Hổ mang chúa 18 tuổi dài hơn 4m, nặng đến 20kg

Trước khi chết do già yếu, rắn hổ mang chúa lớn nhất Việt Nam 18 tuổi nặng đến 20 kg, dài gần 4,3 m, cho lượng nọc độc nhiều nhất với 72 lần

Trại rắn Đồng Tâm (thuộc xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Bảo tàng rắn đầu tiên ở Việt Nam.
Ran ho mang chua lon nhat Viet Nam dai hon 4m nang den 20kg
Tiêu bản rắn hổ mang chúa 18 tuổi được trưng bày trong bảo tàng rắn trại Đồng Tâm. 
Hiện Trung tâm lưu giữ tiêu bản của 40 loài rắn quý hiếm với hàng trăm cá thể được giữ gìn trong dung dịch bảo quản như hổ mang đất, cạp nong, cạp nia, rắn biển…
Trong những cá thể được lưu giữ tại đây, có một tiêu bản hổ mang chúa rất lớn. Nó từng là con rắn lớn nhất trong trại rắn ở Việt Nam.
Trung tá Vũ Ngọc Lương - bác sĩ chuyên khoa 1, Phó giám đốc trại rắn Đồng Tâm - cho biết: "Tiêu bản hổ mang chúa này được nuôi dưỡng suốt 18 năm tại trại. Là con rắn lớn nhất, dài nhất tại đây với trọng lượng 20 kg, dài 4,3 m. Là con rắn lớn kỷ lục của trại từ trước tới nay".
Theo chuyên gia Lương, hổ mang chúa tuy thân hình to lớn nhưng lại di chuyển nhanh nên còn gọi là rắn hổ mây. Loài này có nọc cực độc, chỉ với 1 gram nọc có thể giết chết 160 người trưởng thành. Chúng cũng có thể giết chết những con vật to lớn như voi, trâu bò.
Ran ho mang chua lon nhat Viet Nam dai hon 4m nang den 20kg-Hinh-2
So với con hổ mang chúa lớn nhất trại Đồng Tâm hiện nay (trong ảnh, 12kg, dài 4m) thì con hổ mang chúa 18 tuổi nặng hơn gần gấp đôi. 
Loài này cũng rất hung dữ, có thể chủ động tấn công con người chứ không sợ hãi bỏ chạy như những loài rắn khác.
So với con hổ mang chúa lớn nhất trại Đồng Tâm hiện nay (nặng 12 kg, dài 4 m) thì hổ mang chúa 18 tuổi nặng gấp đôi và dài hơn 20 cm. Nó lớn hơn con hổ mang chúa bị người dân bắt ở Đồng Tháp vừa qua đến 3 lần.
Khi được nuôi dưỡng ở trại, hổ chúa 18 tuổi giữ kỷ lục về số lần và lượng cho nọc độc. Trong 18 năm, hổ mang chúa "khủng" được lấy nọc định kì 3 tháng/lần, mỗi lần khoảng 1 ml.
"Trong 18 năm, hổ mang chúa 18 tuổi cho nọc 72 lần với 72 ml. Số nọc này sau khi xử lý thì thu được hơn 21 miligram nọc tinh chất. Nếu đem số nọc độc này điều chế làm huyết thanh trị rắn cắn thì đủ dùng cho cả Việt Nam trong hơn 2 năm bởi nhu cầu huyết thanh hổ chúa hiện nay chỉ 10 miligram/năm", Trung tá Lương cho biết.
Ông Lương cũng tính toán lượng thức ăn mà hổ chúa này tiêu thụ trong suốt cuộc đời lên đến hàng ngàn kg (hổ mang chúa được cho ăn 2 lần/tuần, mỗi lần lượng mồi bằng khoảng 25% trọng lượng cơ thể).
Ran ho mang chua lon nhat Viet Nam dai hon 4m nang den 20kg-Hinh-3
Vẻ to lớn của hổ mang chúa 18 tuổi so với hổ mang đất trong tủ kính. 
Là "công thần" của trại rắn Đồng Tâm nên khi hổ mang chúa này chết do già yếu thì các chuyên gia quyết định giữ lại xác làm tiêu bản trưng bày trong bảo tàng, phục vụ công tác nghiên cứu và tham quan.
Hiện xác hổ mang chúa này được đặt trang trọng ngay cửa chính của bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam.
Xem thêm clip: Ghê rợn người đàn ông tắm chung với rắn hổ mang chúa
Nguồn video: Liveleak.

Hổ mang chúa khổng lồ bị dân khâu miệng giờ ra sao?

Con hổ mang chúa nặng hơn 6 kg, dài 3,1 m bị xuyên dây thép khâu miệng đang được chăm sóc với chế độ đặc biệt tại trại rắn Đồng Tâm.

