 đồng/lạng.

Hoa qua Trung Quoc ngap cho Ha Noi, co loai xung danh dat nhat the gioi-Hinh-2

Mận khổng lồ được bán với giá khá cao, 100.000-120.000 đồng/kg.

Loại mận này quả to như quả trứng, 1kg được khoảng 9-10 quả, vỏ bên ngoài màu tím đậm, ruột bên trong màu vàng, ăn giòn, vị chua thanh, khác hẳn mận hậu.

Bên cạnh đào và mận, thời gian gần đây, nho ruby roman - loại nho được mệnh danh đắt đỏ nhất thế giới, bỗng xuất hiện tràn lan trên chợ mạng với giá rẻ giật mình. Vào tháng 7/2016 có một chùm nho được đấu giá thành công tại Nhật Bản với giá trị gần 11.000 USD (tương đương 245 triệu đồng). Khi về Việt Nam, nho ruby roman có giá 11 triệu đồng/chùm, hoặc có nơi bán lẻ thì 350.000 đồng/quà. Thế nhưng giờ chúng lại được rao bán với giá chỉ bằng 1/40, khoảng 560.000 đồng/thùng 2 chùm, tương đương 1,3-1,5 kg.

Hoa qua Trung Quoc ngap cho Ha Noi, co loai xung danh dat nhat the gioi-Hinh-3

Nho Ruby nội địa Trung được rao bán với giá rẻ bằng 1/40 so với hàng Nhật.

Chị Huyền, một người chuyên bán hoa quả online, cho biết nho ruby hàng Nhật thì giá vẫn đắt đỏ như thế bởi quy trình trồng loại nho này khắt khe, nên số lượng không nhiều. Để được phép đem bán, mỗi trái nho ruby roman cần phải đạt được các tiêu chí như nặng trên 30g, có độ đường đạt từ 18% trở lên, đồng thời mỗi chùm phải đạt số quả cần thiết và nặng khoảng 700g. So với loại nho mẫu đơn thì Roby Roman mềm và thơm hơn.

Tuy nhiên, 2-3 năm nay giống nho này đã được trồng thành công tại Vân Nam, chất lượng được đánh giá là được 80% so với quả trồng tại Nhật Bản. Thế nên hàng mới có nhiều, giá lại rẻ, người dân có cơ hội được thưởng thức.

“Đặc trưng của loại nho này là vỏ dày, khiến mỗi trái nho khi cắn cảm giác như viên kẹo nổ vậy. Bên trong thịt quả mướt như thạch, ngọt đậm đà và thoảng hương rượu sang trọng. Sẽ là khập khiễng nếu so sánh nho ruby nội địa Trung với nho Nhật, nhưng loại nho này vẫn được đánh giá khá ổn so với nhiều loại nho trên thị trường hiện nay và với giá chỉ hơn 200.000 đồng/chùm thì cũng rất đáng để thử”, chị cho biết thêm.

Đào, mận Trung Quốc ngập chợ, giá cao hơn hoa quả nội địa vẫn hút khách mua

Không còn được bán với giá siêu rẻ, đào và mận Trung Quốc thời gian gần đây được bày bán khắp các chợ với giá cao chót vót.

Không còn được bán với giá “siêu rẻ” như những năm trước đây, đào và mận Trung Quốc thời gian gần đây được bày bán khắp các chợ với giá cao chót vót nhưng vẫn đắt hàng.

Thời gian này, dạo quanh các khu chợ dân sinh, các cửa hàng hoa quả hay sạp trái cây vỉa hè, không khó để thấy hàng loạt các loại hoa quả của Việt Nam được bày bán với giá khá rẻ và rẻ hơn nhiều so với những năm trước đây do tình hình xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc còn nhiều khó khăn.

Mê mẩn với ngôi nhà thiết kế ấn tượng bất ngờ ở Đồng Nai

Nhờ thiết kế hai giếng trời mà người sống trong nhà có thể cảm nhận được bình minh với những tia nắng sớm, hoàng hôn với nắng chiều, tối với trăng sao và cả những cơn mưa.

Me man voi ngoi nha thiet ke an tuong bat ngo o Dong Nai
Ngôi nhà này nằm trong một phường nhỏ ở tỉnh Đồng Nai, chủ sở hữu là một kỹ sư phần mềm trẻ và anh muốn dành tặng ngôi nhà cho mẹ và em gái. 

“Đội lốt” hoa quả ngoại: Siêu lợi nhuận và nguy cơ thất thu thuế

Với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ, các cửa hàng, hệ thống kinh doanh hoa quả nhập khẩu đã thu lãi bạc tỷ.

Trong khi đó, nhà nước có nguy cơ bị thất thu thuế, người tiêu dùng thì mua phải hàng hóa kém chất lượng, bị "móc túi" không thương tiếc.

Các loại hoa quả được quảng cáo là hàng nhập khẩu được bán với đủ các mức giá khác nhau.

Nhập nhèm nguồn gốc, nguy cơ thất thu thuế

Những ngày qua, Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh về tình trạng hàng trăm cửa hàng hoa quả ở Hà Nội quảng cáo hàng nhập khẩu 100%, cam kết nguồn gốc rõ ràng. Thế nhưng, rất nhiều loại hoa quả được bày bán trong các chuỗi cửa hàng "có tiếng" ở Hà Nội vẫn nhập nhèm về nguồn gốc, giá cả.

Ngoài "đặc sản" giá "chát", một số mặt hàng hoa quả nhập khẩu bày bán tại các chuỗi cửa hàng hoa quả sạch, hoa quả ngoại nằm trong diện nghi vấn về pháp lý. Bởi có nhiều sản phẩm không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, chủ cửa hàng không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ.

