Hé lộ nội dung cuộc gặp giữa ông Putin và Đặc phái viên Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc họp kéo dài hơn 4 tiếng với Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff.

>>> Mời độc giả xem video: Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff  tại St. Petersburg 

Nguồn video: FirstPost

Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff đã tới Nga và gặp Tổng thống Vladimir Putin tại St. Petersburg vào ngày 11/4.
RT đưa tin, Điện Kremlin thông báo rằng các cuộc thảo luận giữa Tổng thống Nga Putin và Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff liên quan đến "các khía cạnh của việc giải quyết xung đột Ukraine", nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Cuộc họp kéo dài hơn bốn giờ và nội dung của các cuộc đàm phán phần lớn được Moscow và Washington giữ bí mật.
Tuy nhiên, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt đã đề cập đến vấn đề này trong cuộc họp báo khi được một phóng viên hỏi về mục đích chuyến thăm Nga của ông Witkoff.
He lo noi dung cuoc gap giua ong Putin va Dac phai vien My
Tổng thống Putin (phải) bắt tay Đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff trong cuộc gặp ngày 11/4. Ảnh: Getty. 
Theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt, chuyến thăm này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc trực tiếp giữa Washington và Moscow như một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm đàm phán lệnh ngừng bắn và thỏa thuận hòa bình cuối cùng trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Được biết, đây là lần thứ ba Tổng thống Putin gặp ông Witkoff kể từ tháng 2/2025.
Cuộc gặp diễn ra chỉ vài ngày sau khi ông Witkoff trình bày một đề xuất gây tranh cãi trong cuộc họp với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. Cụ thể, ông Witkoff đã đề xuất một kế hoạch ngừng bắn bao gồm việc công nhận quyền kiểm soát của Nga đối với bốn vùng lãnh thổ đang tranh chấp là Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson.
Ông Witkoff lập luận rằng việc công nhận quyền sở hữu của Nga đối với Lugansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson là con đường nhanh nhất để chấm dứt xung đột Ukraine.
Tuy nhiên, Tướng Keith Kellogg, Đặc phái viên của ông Trump về vấn đề Nga-Ukraine, ngay lập tức phản đối, nhấn mạnh rằng Kiev sẽ không chấp nhận bất kỳ nhượng bộ lãnh thổ toàn phần nào.

Kinh hãi khoảnh khắc máy bay rơi xuống sông, 6 người thiệt mạng

Chiếc trực thăng lao xuống sông Hudson, khiến cả 6 người trên phi cơ, trong đó có 3 trẻ em, thiệt mạng.

Kinh hai khoanh khac may bay roi xuong song, 6 nguoi thiet mang
 RT đưa tin, một chiếc máy bay rơi xuống sông Hudson ở thành phố New York (Mỹ) vào khoảng 15h15 chiều 10/4 (giờ địa phương). Ảnh: NYP. 

Kinh hai khoanh khac may bay roi xuong song, 6 nguoi thiet mang-Hinh-2
 Thị trưởng New York Eric Adams xác nhận trong một cuộc họp báo rằng cả 6 người trên máy bay đều thiệt mạng. Ảnh: Fox5. 

Kinh hai khoanh khac may bay roi xuong song, 6 nguoi thiet mang-Hinh-3
Theo Daily Mail, các nạn nhân bao gồm gia đình du khách Tây Ban Nha, trong đó có một doanh nhân, 3 trẻ em và một người thân của họ, cùng phi công. Ảnh: NYP.  
Kinh hai khoanh khac may bay roi xuong song, 6 nguoi thiet mang-Hinh-4
 Nhân chứng kể lại rằng họ nhìn thấy chiếc trực thăng rơi xuống gần Bến tàu 40. Ảnh: NYP. 

Kinh hai khoanh khac may bay roi xuong song, 6 nguoi thiet mang-Hinh-5
 Một nhân chứng khác nói rằng chiếc máy bay rơi xuống tạo ra tiếng động như "vụ nổ siêu thanh". Ảnh: DM. 

Kinh hai khoanh khac may bay roi xuong song, 6 nguoi thiet mang-Hinh-6
 Đoạn video do nhân chứng ghi lại sự việc cho thấy cánh quạt chính và đuôi của trực thăng Bell 206 tách rời giữa không trung. Ảnh: X.

Kinh hai khoanh khac may bay roi xuong song, 6 nguoi thiet mang-Hinh-7
 Cánh quạt tách rời hoàn toàn khỏi thân máy bay cùng rơi xuống sông. Ảnh: Reuters. 

