Ho kiểu này, đi khám phát hiện ung thư giai đoạn cuối

Ho mãi không dứt nhưng cơ thể vẫn khỏe mạnh, người đàn ông sau này đi khám thì bàng hoàng khi nhận kết quả ung thư phổi giai đoạn cuối.

Bác sĩ Lâm Mộng Huệ, một bác sĩ điều trị tại Khoa Lồng ngực, người Trung Quốc, mới đây chia sẻ về một trường hợp ung thư phổi giai đoạn cuối, thu hút đông đảo sự quan tâm, chú ý.
Theo bác sĩ Lâm, một người đàn ông ở độ tuổi 40 bị ho suốt một tháng trời, sau khi đến bệnh viện thăm khám, qua kiểm tra hình ảnh, bác sĩ phát hiện ra ung thư phổi đã di căn đến các cơ quan khác. Khi biết bệnh nhân đã hút thuốc được gần 30 năm, bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân đi điều trị ngay, tuy nhiên bệnh nhân nói: "Tôi không tin! Tôi phải khám thêm vài bệnh viện nữa!"
Đáng tiếc, dù khám ở bao nhiêu bệnh viện, cuối cùng bệnh nhân cũng phải chấp nhận sự thật, mình đã bị ung thư phổi di căn, khó lòng cứu chữa.
Ho kieu nay, di kham phat hien ung thu giai doan cuoi
 Ảnh minh hoạ.
Thực tế, ung thư phổi giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, khi có triệu chứng rõ ràng và tìm đến bác sĩ điều trị, hầu hết đều đã bước vào giai đoạn ung thư tiến triển nặng, khiến bệnh ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao và tỷ lệ sống sót thấp.
Hiện tại, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực liều thấp (LDCT) được xem là biện pháp tầm soát ung thư phổi được khuyến nghị nhiều nhất, có thể phát hiện các nốt phổi nhỏ hơn 1 cm, đồng thời có độ nhạy cao hơn và cơ hội phát hiện sớm các tổn thương cao hơn.
Theo bằng chứng y khoa, sàng lọc LDCT có thể giảm 20% tỷ lệ tử vong do ung thư phổi ở những người nghiện thuốc lá nặng.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi bao gồm hút thuốc lá, các yếu tố môi trường (như khói thuốc thụ động, ô nhiễm không khí, v.v.) và tiền sử bệnh (lao, tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi).
Ở đây cần nhấn mạnh, hút thuốc lá là yếu tố lớn nhất gây ung thư phổi, trung bình 85% ca tử vong do ung thư phổi là do hút thuốc. Trong số bệnh nhân ung thư phổi hút thuốc, tỷ lệ tử vong của nam giới là 22%, gấp 12 lần so với người không hút thuốc và ở nữ tỷ lệ tử vong cao tương tự so với người không hút thuốc.
Theo các báo cáo, thống kê, ung thư phổi có xu hướng trẻ hóa rõ rệt so với hơn 10 năm trước, độ tuổi trung bình chẩn đoán ung thư phổi ở độ tuổi khoảng 60-70 giảm xuống gần 10 năm, từ 50 ~ 60 tuổi, thậm chí có những bệnh nhân dưới 50 tuổi.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi không chỉ là hút thuốc mà còn thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thụ động, ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời, hóa chất hoặc bức xạ và một số tinh chất thơm. Ngoài ra, di truyền, tiền sử gia đình và bệnh phổi mãn tính cũng cần cảnh giác.
>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn

Nguồn video: THĐT

Ham vui với trai trẻ, người phụ nữ 50 tuổi gặp kết đắng

Sau khi từ phòng tắm bước ra, cô Trương phát hiện tình trẻ đã biến mất, toàn bộ trang sức vàng bạc, châu báu và đồ vật có giá trị như ví, điện thoại cũng "không cánh mà bay".

Cô Trương, 50 tuổi, ở Chiết Giang, Trung Quốc, là một người phụ nữ giàu có lại độc thân. Sở thích của cô Trương là lên mạng kết bạn, thông qua một trang web hẹn hò, cô Trương quen anh Vương, người đàn ông đẹp trai tự nhận là 35 tuổi.

Bị liệt khi massage, đi cấp cứu biết ung thư giai đoạn cuối

Tại bệnh viện, cô Hoàng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú di căn xương và di căn gan. Tâm lý "không khám thì không có bệnh" đã khiến cô Hoàng bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất.

Theo thông tin đăng tải, cô Hoàng, 48 tuổi, ở Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc, cách đây 2 năm, khi đang tắm, cô vô tình phát hiện ngực bên trái có một khối u, kích thước bằng một quả trứng. Nhưng cục u không đau cũng không ngứa, nhìn bên ngoài cũng bình thường nên cô Hoàng không đến bệnh viện điều trị.

Người đàn ông khỏi ung thư giai đoạn cuối nhờ thuốc thử nghiệm

Nhận tiên lượng chỉ có thể sống thêm một năm, ông Glynn đã khỏi bệnh sau khi tham gia thử nghiệm dùng thuốc cá nhân hóa.