Điển hình là mặt hàng dâu tây Nhật Bản được bán tại cửa hàng Fresh Fruits (địa chỉ 296 Cầu Giấy, thuộc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu Hồng Điệp), nhân viên cửa hàng đã không thể đưa ra các giấy tờ chứng nhận xuất xứ sản phẩm cho khách hàng. Trong khi đó, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản phẩm dâu tây Nhật Bản chưa được cơ quan này cho phép nhập về Việt Nam.

Dâu tây Nhật chưa được cho phép nhập khẩu về Việt Nam. Ảnh: PV

Cũng tại nhiều cửa hàng khác thuộc hệ thống Fresh Fruits, các loại quả như dưa sữa, dưa lưới, nho sữa... được nhân viên cam kết là hàng Nhật Bản "xịn". Nhưng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) lại khẳng định với Lao Động là các mặt hàng này chưa được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Tương tự, tại các chuỗi cửa hàng của các thương hiệu lớn như Fuji, DP Fruits, MT Fruits... theo ghi nhận của phóng viên, cũng đang bày bán rất nhiều loại quả như lựu, chà là, dưa, mận... được quảng cáo là hàng Nhật Bản, hàng Mỹ, Nam Phi, nhưng thực chất trong danh mục các loại hoa quả được phép nhập khẩu vào Việt Nam lại không có tên những sản phẩm này.

Người tiêu dùng lạc trong "ma trận" hoa quả nhập khẩu nhập nhèm về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm.

Theo tìm hiểu của phóng viên Lao Động, hiện nay, Việt Nam nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc các loại quả như anh đào, bưởi, cam, chanh, đào, dâu tây, dưa (dưa hấu, dưa lê, dưa vàng), hồng, kiwi, lê, lựu, mận, nhãn, nho, quất, quýt, táo, táo ta, vải, xoài.

Nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ các loại quả anh đào, lê, nho, táo, việt quất, cam; nhập ở Úc là quýt, nho, anh đào; New Zealand nhập các loại anh đào, chanh leo, hồng, kiwi, mơ, táo, việt quất; Hàn Quốc là nho, táo, dâu tây; Nhật Bản nhập về táo, lê, cam và Nam Phi có nhập khẩu táo, lê, nho.

Các loại quả như dâu tây, dưa Nhật; lựu Peru, Ai Cập, Úc, Ấn Độ; mận Mỹ… đều chưa được Bộ NNPTNT cho phép nhập khẩu vào Việt Nam. Điều đó có nghĩa, những loại quả nêu trên đang được bày bán trên thị trường, một là hàng xách tay, có dấu hiệu trốn thuế; hai là hàng giả mạo nguồn gốc, xuất xứ.

Theo quy định của Nghị định 98 của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 10.2020, hành vi kinh doanh, bán hàng xách tay sẽ bị coi là bán hàng nhập lậu và sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền lên đến hàng trăm triệu đồng nếu hàng hóa đó không có hóa đơn chứng từ.

Cần câu trả lời của các cơ quan quản lý

Thông tin của Lao Động, trong những năm qua, số lượng đầu mối nhập khẩu trái cây của Việt Nam tăng đột biến ở mức 2 - 3 con số.

Bằng chứng là trên khắp các con phố, các cửa hàng, hệ thống kinh doanh hoa quả nhập khẩu "mọc lên như nấm". Hoa quả gắn mác nhập khẩu còn tràn ra các chợ dân sinh và điểm chung là đều được bán mức giá đắt đỏ từ vài trăm, hay lên đến cả triệu đồng/kg.

Trong khi đó, một sự thật chua chát là các loại hoa quả của Việt Nam bị "đánh bật" ra vỉa hè và phải bán với "giá giải cứu". Thậm chí, được "đội lốt", "hô biến" thành hàng ngoại bằng cách gắn thêm tem mác như chúng tôi đã phản ánh trong các bài viết trước.

Hàng loạt sản phẩm trên thị trường không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: PV

Theo một vị Giám đốc công ty nhập khẩu trái cây, nhiều loại hoa quả ngoại có giá không cao, nhưng nhập về Việt Nam lại thành hàng cao cấp do chi phí vận chuyển, thuế, bảo quản hao hụt... Để cạnh tranh, nhiều nhà nhập khẩu đã cố tình lập lờ nguồn gốc hàng hóa, trà trộn hàng giá thấp với giá cao để đạp giá xuống, giành thị phần.

"Với cách thức này, người tiêu dùng rất khó nhận biết chất lượng hàng tốt hay hàng xấu, trong khi nhà bán lẻ có thể nhận ra nhưng cũng khó chứng minh được việc pha trộn này để trả hàng cho đầu mối, nên cũng đành nhắm mắt làm ngơ, chỉ người tiêu dùng chịu thiệt", vị này cho hay.

Hiện nay, Bộ Tài chính là cơ quan được Chính phủ giao quản lý nhà nước về giá; Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về giá quy định tại các Điều 5, 8, 10, 12, 13, 14 và Điều 16 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24.9.2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Để xảy ra việc giá cả hoa quả nhập khẩu chênh lệch, nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu "đội lốt" hoa quả nhập khẩu... có trách nhiệm của các cơ quan liên quan như Cục Quản lý giá, Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan... Nếu có dấu hiệu gian lận về giá, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng… của các loại hoa quả nhập khẩu, những cơ quan này cần phải vào cuộc để xử lý theo các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, 7 tháng năm 2022, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,92 tỉ USD, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Chiều ngược lại, tính đến hết tháng 7 năm nay, Việt Nam chi tới 1,1 tỷ USD nhập khẩu rau quả, tăng 27,3% so với cùng kỳ.

Trong đó, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia là ba thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2022, lần lượt chiếm tỉ trọng 35,6%, 16,4% và 9,3%.