Trại rắn Đồng Tâm (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đang nuôi dưỡng, bảo tồn hơn 100 cá thể rắn hổ mang chúa, trong đó có con nặng 6,3kg, dài 3,1 m được người dân bắt vào 9/10 tại nhà ông Lê Văn Bồng, xã Phú Đức (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp). Con rắn này sau đó được giao cho cơ quan chức năng và đưa về trại rắn Đồng Tâm chăm sóc, chữa trị vết thương.
Trại rắn Đồng Tâm (huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đang nuôi dưỡng, bảo tồn hơn 100 cá thể rắn hổ mang chúa, trong đó có con nặng 6,3kg, dài 3,1 m được người dân bắt vào 9/10 tại nhà ông Lê Văn Bồng, xã Phú Đức (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp). Con rắn này sau đó được giao cho cơ quan chức năng và đưa về trại rắn Đồng Tâm chăm sóc, chữa trị vết thương. 
Khi được đưa về trại Đồng Tâm, hổ mang chúa khổng lồ này có nhiều vết thương. Nó bị người dân xuyên dây thép khâu miệng để khỏi cắn người, chĩa đâm thủng lỗ lớn cách đầu khoảng 5 cm và bị chích điện gây bỏng.
 Khi được đưa về trại Đồng Tâm, hổ mang chúa khổng lồ này có nhiều vết thương. Nó bị người dân xuyên dây thép khâu miệng để khỏi cắn người, chĩa đâm thủng lỗ lớn cách đầu khoảng 5 cm và bị chích điện gây bỏng. 
Nhận con rắn trong tình trạng bị thương nặng, các chuyên gia trại Đồng Tâm dốc sức cấp cứu, chăm sóc hàng ngày bằng chế độ đặc biệt.
 Nhận con rắn trong tình trạng bị thương nặng, các chuyên gia trại Đồng Tâm dốc sức cấp cứu, chăm sóc hàng ngày bằng chế độ đặc biệt.
Trung tá Vũ Ngọc Lương - bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên gia về rắn của trại Đồng Tâm - cho biết, vết thương do dây thép đâm xuyên miệng khiến rắn bị nhiễm trùng nặng, không thể tự ăn uống. Các vết thương khác khiến hổ mang yếu ớt khó di chuyển. Do vậy, các chuyên gia của trại áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt và theo dõi liên tục để chữa trị. Từng biểu hiện của rắn luôn được để ý và phân tích kỹ.
 Trung tá Vũ Ngọc Lương - bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên gia về rắn của trại Đồng Tâm - cho biết, vết thương do dây thép đâm xuyên miệng khiến rắn bị nhiễm trùng nặng, không thể tự ăn uống. Các vết thương khác khiến hổ mang yếu ớt khó di chuyển. Do vậy, các chuyên gia của trại áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt và theo dõi liên tục để chữa trị. Từng biểu hiện của rắn luôn được để ý và phân tích kỹ.
Sau gần 2 tháng được đưa về trại Đồng Tâm, con rắn hổ mang chúa này đã hồi phục hơn 80%, có thể di chuyển tốt, các vết thương đã liền da. Tuy nhiên nó vẫn chưa thể tự ăn mồi được do miệng từng bị xuyên dây thép và bị nhiễm trùng.
 Sau gần 2 tháng được đưa về trại Đồng Tâm, con rắn hổ mang chúa này đã hồi phục hơn 80%, có thể di chuyển tốt, các vết thương đã liền da. Tuy nhiên nó vẫn chưa thể tự ăn mồi được do miệng từng bị xuyên dây thép và bị nhiễm trùng.
Hiện hổ mang chúa đang lột da, đây là dấu hiệu tốt của quá trình điều trị.
Hiện hổ mang chúa đang lột da, đây là dấu hiệu tốt của quá trình điều trị.
Trung tá Lương cho biết: "Từ ngày được đưa về đến nay, các chuyên gia và nhân viên của trại Đồng Tâm đều bắt rắn ra lau rửa vết thương, bôi thuốc sát trùng, tiêm kháng sinh, thuốc bổ và... đút cho nó ăn".
 Trung tá Lương cho biết: "Từ ngày được đưa về đến nay, các chuyên gia và nhân viên của trại Đồng Tâm đều bắt rắn ra lau rửa vết thương, bôi thuốc sát trùng, tiêm kháng sinh, thuốc bổ và... đút cho nó ăn".
Cũng theo vị chuyên gia, sỡ dĩ mỗi ngày các nhân viên của trại phải đưa mồi tận miệng rắn như người lớn đút trẻ con vì nó còn yếu không thể tự ăn và không ăn được nhiều nên chế độ không giống những con hổ chúa khác . Đối với con rắn khủng này, lượng thức ăn được chia nhỏ ra làm 7 phần, được đút vào chiều tối hàng ngày. Do nó là động vật hoang dã, hung dữ nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm.
 Cũng theo vị chuyên gia, sỡ dĩ mỗi ngày các nhân viên của trại phải đưa mồi tận miệng rắn như người lớn đút trẻ con vì nó còn yếu không thể tự ăn và không ăn được nhiều nên chế độ không giống những con hổ chúa khác . Đối với con rắn khủng này, lượng thức ăn được chia nhỏ ra làm 7 phần, được đút vào chiều tối hàng ngày. Do nó là động vật hoang dã, hung dữ nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm.

Kinh hãi cảnh trăn khổng lồ nuốt chửng Kangaroo

(Kiến Thức) - Cảnh tượng trăn khổng lồ nuốt chửng Kangaroo được một nhân viên kiểm lâm của Vườn quốc gia Nitmiluk, Northern Territory, Australia ghi lại.

Kinh hai canh tran khong lo nuot chung Kangaroo hinh anh
Nhân viên kiểm lâm Paul O'Neill đã đi kiểm tra sau khi nghe thấy tiếng chim bay nháo nhác... 
Kinh hai canh tran khong lo nuot chung Kangaroo hinh anh 1
... và ông đã phát hiện một con trăn khổng lồ đang cố nuốt chửng một con Kangaroo