Hậu quả của cuộc bạo loạn Zamboanga ở Philippines

(Kiến Thức) - Cuộc tấn công của Mặt trận Giải phóng Moro vào thành phố cảng Zamboanga đã gây ra những tổn thất nặng nề cho chính quyền và dân chúng Philippines.

Binh sĩ Philippines truy đuổi tàn quân Mặt trận Giải phóng Moro (MNLF) ở cuộc khủng hoảng Zamboanga.
 Binh sĩ Philippines truy đuổi tàn quân Mặt trận Giải phóng Moro (MNLF) ở cuộc khủng hoảng Zamboanga.
Khoảng 132 người đã thiệt mạng, 213 người bị thương và 118.000 người phải bỏ nhà cửa chạy trốn các cuộc tấn công bạo lực của các chiến binh Mặt trận Giải phóng Moro (MNLF). Phần lớn số người thiệt mạng là phiến quân - nhưng trong đó cũng có 12 binh sĩ chính phủ, 5 cảnh sát và 13 thường dân.
Ngoài ra, 40 chiến binh MNLF đã bị bắt giam, hơn 300 người khác được thông báo là đã đầu hàng và 200 con tin được giải cứu. Ủy ban Quốc tế của Hội Chữ thập đỏ (ICRC) cung cấp 134.000 bữa ăn, 30.000 lít nước sạch mỗi ngày và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu khác cho 33.000 người trong suốt cuộc khủng hoảng kéo dài 2 tuần ở Zamboanga.
Nhiều thường dân bị lôi ra làm lá chắn sống che chắn cho đám phiến quân dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Nur Misuari, người sáng lập ra MNLF năm 1969 theo đuổi công cuộc ly khai của người Bangsamoro theo đạo Hồi.
Tháng trước, Misuari giận giữ trước việc MNLF đã bị loại ra khỏi một thỏa thuận gần đây, thông qua đàm phán giữa Manila và  Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF). MILF cũng là một nhóm phiến quân trong nhiều thập kỷ qua đấu tranh đòi ly khai để xây dựng một nhà nước Hồi giáo độc lập.
“Cơn bão” ở Zamboanga, thành phố có dân cư chủ yếu là tín đồ Kitô giáo, với những hành vi bắt cóc con tin hòng gây áp lực đòi chính phủ phải đáp ứng các yêu sách một lần nữa cho thấy thất bại của nhóm phiến quân MNLF. Đồng thời, vụ Zamboanga cũng được xem là nỗ lực thất bại cuối cùng của thủ lĩnh Misuari trong việc giành lại địa vị chính trị đã bị mất.
Trong cuộc tấn công mới nhất ở Zamboanga, hàng nghìn ngôi nhà đã bị san bằng và cơ sở hạ tầng công cộng bị thiệt hại đáng kể khiến những cư dân vô tội trong khu vực bị ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng. Không chỉ mất nhà cửa, nhiều người mất cả kế sinh nhai và lâm vào cảnh bần cùng, túng quẫn. Sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để họ xây dựng lại một cuộc sống mới.
Chủ tịch Hội chữ thập đỏ Philippines đã kêu gọi chính phủ hỗ trợ người dân trong khu vực, trong bối cảnh các cuộc giao tranh vẫn đang tiếp diễn dù ở mức độ thấp hơn. Mối nguy hiểm của các chiến binh do Misuari cầm đầm vẫn chưa chấm dứt. Phiến quân có thể tập hợp lại và một ngày nào đó, tiếp tục thực hiện các vụ tấn công.

Đề phòng Trung Quốc, Mỹ-Nhật-Hàn duyệt xét liên minh

(Kiến Thức) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thăm Hàn Quốc và Nhật Bản trong 5 ngày, kể từ ngày 30/9/2013, để tái thảo luận về liên minh quân sự song phương.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Đây là lần thứ 6 kể từ khi nhậm chức vừa tròn 6 tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sang châu Á trong khuôn khổ chiến lược “tái cân bằng” ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Nga cam kết hỗ trợ tiêu hủy vũ khí hóa học Syria

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Sergei Lavrov cam kết Liên bang Nga sẵn sàng cung cấp tài chính và nhân lực cho việc loại bỏ kho vũ khí hóa học Syria.

Ngoại trưởng Lavrov: Nga sẵn sàng cung cấp tài chính và nhân lực cho việc loại bỏ kho vũ khí hóa học Syria.
Ngoại trưởng Lavrov: Nga sẵn sàng cung cấp tài chính và nhân lực cho việc loại bỏ kho vũ khí hóa học Syria.
Trong một cuộc phỏng vấn được nhật báo Kommersant đăng ngày 30/9, Ngoại trưởng Sergei Lavrov cho biết các chuyên gia Nga “sẵn sàng tham gia mọi khía cạnh của hoạt động tương lai - trong lĩnh vực kiểm tra và trong cơ cấu hành chính có thể được thiết lập để phối hợp hoạt động giữa Liên Hợp Quốc và các thanh tra của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) trên thực địa cũng như trong cơ chế… bảo đảm an ninh”.

Philippines náo động trong chiến dịch toàn cầu chống TQ

(Kiến Thức) -  Người Philippines đánh dấu ngày toàn cầu thứ 2 trong chiến dịch biểu tình toàn cầu chống Trung Quốc với khoảng 2.000 thành viên từ 30 nhóm khác nhau rầm rộ tham dự sự kiện này.

Người Philippines chăng băng rôn, biểu ngữ và cờ tổ quốc trong ngày thứ 2 của chiến dịch biểu tình toàn cầu chống Trung Quốc.
 Người Philippines chăng băng rôn, biểu ngữ và cờ tổ quốc trong ngày thứ 2 của chiến dịch biểu tình toàn cầu chống Trung Quốc.
Cuộc biểu tình toàn cầu chống Trung Quốc do Liên minh Biển Tây Philippines khởi xướng. Ngày toàn cầu thứ 2 tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc dọc Đại lộ Gil Puyat ở thành phố Makati mang theo các băng rôn và khẩu hiệu viết “Đất của chúng tôi, Đất của chúng tôi - Our Soil, Our Soil” và “Trung Quốc phải tôn trọng lãnh thổ Philippines” lúc 11h30 sáng nay. Họ chính thức biểu tình lúc 12h trưa.