Hình tượng hổ đặc sắc trên loạt cổ vật vô giá của Việt Nam

Hình tượng hổ có lịch sử lâu đời và mang tầm quan trọng đặc biệt trong văn hóa Việt Nam. Cùng cảm nhận điều này loạt cổ vật mang hình hổ đặc sắc.

Hinh tuong ho dac sac tren loat co vat vo gia cua Viet Nam
 Mở cửa từ trước Tết Nguyên Đán Nhâm Dần đến hết ngày 31/8/2022, trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam giới thiệu với công chúng nhiều cổ vật đặc sắc mang hình tượng hổ, trải dài từ thời kỳ Đông Sơn đến thế kỷ 20.
Hinh tuong ho dac sac tren loat co vat vo gia cua Viet Nam-Hinh-2
 Thạp đồng Vạn Thắng, có niên đại cách ngày nay 2.000-2.300 năm, là cổ vật mang tạo hình hổ tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn. Nắp thạp trang bí bốn khổi tượng hổ cắp mồi. Chiếc thạp này được khai quật ở Vạn Thắng, Phú Thọ năm 1962, là hiện vật của Bảo tàng Hùng Vương.
Hinh tuong ho dac sac tren loat co vat vo gia cua Viet Nam-Hinh-3
 Một chiếc qua đồng Đông Sơn có niên đại 2.000-2.500 năm, cả hai mặt trang trí hình hổ trên với vằn trên thân và nhấn mạnh vào tính đực. Qua là loại binh khí cổ có dạng lưỡi ngang, mũi nhọn, cán gỗ, dùng để đâm, móc. 
Hinh tuong ho dac sac tren loat co vat vo gia cua Viet Nam-Hinh-4
 Bích đồng có tử thời Bắc thuộc, niên đại thế kỷ 1-3, trên mặt có trang trí bốn thần thú: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ. Bích là loại đồ vật cúng tế cổ xưa, hình tròn, dẹt, có lỗ ở giữa.
Hinh tuong ho dac sac tren loat co vat vo gia cua Viet Nam-Hinh-5
 Bình "hổ tử", thế kỷ 1-3. Đây là loại bình có hình giống con hổ với quai xách trên lưng, một loại "bô tiểu" của nam giới xưa. Hiện vật thuộc bộ sưu tập An Biên.
Hinh tuong ho dac sac tren loat co vat vo gia cua Viet Nam-Hinh-6
Tượng hổ lăng Trần Thủ Độ, có niên đại khoảng năm 1264, được đưa về từ lăng mộ Thái sư Trần Thủ Độ ở Thái Bình. Đây là tác phẩm điêu khắc tượng tròn điển hình của thời Trần với phong cách hiện thực khỏe khoắn.
Hinh tuong ho dac sac tren loat co vat vo gia cua Viet Nam-Hinh-7
 Thạp gốm hoa nâu thời Trần, thế kỷ 13-14, trang trí hình hổ đang đuổi bắt ngựa, trên lưng ngựa có cắm cờ hiệu. Hiện vật nằm trong bộ sưu tập của Nguyễn Văn Dòng.
Hinh tuong ho dac sac tren loat co vat vo gia cua Viet Nam-Hinh-8
 Tượng hổ đá thế kỷ 17 (trái) và 15 (phải), hiện vật của các lăng mộ cổ ở Việt Nam. Từ thời Trần, hổ xuất hiện với tạo hình chắc khỏe, sinh động, được coi như linh thú trấn yểm, bảo vệ các lăng mộ.
Hinh tuong ho dac sac tren loat co vat vo gia cua Viet Nam-Hinh-9
 Kendy bằng gốm nhiều màu vẽ hình hổ, thuộc lò gốm Chu Đậu, Hải Dương, thế kỷ 15. Hiện vật thuộc bộ sưu tập Cao Xuân Bình.
Hinh tuong ho dac sac tren loat co vat vo gia cua Viet Nam-Hinh-10
 Đĩa gốm Chu Đậu có hình hổ trong một tư thế thú vị, niên đại thế kỷ 15. Hiện vật nằm trong bộ sưu tập Nguyễn Văn Dòng.
Hinh tuong ho dac sac tren loat co vat vo gia cua Viet Nam-Hinh-11
 Hộp gốm hoa lam Chu Đậu, thế kỷ 15. Nắp hộp trang trí hình hổ bước đi bằng hai chân sau, một tay cầm mũi tên, tay kia xách con thỏ vừa săn được.
 

