Hiểm nguy rình rập lao động trẻ em ở Myanmar

(Kiến Thức) - “Đó là một công việc nguy hiểm. Cháu từng phải làm việc trên tầng 7 và cảm thấy rất sợ bởi nếu chẳng may bị ngã, cháu sẽ mất mạng”, Aye Min, một lao động trẻ em đang làm tại công trường xây dựng ở Myanmar, chia sẻ.

Theo CNA, Aye Min, 13 tuổi, là một trong số hàng triệu lao động trẻ em ở Myanmar. Hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn nên Min phải nghỉ học năm 10 tuổi. Sau đó, Min bắt đầu làm phụ hồ trong công trường xây dựng của người chú. Cậu bé làm việc từ khoảng 8 giờ sáng cho đến tối muộn.
“Đó là một công việc nguy hiểm. Cháu từng phải làm việc trên tầng 7. Có lúc cháu cảm thấy rất sợ bởi nếu ngã xuống thì sẽ mất mạng”, Min nhớ lại.
Aye Min đang làm việc tại công trường xây dựng ở Myanmar. Ảnh: CNA.
 Aye Min đang làm việc tại công trường xây dựng ở Myanmar. Ảnh: CNA.
Tuy nhiên, Min không có lựa chọn nào khác. “Nếu không làm việc, cháu sẽ không có tiền. Cháu cần phải tiếp tục công việc này”, Min cho hay.
Hoàn cảnh của Min cũng giống với nhiều đứa trẻ khách ở Myanmar. Theo báo cáo của chính phủ hồi năm 2015, tại Myanmar, cứ trong 5 đứa trẻ thì lại có một em nhỏ phải nghỉ học và làm việc để kiếm tiền. Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn.
Với Min, nếu có cơ hội, cậu bé cũng không có ý định quay trở lại trường học. “Cháu đã làm thợ hồ suốt ba năm và giờ không có ý định sẽ tiếp tục con đường học hành nữa. Cháu sẽ học làm thợ xây”, Min chia sẻ về kế hoạch tương lai.
Mời độc giả xem video "Nô lệ trẻ em ở Ấn Độ". Nguồn: CNN
Báo cáo khác cho thấy, khoảng 1,2 triệu trẻ em từ 5 tuổi trở lên đang bị “mắc kẹt” trong thị trường lao động bất hợp pháp ở Myanmar, với số giờ làm việc lên tới 14 tiếng một ngày.
Theo CNA, xóa bỏ thực trạng lao động vị thành niên đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của chính phủ Myanmar trong những năm gần đây.

Bất ngờ cuộc sống thanh bình ở kinh đô của các vị Pharaon

(Kiến Thức) - Loạt ảnh mới của hãng thông tấn Sputnik đã lột tả cuộc sống thanh bình ở thủ đô Cairo của Ai Cập, nơi nổi tiếng với những địa điểm du lịch nổi tiếng, trong đó phải kể đến Đại kim tự tháp Giza,...

Quang cảnh thanh bình tại một góc phố cổ ở thủ đô Cairo của Ai Cập, một trong những thủ đô cổ nhất thế giới. (Nguồn ảnh: Sputnik)
Quang cảnh thanh bình tại một góc phố cổ ở thủ đô Cairo của Ai Cập, một trong những thủ đô cổ nhất thế giới. (Nguồn ảnh: Sputnik)

Cây cầu mùng 6 tháng 10 ở thủ đô của Ai Cập tấp nập xe cộ vào giờ cao điểm.
 Cây cầu mùng 6 tháng 10 ở thủ đô của Ai Cập tấp nập xe cộ vào giờ cao điểm.

Các du khách chụp ảnh lưu niệm gần Đại Kim tự tháp Giza nổi tiếng biểu tượng của các vị Pharaon của Ai Cập.
Các du khách chụp ảnh lưu niệm gần Đại Kim tự tháp Giza nổi tiếng biểu tượng của các vị Pharaon của Ai Cập

Bên trong Thánh đường Hồi giáo Sutan Hassan ở thủ đô Ai Cập.
 Bên trong Thánh đường Hồi giáo Sutan Hassan ở thủ đô Ai Cập.

Quang cảnh trên dòng sông Nile với tháp truyền hình Cairo phía sau.
 Quang cảnh trên dòng sông Nile với tháp truyền hình Cairo phía sau.