Robert Glynn, 51 tuổi, một thợ hàn sống ở Greater Manchester (Vương quốc Anh), cho biết ông có thể không còn sống nếu không tham gia thử nghiệm liệu pháp miễn dịch.

Theo Guardian, ông Glynn được chẩn đoán mắc ung thư ống mật một ngày trước sinh nhật lần thứ 49 vào tháng 6/2020. Trước đó, ông đau vai dữ dội, không thể ngủ được.

Ung thư ống mật xảy ra khi các tế bào trong ống mật nhân lên và phát triển nhiều hơn bình thường. Ống mật là những ống nhỏ nối gan, túi mật và ruột, đưa mật vào ruột sau khi ăn, giúp tiêu hóa chất béo.

Vào thời điểm ông Glynn phát hiện bệnh, ung thư đã lan đến tuyến thượng thận và gan với những khối u quá lớn để có thể phẫu thuật. Bác sĩ xác định ung thư ở giai đoạn 4, với tiên lượng bệnh nhân chỉ sống được 12 tháng.

Nguoi dan ong khoi ung thu giai doan cuoi nho thuoc thu nghiem

Ông Glynn chữa khỏi ung thư di căn sau khi dùng thuốc thử nghiệm. Ảnh: PA

Khoảng 1.000 người ở Anh được chẩn đoán mắc ung thư ống mật mỗi năm. Theo Tổ chức Ung thư gan Anh, nếu ung thư đã di căn, chỉ có 2% số bệnh nhân sống qua 5 năm sau khi được chẩn đoán.

Ông Glynn tham gia thử nghiệm lâm sàng loại thuốc trị liệu miễn dịch đã được phê duyệt để chữa ung thư phổi, thận và thực quản. Liệu pháp miễn dịch giúp hệ miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.

Phương pháp điều trị giúp hệ miễn dịch của một người chống lại ung thư, được kết hợp với hóa trị liệu tiêu chuẩn.

Khối u trong gan của ông Glynn đã giảm từ 12cm xuống còn 2,6cm, trong khi khối u tuyến thượng thận giảm từ 7cm xuống 4,1cm. Điều này đồng nghĩa bệnh nhân có thể phẫu thuật vào tháng 4 để loại bỏ các khối u.

Các bác sĩ phẫu thuật chỉ tìm thấy mô chết. Như vậy, việc điều trị đã tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư. “Họ không tìm thấy bất kỳ tế bào ung thư nào đang hoạt động. Các bác sĩ đã kiểm tra các khối u hai lần vì không thể tin được điều đó”, ông Glynn nói.

“Một y tá nói rằng đó là 'phép lạ'. Tôi không thích từ đó, tôi chỉ là một người bình thường nhưng phương pháp đó thực sự ấn tượng. Nếu không có thử nghiệm, tôi sẽ không sống”, ông nói.

Kể từ ca phẫu thuật vào tháng 4 năm nay, ông Glynn không cần điều trị gì nữa. Các đợt chụp cắt lớp cách nhau ba tháng ghi nhận, ông không còn ung thư.

Sau khi biết về mối liên hệ giữa béo phì và ung thư, ông Glynn thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống của mình. Ông giảm hơn 31kg bằng cách cắt bỏ tất cả thực phẩm chế biến sẵn, đường tinh luyện, bơ và sữa. Ông tâm sự: “Đó là cú hích mà tôi cần để thay đổi cuộc đời mình”.

Giáo sư Juan Valle, chuyên gia hàng đầu thế giới về ung thư ống mật, thông tin: “Ông Glynn đã tiến triển rất tốt với phương pháp này do khối u của ông ấy có số lượng đột biến gen cao. Hầu hết bệnh nhân với chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối không có nhiều đột biến trong tế bào ung thư nên việc điều trị sẽ không hiệu quả. Điều đó làm nổi bật tầm quan trọng của y học cá nhân hóa”.

“Kết quả nghiên cứu được các đồng nghiệp của chúng tôi trên toàn thế giới rất mong đợi vì có thể dẫn đến sự thay đổi trong cách điều trị những bệnh nhân như ông Glynn trong tương lai”, Giáo sư Valle nói.

Nguoi dan ong khoi ung thu giai doan cuoi nho thuoc thu nghiem-Hinh-2

Phát hiện mắc nhiều loại ung thư nhờ chi tiết nhỏ trên cơ thể

Người phụ nữ 62 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư sau khi bác sĩ phát hiện những sợi lông mỏng bất thường trên các bộ phận của cơ thể.

Nguoi dan ong khoi ung thu giai doan cuoi nho thuoc thu nghiem-Hinh-3

Cơ thể biến dạng vì uống thuốc bột chữa ung thư

Tin lời người họ hàng làm “thầy thuốc”, một phụ nữ đã mua loại thuốc có giá 1,2 triệu đồng để chữa ung thư cổ tử cung. Ba tháng sau, chị đuối sức phải nhập viện với khuôn mặt và cơ thể bị phì bất thường.