"Hồ sơ Panama": Nhắm đánh Nga, phương Tây lại dính đòn đau

(Kiến Thức) - Việc công bố “Hồ sơ Panama”, do tỷ phú George Soros đồng tài trợ, chủ yếu nhằm bôi nhọ Tổng thống Putin, nhưng các chính khách phương Tây lại “dính đòn” đau.

Ngày 3/4, “Hồ sơ Panama” đã được công bố trước toàn thế giới. Đây là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Các tài liệu lấy trộm từ công ty luật Mossack Fonseca ở Panama chuyên về trốn thuế, đã được tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung công bố rộng rãi.
Tỷ phú George Soros - người từng đánh sập đồng bảng Anh - là một trong những người đứng đằng sau vụ công bố "Hồ sơ Panama". Tranh minh họa: sputniknews.com.
Tỷ phú  George Soros - người từng đánh sập đồng bảng Anh - là một trong những người đứng đằng sau vụ công bố "Hồ sơ Panama". Tranh minh họa: sputniknews.com.
Các tài liệu này đã được một mạng lưới các tổ chức được tỷ phú George Soros và CIA tài trợ - trong đó có Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) và Dự án về tội phạm có tổ chức và tham nhũng (OCCRP). Không có gì ngạc nhiên, khi mạng lưới này tập trung vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, một nhà lãnh đạo thế giới không hề có được nêu tên trong “Hồ sơ Panama”.
Trong số các nhà lãnh đạo phương Tây bị dính đòn bởi những tiết lộ trong “Hồ sơ Panama” là Thủ tướng Anh David Cameron, người có cha đã chuyển công ty gia đình từ Panama đến Ireland sau khi ông này lên làm thủ tướng. Công ty của cha Thủ tướng Anh đã trốn thuế hơn 30 năm thông qua việc chuyển trụ sở ra nước ngoài (Panama). Chỉ có điều, Thủ tướng Anh quốc tế khẳng định rằng cả ông lẫn vợ con đều không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ công ty gia đình Cameron.
Chủ tịch Công đảng Anh Jeremy Corbyn, đồng thời là lãnh đạo phe đối lập, đã kêu gọi mở một cuộc điều tra ngay lập tức về việc liệu công ty gia đình Cameron có đầu tư ở các nước khác, gây thiệt hại cho công chúng Anh. Ông Corbyn lên án Thủ tướng Cameron và nói rằng "đây không phải là một vấn đề riêng tư” và “nếu tiền thuế chưa được trả thì một cuộc điều tra phải được tiến hành”.
Ngoài ra, ngày 5/4, Thủ tướng Iceland, ông David Sigmundur Gunnlaugsson, đã đệ đơn xin từ chức sau khi những tài liệu bị rò rỉ trong “Hồ sơ Panama” cho thấy ông này đã sử dụng các công ty vỏ bọc ở hải ngoại để che đậy các khoản “lại quả chính trị” và các hình thức tham nhũng khác.
“Hồ sơ Panama” cũng tiết lộ rằng khoảng 200 công dân Mỹ cũng đã dính líu đến tham nhũng và trốn thuế. Trong danh sách này có những người Mỹ đã bị cáo buộc hoặc bị kết án về tội phạm tài chính nghiêm trọng – trong đó có gian lận trong buôn bán chứng khoán.
Có lẽ cái điều đáng chú ý nhất của “Hồ sơ Panama” lại đến từ máy chủ email cá nhân của ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton. Một loạt các email được tiết lộ ngày 5/4 cho thấy trong năm 2011, Ngoại trưởng Mỹ thời đó là bà Hillary Clinton đã thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do với Panama, bất chấp những cảnh báo từ rằng thỏa thuận này sẽ thúc đẩy sự phát triển của thiên đường trốn thuế và tăng cường hoạt động rửa tiền.
Điều thú vị là danh sách các nhà lãnh đạo được đọc những email này là những người ủng hộ Sáng kiến toàn cầu của bà Hillary Clinton, từ Quốc vương Ả-rập Xê-út đến Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Ngoài ra, tổ chức tài chính phương Tây bị liên lụy nặng nề nhất bởi việc công bố “Hồ sơ Panama” là Deutsche Bank, người đã trả cho bà Clinton 485.000 USD tiền “thù lao nói chuyện” ngay sau khi Thỏa thuận thương mại tự do với Panama được phê duyệt.
Năm 2011, Ngoại trưởng Hillary Clinton ra một tuyên bố ca ngợi FTA với Panama "sẽ giúp cho các công ty Mỹ dễ dàng hơn trong việc bán sản phẩm” và chính quyền Obama "nỗ lực không ngừng để làm sâu sắc thêm hợp tác kinh tế với toàn thế giới, và thỏa thuận này là một ví dụ về sự cam kết đó ".
Ấy thế mà trong ngày 5/4, một ứng cử viên tổng thống khác của Đảng Dân chủ là Bernia Sanders đã cáo buộc bà Hillary Clinton "đã thúc đẩy quốc hội thông qua Hiệp định thương mại tự do với Panama trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ và kết quả là một thảm hoạ”.
Video dân chúng Iceland biểu tình đòi Thủ tướng Gunnlaugsson từ chức vì liên quan đến vụ "Hồ sơ Panama". (Nguồn The Guardian):

Thủ tướng Iceland từ chức vì bê bối hồ sơ Panama

Thủ tướng Iceland Sigmundur Davíð Gunnlaugsson từ chức trước sức ép dữ dội từ công luận trong nước liên quan đến vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama".

