Hòa Bình tiếp tục chỉ đạo thanh tra việc người dân Kỳ Sơn mất đất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Quách Tất Liêm tiếp tục chỉ đạo UBND TP Hòa Bình kiểm tra, thanh tra việc 38 hộ gia đình trú tại phường Kỳ Sơn bỗng dưng mất đất.

Lần thứ 2 thanh kiểm tra
Mới đây, UBND tỉnh Hòa Bình tiếp tục có văn bản chỉ đạo UBND TP Hòa Bình kiểm tra, thanh tra làm rõ sự việc 38 hộ gia đình trú tại phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình), kêu cứu vì bỗng dưng mất đất.
Theo đó, ngày 13/9/2024 Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình ban hành văn bản số 8693/VPUBND-KTN, gửi UBND TP Hòa Bình. Nội dung văn bản nêu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Quách Tất Liêm chỉ đạo, giao UBND TP Hòa Bình thực hiện kiểm tra, thanh tra để giải quyết nội dung đề nghị của Báo Tri thức và Cuộc sống theo quy định.
“Văn phòng UBND tỉnh thông báo để UBND TP Hòa Bình biết, thực hiện” - trích văn bản.
Đây là lần thứ 2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Quách Tất Liêm chỉ đạo UBND TP Hòa Bình kiểm tra, thanh tra sự việc này. Trước đó, ngày 19/7/2024, Văn phòng UBND tỉnh Hòa Bình đã có văn bản số 6541/VPUBND-KTN, chỉ đạo UBND TP Hòa Bình.
Hoa Binh tiep tuc chi dao thanh tra viec nguoi dan Ky Son mat dat
Nhiều hộ dân ở phường Kỳ Sơn (Hòa Bình) đang sinh sống, chăn nuôi, sản xuất ổn định, nay bỗng dưng mất đất.  
Một ngày cấp 6 GCNQSDĐ... cho một hộ
Trong loạt bài viết trước đó, Báo Tri thức và Cuộc sống nêu đơn thư của ông Nguyễn Văn Đoàn, bà Nguyễn Thị Miên, Đinh Thị Thảnh (trú tại tổ dân phố số 6, phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; đứng đơn đại diện cho 38 hộ gia đình trú tại phường Kỳ Sơn), phản ánh việc nhiều diện tích đất khai hoang trồng rừng sản xuất, cây lâu năm, cây ăn quả, đất ở... của các hộ dân nơi đây bỗng dưng thuộc Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của gia đình khác.
Theo các hộ dân, từ những năm 1970, họ khai hoang để trồng cây lâm nghiệp và cây lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi, làm nhà sinh sống tại đồi Mí, Thăm Thay, Suối Cạn, khu vực xóm Mỏ, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình).
Đang sinh sống, chăn nuôi, sản xuất ổn định, khoảng cuối năm 2017 đến giữa 2018, các hộ dân bất ngờ nhận được thông báo của Công an huyện Kỳ Sơn (nay là Công an TP Hòa Bình) về việc hộ gia đình ông N.T.H., bà N.T.D. (cùng trú tại tổ dân phố số 6, phường Kỳ Sơn) tố cáo phá hoại tài sản trên đất của họ. Đến làm việc với cơ quan chức năng, người dân mới tá hỏa phát hiện nhiều diện tích đất của họ đã nằm trong GCNQSDĐ của ông H., bà D..
