Hỗ trợ Syria giúp Nga thành “cường quốc ngoại giao”

(Kiến Thức) - Việc hỗ trợ Syria trong cuộc chiến chống phiến quân Hồi giáo cực đoan đang giúp Nga dần trở thành một “cường quốc ngoại giao”.

Nga dần trở thành "cường quốc ngoại giao"
Trong một bài báo gần đây đăng trên trên cổng thông tin Walla của Israel, nhà báo Amit Leventhal cho rằng, việc hỗ trợ Syria trong cuộc chiến chống phiến quân Hồi giáo cực đoan đang giúp Nga dần trở thành một “cường quốc ngoại giao” như Tổng thống Nga Vladimir Putin “hằng mơ ước”.
Trong bài báo, nhà báo Leventhal lập luận rằng Nga đã hỗ trợ Syria vào đúng thời điểm, tiếp tục ủng hộ chính phủ Syria trước cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 70 diễn ra tại New York (Mỹ) vào cuối tháng này. Dự kiến, Tổng thống Putin sẽ có bài phát biểu về thành tích ngoại giao Nga tại cuộc họp.
Nhà báo Leventhal tin rằng, nhà lãnh đạo Nga có lý do để ăn mừng khi “mục tiêu đưa Nga trở lại vị trí cường quốc và có tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế đang dần đạt được”.
Ho tro Syria giup Nga thanh “cuong quoc ngoai giao”
Tổng thống Nga Vladimir Putin. 
Levanthal nhấn mạnh điều này đồng nghĩa với việc Moscow tiếp tục hỗ trợ chính phủ Syria, bao gồm cung cấp vũ khí tiên tiến cũng như mở rộng sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria thông qua việc xây dựng một căn cứ không quân lớn ở Latakia.
Theo nhà báo Leventhal, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chọn được "thời điểm hoàn hảo”.
“Cuối tháng này, các nguyên thủ quốc gia trên thế giới sẽ tới New York, Mỹ. Những cuộc chiến tranh ở Trung Đông và khủng hoảng tị nạn sẽ được đưa ra thảo luận”, nhà báo cho biết.
Xuất hiện tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc vào ngày 28/9, Tổng thống Valadimir Putin sẽ không đến tay không.
“Ông ấy sẽ đề xuất giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria, bao gồm đối thoại song phương giữa Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phe đối lập. Đồng thời, đề xuất việc thành lập một liên minh chống phiến quân IS”, Leventhal nhận định.
Theo nhà báo, sự ủng hộ của Moscow dành cho Tổng thống Assad trong cuộc xung đột Syria đã biến Nga “thành một nhân tố ngoại giao mà Liên Hợp Quốc phải tính đến và đó là một thành công lớn của Putin”.
“Chậm mà chắc, ông Putin đang tận dụng sự bối rối của phương Tây cũng như tình thế của Mỹ để củng cố vị thế của Nga”, nhà báo lập luận.
Lấp khoảng trống mà Mỹ để lại ở Trung Đông
Ở Trung Đông, “Putin tìm cách lấp khoảng trống do Mỹ để lại và gây ảnh hưởng đối với những quốc gia mất sự ủng hộ của Washington”.
Leventhal tiếp tục nói về mối quan hệ thân thiết của Nga với “đồng minh” - chính phủ Ai Cập của Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi.
“Nga đang cung cấp vũ khí cho quân đội Ai Cập và hỗ trợ nước này trong cuộc chiến chống các nhóm khủng bố thánh chiến, thúc đẩy một dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Ai Cập. Về phía Ai Cập, Tổng thống nước này cam kết ủng hộ các đề xuất của Nga về Syria”, Leventhal dẫn chứng.
Leventhal nhấn mạnh rằng “trong nỗ lực giành được sự ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông và trên thế giới, Nga cũng đã phát triển mối quan hệ giữa các quốc gia vùng Vịnh, kể cả với Ả-rập Xê-út, với hy vọng thuyết phục họ đồng tình với sáng kiến của Moscow về Syria”. 
Gần đây, các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia Trung Đông đã tới thăm Nga, trong đó có Vua Abdullah II của Jordan - một trong những đồng minh chính của Mỹ. Ông thừa nhận tầm quan trọng của Nga khi nói rằng cuộc xung đột Syria phải được giải quyết, và rằng Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc thống nhất các lực lượng của phe đối lập Syria và đưa họ đến một cuộc đối thoại nhằm giải quyết khủng hoảng.
Ho tro Syria giup Nga thanh “cuong quoc ngoai giao”-Hinh-2
Những cuộc giao tranh tại Syria đã khiến hàng triệu người phải rời khỏi đất nước. 
Tuy nhiên, một số cường quốc ở Trung Đông, trong đó có Ả-rập Xê-út và Israel, không đồng tình với đề xuất của Nga.
“Moscow cần thời gian để thuyết phục họ, đặc biệt là các nước đồng minh của Mỹ”, Leventhal nói.
Leventhal nhắc lại, "Tuần này, Tổng thống Putin giải thích rằng nếu không có sự hỗ trợ của Nga, tình hình ở Syria sẽ còn tồi tệ hơn, đất nước này có thể rơi vào tay phiến quân IS, ngày càng nhiều người tị nạn hơn, và tình hình thậm chí nghiêm trọng hơn so với Libya hiện nay. Nikolai Kozhanov, người trước đây từng là tùy viên quân sự của Nga tại Tehran, nói với CNN về chiến lược của Nga. Theo đó, Nga không phải chiến đấu cho Tổng thống al-Assad. Moscow tin rằng chính phủ Syria đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố IS”.
Theo nhà báo này, Nga sẽ không mở một cuộc tấn công trên bộ ở Syria ngay cả khi cần thiết bởi nguồn lực tài chính hạn chế của nước này. 
Gặt hái thành công
Cũng theo nhà báo Israel, Nga đã trở thành một nhân tố có tầm ảnh hưởng quốc tế từ cách đây hai năm khi Moscow đóng vai trò chính trong việc Syria thực hiện chương trình giải trừ vũ khí.
“Assad không phải là nguồn gốc vấn đề nhưng là chìa khóa để giải quyết”, Leventhal nói về sự phát triển ngày càng lớn mạnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tại đất nước Syria.
Cuối cùng, theo quan điểm của Leventhal, “phương Tây đang đối mặt với thất bại ở Syria, bởi họ đã lựa chọn con đường ngoại giao tiêu cực. Một mặt, phương Tây chống IS nhưng mặt khác lại muốn loại bỏ Tổng thống al-Assad. Vậy ai sẽ lãnh đạo Syria và lãnh đạo như thế nào?”.
Theo quan điểm của nhà báo, “Putin đã gặt hái thành công khi quyết tâm ủng hộ chính quyền ông al-Assad ngay từ khi cuộc nội chiến Syria bắt đầu. Tuyên bố của ông Putin về vai trò của Nga trong việc giải quyết các cuộc xung đột toàn cầu có vẻ rõ ràng hơn”.