Kinh hai khoanh khac may bay roi xuong song, 6 nguoi thiet mang-Hinh-8
 Sở Cứu hỏa Thành phố New York cho biết nhiều thuyền cứu hộ đã có mặt tại hiện trường sau khi vụ tai nạn xảy ra. Chiếc trực thăng gần như chìm hoàn toàn, lật úp. Ảnh: YN. 
Kinh hai khoanh khac may bay roi xuong song, 6 nguoi thiet mang-Hinh-9
Cục Hàng không Liên bang (FAA) và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) đã mở cuộc điều tra về nguyên nhân vụ tai nạn. Ảnh: WABC.  

Chân dung nữ Đại sứ Mỹ tại Ukraine xin từ chức

Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink sẽ thôi giữ chức vụ này trong thời gian tới.

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc
 Theo Politico, Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 10/4 thông báo, bà Bridget Brink, Đại sứ Mỹ tại Ukraine trong 3 năm qua, sẽ từ chức. Ảnh: GI. 

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc-Hinh-2
Quyết định từ chức của bà được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột Ukraine và giữa lúc Washington tìm kiếm một thỏa thuận khoáng sản với Kiev. Ảnh: DN.  

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc-Hinh-3
 "Bà Brink là Đại sứ Mỹ tại Ukraine trong 3 năm qua. Chúng tôi chúc bà mọi điều tốt đẹp", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Tammy Bruce cho biết trong cuộc họp báo. Ảnh: GI. 

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc-Hinh-4
 Được biết, từ khi nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Ukraine vào năm 2022, bà Brink là người ủng hộ nhất quán việc Mỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, chính sách của Mỹ đối với Ukraine đã thay đổi đáng kể sau khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025. Ảnh: RBC. 

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc-Hinh-5
 Bà Brink tốt nghiệp Trường trung học East Grand Rapids năm 1987, có bằng Cử nhân ngành Khoa học Chính trị của trường Đại học Kenyon và bằng Thạc sĩ ngành Quan hệ Quốc tế và Lý thuyết Chính trị của Trường Kinh tế London (Anh). Ảnh: EP. 

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc-Hinh-6
 Năm 1996, bà Brink gia nhập Bộ Ngoại giao Mỹ, làm việc trong Đại sứ quán Mỹ tại Belgrade từ năm 1997 đến 1999. Ảnh: SME. 

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc-Hinh-7
 Bà là cán bộ phụ trách vấn đề liên quan đến Cộng hòa Síp cho đến năm 2002 và là trợ lý đặc biệt về Châu Âu cho Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị cho đến năm 2004. Ảnh: USEmbassy. 

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc-Hinh-8
 Từ năm 2008 đến 2009, bà Brink giữ chức Phó Giám đốc phụ trách các vấn đề Nam Âu tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Sau đó, bà gia nhập Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ. Ảnh: GI.

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc-Hinh-9
 Từ năm 2009 đến 2010, bà hỗ trợ điều phối chính sách đối ngoại của Mỹ và thúc đẩy lợi ích của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Síp, Georgia, Azerbaijan và Armenia. Năm 2011, bà Brink trở lại Georgia với tư cách là Phó trưởng phái bộ tại Đại sứ quán Mỹ tại Tbilisi. Ảnh: KC. 

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc-Hinh-10
 Bà Brink từng là Phó trưởng phái bộ tại Đại sứ quán Mỹ ở Tashkent, Uzbekistan, từ năm 2014 đến tháng 8/2015 khi bà giữ chức Phó Trợ lý Bộ trưởng tại Cục Các vấn đề Châu Âu và Á-Âu thuộc Bộ Ngoại giao. Ảnh: GI. 

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc-Hinh-11
 Bà là Đại sứ Mỹ tại Slovakia từ tháng 8/2019 đến tháng 5/2022. Ảnh: GI. 

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc-Hinh-12
 Tháng 4/2022, bà Brink được đề cử làm Đại sứ Mỹ tại Ukraine. Vào tháng 5/2022, Thượng viện Mỹ phê chuẩn bà Brink giữ chức vụ này. Ảnh: Bà Brink và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ khi đó Antony Blinken vào tháng 5/2022. Ảnh: Wikipedia. 

Chan dung nu Dai su My tai Ukraine xin tu chuc-Hinh-13
 Trong suốt hàng chục năm làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Brink đã dành phần lớn thời gian để thúc đẩy chính sách của Mỹ tại Châu Âu và lục địa Á-Âu. Ảnh: SME.