Hộ ông H., bà D., đã được UBND huyện Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình) cấp 06 GCNQSDĐ trong cùng ngày 28/12/2012, tại các thửa 76, 78, tờ bản đồ số 02 và thửa 314, 344, 387, 390 tờ bản đồ số 01. Tổng diện tích đất là 38,5 ha.
Hoa Binh tiep tuc chi dao thanh tra viec nguoi dan Ky Son mat dat-Hinh-2
 Quyết định thu hồi GCNQSDĐ thửa đất 390 của UBND TP Hòa Bình - một trong 06 GCNQSDĐ đã cấp cho hộ ông H., bà D..
Hoa Binh tiep tuc chi dao thanh tra viec nguoi dan Ky Son mat dat-Hinh-3
Tên của các lãnh đạo, cán bộ, cá nhân ghi trong biên bản xác định ranh giới, mốc giới của thửa đất 390 đã cấp GCNQSDĐ cho hộ ông H., bà D. trước đó. 
Nhằm thông tin đa chiều, khách quan các nội dung liên quan ngày 16/8/2024, PV Báo Tri thức và Cuộc sống liên hệ với Văn phòng UBND TP Hòa Bình (sau khi tỉnh chỉ đạo thanh tra - PV), và được một đại diện cho biết lãnh đạo thành phố có giao nhiệm vụ cho Phòng tài nguyên và môi trường thành phố thông tin với PV. 
Trong các ngày 16 và 27/8/2024, PV liên hệ với ông Lê Quang Huân - Trưởng Phòng tài nguyên và môi trường TP Hòa Bình, nhưng ông Huân báo bận, rồi giao cho chuyên viên Nguyễn Thị Bích Phương xử lý thông tin.
Bà Phương sau đó gửi cho PV văn bản số 1820/UBND-TTr ngày 31/5/2024 của UBND TP Hòa Bình, về việc xem xét, giải quyết nội dung đơn của ông Nguyễn Văn Đoàn, bà Nguyễn Thị Miên, bà Đinh Thị Thảnh (đại diện cho 38 hộ dân), tại tổ 6, phường Kỳ Sơn.
Đến ngày 16/9/2024, bà Phương gửi thêm cho PV văn bản số 3261/UBND-TNMT, đây là báo cáo được thành phố gửi UBND tỉnh Hòa Bình.
Trong văn bản có nêu đến việc năm 2012 UBND huyện Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình) cấp 06 GCNQSDĐ nêu trên cho hộ ông N.T.H., bà N.T.D, tại các thửa 76, 78, tờ bản đồ số 02 và thửa 314, 344, 387, 390 tờ bản đồ số 01. Sau đó, UBND TP Hòa Bình ban hành Quyết định số 1597/QĐ-UBND về việc thu hồi quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất, thửa đất 390 nhưng ông H., không đồng ý...
Hiện tại, dư luận và người dân đang quan tâm quy trình cấp 06 GCNQSDĐ cho hộ H., bà D., thực hiện ra sao? Tại sao trong cùng một ngày UBND huyện Kỳ Sơn (nay là TP Hòa Bình) cấp tới 06 GCNQSDĐ cho hộ gia đình ông H., bà D? Trường hợp diện tích đất 40ha đã cấp GCNQSDĐ cho hộ này thuộc phạm vi đất Lâm trường cũ thì việc đo đạc, thu hồi có được thực hiện? Trách nhiệm các tổ chức, cá nhân trong việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ, cấp hàng loạt GCNQSDĐ cho hộ ông H., bà D., chồng lấn lên đất của 38 hộ dân ở phường Kỳ Sơn như thế nào (nếu có)?
Đến nay, sự việc vẫn chưa được làm rõ, xử lý dứt điểm khiến cuộc sống, sản xuất của 38 hộ dân ở phường Kỳ Sơn bất ổn, không tập trung, phía UBND TP Hòa Bình lại đề nghị công dân gửi đơn đến TAND để được xem xét, giải quyết.