TT Putin thừa nhận Nga hỗ trợ Quân đội Syria

Tổng thống Vladimir Putin vừa xác nhận, Nga đang cung cấp các hỗ trợ về mặt huấn luyện và hậu cần cho quân đội Syria.

Đây là lần xác nhận công khai đầu tiên về mức độ liên quan của Nga trong cuộc nội chiến Syria.
TT Putin thua nhan Nga ho tro Quan doi Syria
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: EPA. 

Xung đột Ukraine, Tổng thống Nga thắng cuộc

(Kiến Thức) - Theo truyền thông Pháp, chỉ có một mình Tổng thống Nga Vladimir Putin là người thắng cuộc sau một năm xung đột ở Ukraine.

Trong khi đó, cả phe thân Tây phương ở Kiev lẫn quân nổi dậy thân Nga ở miền đông Ukraine đều thua.
Tháng 3/2014, khi dùng áp lực quân sự sáp nhập Bán đảo Crimea và sau đó ủng hộ quân nổi dậy ở miền đông Ukraine, chủ nhân Điện Kremlin đã chấp nhận rủi ro rất lớn: nước Nga bị suy sụp kinh tế do phương Tây cấm vận trả đũa. Nhưng đổi lại, Tổng thống Putin đã đầy lùi được viễn cảnh Kiev gia nhập NATO và đã trừng phạt chính quyền Ukraine bỏ Nga theo Mỹ và Châu Âu. Kết quả chính trị này chính là mục tiêu mà Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn đạt được.

Ukraine tung đòn cuối cắt đứt quan hệ với Nga?

Chính quyền Ukraine gần đây liên tiếp có những động thái nhằm cắt đứt quan hệ với Nga một cách không thương tiếc.

Các nghị sĩ Ukraine hôm 21/5 đã quyết định hủy bỏ 5 thỏa thuận an ninh then chốt với Moscow, trong đó có thỏa thuận cho phép Nga đưa quân tới một khu vực ly khai của Moldova và mua vũ khí sản xuất tại Ukraine. Đây là một bước đi thêm nữa của chính quyền Kiev nhằm cắt đứt quan hệ với Nga, nước láng giềng sát nách cũng từng là một người “bạn lớn” thân thiết của Ukraine.
Những thỏa thuận vừa hủy bỏ trên thực tế đã bị tạm ngưng ngay từ khi nổ ra cuộc xung đột ở miền đông Ukraine cách đây 13 tháng – một cuộc xung đột mà Kiev đổ lỗi cho điện Kremlin đã kích động gây ra.