Những đứa trẻ chơi đùa trên đường phố Cairo.
Những đứa trẻ chơi đùa trên đường phố Cairo. 

Một góc thủ đô Cairo nhìn từ trên cao.
Một góc thủ đô Cairo nhìn từ trên cao. 

Hình ảnh phương tiện lưu thông trên cầu Qasr El Nil ở thủ đô Cairo.
Hình ảnh phương tiện lưu thông trên cầu Qasr El Nil ở thủ đô Cairo. 

Các em nhỏ chơi đá bóng tại thủ đô Cairo.
 Các em nhỏ chơi đá bóng tại thủ đô Cairo.

Những chú lạc đà và ngựa vẫn xuất hiện khá phổ biến ở thủ đô đất nước Ai Cập, hầu hết chúng đều được sử dụng cho mục đích du lịch.
 Những chú lạc đà và ngựa vẫn xuất hiện khá phổ biến ở thủ đô đất nước Ai Cập, hầu hết chúng đều được sử dụng cho mục đích du lịch.

Kim tự tháp Menkaure là kim tự tháp thứ ba và là kim tự tháp nhỏ nhất ở Giza.
 Kim tự tháp Menkaure là kim tự tháp thứ ba và là kim tự tháp nhỏ nhất ở Giza.

Các em nhỏ chụp ảnh lưu niệm bên cạnh dòng sông Nin ở thủ đô Cairo.
Các em nhỏ chụp ảnh lưu niệm bên cạnh dòng sông Nin ở thủ đô Cairo. 

"Tuổi thơ bị đánh cắp" của lao động trẻ em Bangladesh

(Kiến Thức) - Những lao động trẻ em Bangladesh bị “đánh cắp” tuổi thơ, phải làm những công việc cực nhọc và nguy hiểm để kiếm tiền.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh
 Vì gia đình quá nghèo, nhiều em nhỏ ở Bangladesh đã phải làm việc trong các nhà máy để kiếm tiền. Những đứa trẻ thường phải làm công việc nguy hiểm với mức lương bèo bọt. Ảnh: Một lao động trẻ em Bangladesh chỉ khoảng 10 tuổi làm việc trong nhà máy ở Kamrangi Char, ngoại ô thủ đô Dhaka. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-2
Các em nhỏ làm việc trong nhà máy ở Kamrangi Char thường phải tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-3
 Lao động trẻ em ở Bangladesh thường được trả công thấp hơn người lớn và đa số chúng phải làm việc 12 tiếng một ngày. Đó là lý do vì sao hầu hết công nhân trong những nhà máy này đều là trẻ em. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-4
 Trong ảnh là Ali Hossain, một lao động trẻ em nữa ở Bangladesh. Được biết, Ali làm việc trong nhà máy bạc ở Keraniganj hầu như cả ngày lẫn đêm. Công việc nặng nhọc trong nhà máy đang tàn phá sức khỏe của em. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-5
Theo Luật Lao động năm 2006, độ tuổi lao động hợp pháp tối thiểu ở Bangladesh phải là 14 tuổi. Tuy nhiên, bé Asif (ảnh), 12 tuổi, đến từ Noakhali đã phải làm việc ít nhất 12 tiếng/ngày trong một nhà máy thuộc da ở Hazaribag, thủ đô Dhaka. Đây là cách để Asif có thể kiếm tiền nuôi bản thân và mẹ cậu bé. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-6
Rabbi cùng mẹ đang làm việc trong một nhà máy sản xuất nhựa ở Kamrangi Char. Vì quá nghèo nên mẹ của Rabbi đã xin ông chủ cho cậu bé được làm việc ở đây. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-7
 Không ít lao động trẻ em được thuê làm việc trên đường phố ở Bangladesh. Chúng thường là nạn nhân của những vụ tai nạn giao thông. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-8
 Trẻ em làm việc vất vả trong nhà máy gạch ở Bangladesh. Chúng chỉ được trả khoảng 100 đến 120 taka khi khuôn vác được khoảng 1.000 viên gạch. Ảnh: DW.

"Tuoi tho bi danh cap" cua lao dong tre em Bangladesh-Hinh-9
Điều kiện làm việc tồi tệ trong nhà máy chì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của những lao động trẻ em như Rahim (ảnh). Ngoài ra, nhiều lao động trẻ em ở Bangladesh dễ là nạn nhân của tình trạng phân biệt chủng tộc, ngược đãi và lạm dụng tình dục. Ảnh: DW.