Bảo vệ được cấp loạt GCNQSDĐ?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND phường Kỳ Sơn - cho biết, khu vực người dân phản ánh, trước đây, ông N.T.H., được Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình giao cho bảo vệ, trông coi cây xanh (cây thông) với diện tích hơn 100 ha, nhưng ông H., không cung cấp hồ sơ hay giấy tờ. Đối với thửa đất 390, tờ bản đồ số 01, trước đây, người dân địa phương vào khai hoang, có cây trồng và canh tác. Đến nay, một số hộ đang canh tác đan xen.

Sau khi tiếp nhận đơn kêu cứu, đề nghị của công dân về việc ông H. được cấp GCNQSDĐ chồng lấn lên diện tích đất của các hộ dân, phường Kỳ Sơn đã thành lập tổ xác minh theo đúng quy định.

Hoa Binh tiep tuc chi dao thanh tra viec nguoi dan Ky Son mat dat-Hinh-4
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình). 

“Phường đang tiến hành các bước theo thẩm quyền, tiến hành hòa giải 2 lần giữa 38 hộ dân với gia đình ông H., nhưng không thành. Sau đó, người dân tiếp tục có đơn kêu cứu, đề nghị với UBND thành phố", ông Nghĩa nói.
Đề cập quy trình cấp GCNQSDĐ, trong đó có thửa 390 cho hộ ông H., Phó Chủ tịch UBND phường Kỳ Sơn nói, khi đó, ông chưa tiếp nhận nhiệm vụ, nên không nắm được.

“Hồ sơ ban đầu xét, xác nhận thửa 390 từ cấp xã (cũ) để cấp GCNQSDĐ cho ông N.T.H., phường cũng không quản lý mà là thành phố”, ông Nghĩa thông tin.

* Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin.

Người dân kêu cứu vì mất đất, chính quyền địa phương nói gì?

Hàng chục hộ dân ở phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) cho rằng, nhiều diện tích đất khai hoang trồng rừng, sản xuất của họ ổn định những năm qua, nay lại có trong Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất của gia đình khác.

Phản ánh đến Khoa học và Đời sống/ Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Nguyễn Văn Đoàn, bà Nguyễn Thị Miên, Đinh Thị Thảnh (tổ dân phố số 6, phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; đứng đơn đại diện cho 38 hộ gia đình trú tại phường Kỳ Sơn), lo lắng trước việc nhiều diện tích đất khai hoang trồng rừng sản xuất, cây lâu năm, cây ăn quả, đất ở... của các hộ dân nơi đây bỗng dưng thuộc Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) của gia đình khác.
Nguoi dan keu cuu vi mat dat, chinh quyen dia phuong noi gi?
 Một góc khu đất trồng rồng rừng sản xuất, cây lâu năm, cây ăn quả của người dân phường Kỳ Sơn nằm trong GCNQSDĐ của hộ ông H.

Hoàng Hà Mobile nợ vay gấp 9 lần vốn chủ sở hữu

Tính đến ngày 31/12/2023, vốn chủ sở hữu của Hoàng Hà Mobile là hơn 131,6 tỷ đồng. Như vậy, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của công ty là gấp hơn 9 lần.

Công ty cổ phần Xây dựng và đầu tư thương mại Hoàng Hà (Hoàng Hà Mobile) được thành lập vào năm 1996, tại TP Hà Nội. Năm 2004, Hoàng Hà Mobile chính thức trở thành nhà phân phối điện thoại di động chính hãng hợp tác với nhiều nhãn hàng lớn hàng đầu như: Samsung, OPPO, Nokia, Huawei,..
Từ năm 2019, Hoàng Hà Mobile chính thức hợp tác với ông lớn ngành viễn thông MobiFone Việt Nam mở chuỗi chi nhánh bán hàng liên kết, nâng tổng số chi nhánh tới hơn 60, đồng thời phủ khắp 30 tỉnh thành trên cả nước. Chỉ một năm sau đó (năm 2020), Hoàng Hà Mobile trở thành nhà bán lẻ ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam.

Khối tài sản khủng của nữ diễn viên ngồi không cũng kiếm trăm tỷ

Ngoài thu nhập từ diễn xuất, Song Hye Kyo còn kiếm tiền nhờ các hợp đồng quảng cáo, cát-xê dự sự kiện và đầu tư bất động sản...

Khoi tai san khung cua nu dien vien ngoi khong cung kiem tram ty
 Song Hye Kyo là một trong những ngôi sao hàng đầu của Hàn Quốc. Ngoài sự nghiệp thành công, Song Hye Kyo còn là người mẫu cho nhiều thương hiệu lớn. Ảnh: Allkpop