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Biết gì về 9 nòi hổ hiện đại, 3 nòi bị tuyệt chủng?

Vào đầu thế kỷ 20, từng có 9 nòi (phân loài) hổ sinh sống trên khắp châu Á. Do sự suy thoái môi trường, và đặc biệt là hoạt động săn bắn vô tội vạ của con người, 3 nòi hổ đã tuyệt chủng, các nòi còn lại đều trong tình trạng nguy cấp.

Biet gi ve 9 noi ho hien dai, 3 noi bi tuyet chung?
Hổ Bali (Panthera tigris balica) nặng 90-100 kg (nhỏ nhất trong các nòi hổ đã biết), là một nòi hổ đã tuyệt chủng, từng sinh sống trên đảo Bali thuộc Indonesia. Con hổ Bali hoang dã cuối cùng bị giết ở Tây Bali vào năm 1937. Không có một con hổ Bali nào còn sống trong tình trạng nuôi nhốt.
Biet gi ve 9 noi ho hien dai, 3 noi bi tuyet chung?-Hinh-2
Hổ Java (Panthera tigris sondaica) nặng từ 100-140 kg, là một nòi hổ đã tuyệt chủng, từng tồn tại trên đảo Java của Indonesia. Con hổ Bali cuối cùng được nhìn thấy vào năm 1979. Có lẽ chúng đã tuyệt chủng hoàn toàn trong thập niên 1980.

Truyền thuyết kỳ bí về việc thờ thần Hổ của người Việt xưa

Sự kính trọng mà người Việt xưa dành cho hổ đã ấy đã dẫn đến việc thờ thần Hổ. Sự thờ phụng này gắn với các truyền thuyết dân gian kỳ bí...

Truyen thuyet ky bi ve viec tho than Ho cua nguoi Viet xua
Mặc dù nhắc đến con hổ, nhiều người Việt thời nay sẽ nghĩ đến những vật phẩm xa xỉ như da hổ hay cao cổ cốt, nhưng người Việt xưa từng dành cho hổ sự kính trọng đặc biệt, đến mức coi hổ như bậc cha chú của mình.
Truyen thuyet ky bi ve viec tho than Ho cua nguoi Viet xua-Hinh-2
Vào thuở xa xưa đó, hầu hết lãnh thổ Việt Nam là rừng rậm, và chính là chúa tể thực sự của sinh cảnh này. Với sức mạnh vô biên kết hợp hài hòa với vẻ đẹp hình thể uyển chuyển và sự mềm mại, khéo léo, hổ đã được con người e sợ và ngưỡng mộ.

Việt Nam năm 1997 qua loạt ảnh cực độc

Xích lô chở "loa phường", giới trẻ "đi bão"... là loạt ảnh không thể quên về Việt nam năm 1997 được ghi lại qua ống kính phóng viên ảnh kỳ cựu Hoàng Đình Nam.

Viet Nam nam 1997 qua loat anh cuc doc
Người lái xích lô đi qua Nhà hát Lớn Hà Nội khi công trình này đang được sửa chữa, Hà Nội, Việt Nam ngày 11/9/1997. Ảnh: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images.
Viet Nam nam 1997 qua loat anh cuc doc-Hinh-2
Loa phóng thanh công suất lớn, thường gọi là "loa phường", được chở trên xích lô ở Hà Nội ngày 6/5/1997.