Thủ tướng Sigmundur Gunnlaugsson trở thành người đầu tiên chịu hậu quả từ vụ bê bối Hồ sơ Panama trong số nhiều nhân vật lãnh đạo, cựu lãnh đạo và người thân có tên trong danh sách của công ty luật Mossack Fonseca bị đưa ra ánh sáng.
Thu tuong Iceland tu chuc vi be boi ho so Panama
 Thủ tướng Sigmundur Davíð Gunnlaugsson .
Tin Thủ tướng Sigmundur Gunnlaugsson từ chức do Phó chủ tịch đảng Tiến bộ của ông loan báo đêm 5-4 (giờ VN).
Đảng Tiến bộ dự kiến đề cử ông Sigurdur Ingi Jonhansson - hiện giữ chức vụ Bộ trưởng Nông nghiệp và Ngư nghiệp Iceland - vào vị trí thủ tướng.
Ông Sigurdur Ingi Jonhansson nói với các nhà báo rằng đảng của ông sẽ hiệp thương với đảng Độc lập để thống nhất cử ông làm thủ tướng.
Tuy từ chức nhưng ông Sigmundur Gunnlaugsson vẫn làm chủ tịch đảng Tiến bộ.
Reuters cho hay ông Gunnlaugsson từ chức sau khi Tổng thống Iceland là Olafur Ragnar Grimsson từ chối đề nghị giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử sớm của ông Gunnlaugsson.
Thu tuong Iceland tu chuc vi be boi ho so Panama-Hinh-2
Ông Sigmundur David Gunnlaugsson tại Reykjavik, Iceland ngày 5-4. 
Trước đó, ông Sigmundur phủ nhận mình trốn thuế như tiết lộ của "Tài liệu Panama" và các đối tác trong liên minh không còn ủng hộ ông.
Ông Gunnlaugsson và vợ là những người có tên trong "Tài liệu Panama" - tập tài liệu mật "tố" hàng loạt cá nhân, tổ chức trốn thuế thông qua các công ty vỏ bọc. Những người khác bị bêu tên còn có phụ tá của Tổng thống Nga Putin, người nhà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, danh thủ Messi...
Ngày 4-4, hàng chục ngàn người Iceland đổ ra đường biểu tình đòi ông Gunnlaugsson từ chức - cuộc biểu tình được nói là lớn nhất lịch sử Iceland. Trái phiếu chính phủ Iceland bị bán tháo lớn nhất trong năm tháng qua do ảnh hưởng từ vụ rò rỉ Panama.
Cho đến trước lúc quyết định từ chức, ông Gunnlaugsso vẫn một mực phủ nhận mình sai trái và bác bỏ những lời kêu gọi ông từ chức.
Thu tuong Iceland tu chuc vi be boi ho so Panama-Hinh-3
 Người biểu tình ở Icreland giơ biểu ngữ yêu cầu thủ tướng Gunnlaugsso từ chức.
Trong thông báo ra ngày 5-4, ông nói ông sẽ giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử "càng sớm càng tốt" nếu các đối tác trong liên minh của ông không còn ủng hộ ông.
Thủ tướng Gunnlaugsson cho biết ông đã thảo luận vấn đề này với các nhà lãnh đạo của Đảng Độc lập, đảng liên minh hàng đầu với Đảng Cấp tiến của ông.
"Tôi tự hào về công việc mình làm trên chính trường và không sợ khi để nó cho các cử tri phán quyết, cho dù là ngay bây giờ hoặc sau này", ông nói. "Tôi cũng tự hào về vợ mình cùng sự liêm chính và hi sinh mà cô ấy luôn luôn bộc lộ".
Theo Independent, Tổng thống Iceland Ólafur Ragnar Grímsson rút ngắn chuyến thăm Mỹ để xem xét "tình hình rất nghiêm trọng" tại quê nhà. Ông là người có trách nhiệm thành lập các liên minh và chính phủ khẩn cấp trong trường hợp quốc hội hiện tại bị giải tán.
Thu tuong Iceland tu chuc vi be boi ho so Panama-Hinh-4
 Hàng ngàn người Iceland biểu tình đòi ông Gunnlaugsson từ chức.
Hơn 11,5 triệu tài liệu đã bị rò rỉ từ các công ty luật Panama Mossack Fonseca. Trong số những người có tên trong danh sách người ta thấy có những người bạn thân của Tổng thống Nga Vladimir Putin, người thân của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Anh, Iceland, Pakistan và tổng thống của Ukraine.
Các tài liệu rò rỉ gây ra sự phẫn nộ của công chúng về cách mà những người giàu có và nắm quyền lực có thể cất giấu tiền của họ và trốn thuế ra sao trong khi nhiều người khác chịu đựng cuộc sống khắc khổ và khó khăn.
Thu tuong Iceland tu chuc vi be boi ho so Panama-Hinh-5
37 văn phòng của công ty luật Mossack Fonseca trên toàn thế giới với trụ sở chính ở Panama, chi nhánh chính ở châu Âu đặt tại Amsterdam (Hà Lan) và chi nhánh chính ở châu Á đặt tại Hong Kong. 

Nagorno-Karabakh: Khúc dạo đầu của cuộc chiến Azerbaijan-Armenia?

(Kiến Thức) - Quỹ đạo của các cuộc đụng độ gần đây ở Nagorno-Karabakh cho thấy những gì sẽ xảy ra trong cuộc chiến Azerbaijan-Armenia đang hiển hiện ở phía chân trời.

Cuộc chiến Azerbaijan-Armenia ở khu vực Nagorno-Karabakh đã cướp đi sinh mạng của hơn 30 người từ cả hai phía. Sau đó, Azerbaijan tuyên bố ngừng bắn đơn phương.