Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch Việt Nam

Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất Quốc tịch Việt Nam nếu đến ngày 1/7/2014 không đăng ký giữ Quốc tịch theo quy định ở Khoản 2 Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Nghị định hướng dẫn số 78/2009/NĐ-CP.

Theo thống kê của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đến ngày 31/12/2013, mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng ký, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.
Chỉ là đăng ký
Ở những nước có đông Kiều bào Việt Nam sinh sống như Hoa Kỳ, Australia, tỷ lệ đăng ký rất thấp.
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã nới rộng cho người Việt ở nước ngoài được giữ Quốc tịch Việt Nam nếu họ chưa thôi hoặc không bị tước Quốc tịch Việt Nam. Đây là một tin vui, đáp ứng lòng mong mỏi của nhiều kiều bào sau nhiều lần đề đạt nguyên vọng của mình tại các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, 5 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực, số người đăng ký xin giữ quốc tịch quá khiêm tốn.
Được nhập quốc tịch Việt Nam là mong mỏi của nhiều kiều bào.
Được nhập quốc tịch Việt Nam là mong mỏi của nhiều kiều bào. 
Việc ít người đăng ký chủ yếu do Giấy xác nhận đăng ký Quốc tịch Việt Nam không có giá trị chứng minh Quốc tịch Việt Nam, cũng không phải là cơ sở để cấp phát các giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy thông hành, giấy miễn thị thực, chỉ có giá trị “giữ chỗ” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài không mất Quốc tịch Việt Nam sau ngày 1/7/2014.
Bên cạnh đó, một số người chưa đăng ký do ngại ảnh hưởng đến việc làm, giấy tờ cư trú, do sự tuyên truyên chống phá của một bộ phận người Việt cực đoan. Nhiều người cho rằng, các quy định trên không có tính khả thi cao và phải gia hạn để bà con có thêm thời gian đăng ký.
Ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho biết, khi Luật Quốc tịch năm 2008 được ban hành, bà con rất phấn khởi, nhưng rồi họ thấy rằng đăng ký chỉ là đăng ký, không đồng thời với việc có Quốc tịch Việt Nam và được cấp hộ chiếu Việt Nam, trong khi do điều kiện sinh sống, bà con lại cần giấy tờ của nước sở tại.
Nên bỏ thời hạn đăng ký?
Những vướng mắc trên đã được nhiều cá nhân và nhiều lãnh đạo, tổ chức kiều bào phản ánh từ rất sớm tại các Hội nghị người Việt ở trong và ngoài nước.
Nhiều ý kiến cho rằng nên hủy bỏ quy định về đăng ký giữ Quốc tịch Việt Nam để bà con không bị mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam; thay vào đó có quy định để bà con có đủ giấy tờ thì được cấp ngay chứng nhận có Quốc tịch Việt Nam.
Tại nhiều cuộc họp về vấn đề trên, hầu hết các cơ quan liên quan, trong đó có Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đều cho rằng: quy định đăng ký giữ Quốc tịch và mất Quốc tịch Việt Nam (do không đăng ký) là bất cập, không phù hợp thực tế và mục tiêu quản lý, vận động, làm phương hại đến công tác đối ngoại của ta, đi ngược lại chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đề nghị Bộ Tư pháp khẩn trương trình Chính phủ và báo cáo Quốc hội để kịp sửa Luật Quốc tịch ngay tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5.2014.
Trong phiên họp ngày 11.3.2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã có ý kiến yêu cầu báo cáo để xem xét sửa đổi Luật Quốc tịch trong kỳ họp Quốc hội tháng 5/2014.
Thế nhưng, Bộ Tư pháp vẫn không đồng tình với việc bỏ Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch. Tại cuộc họp hồi đầu tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) vẫn cho rằng chỉ cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục đăng ký và tích cực vận động công dân Việt Nam tôn vinh Quốc tịch Việt Nam.
Từ nay đến tháng 5 đã cận kề, khả năng sửa đổi Luật Quốc tịch 2008 và các Nghị định kèm theo khó thực hiện được ngay và mặc nhiên những người không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam sẽ bị mất Quốc tịch sau ngày 1.7.2014.
Theo Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị và chưa mất Quốc tịch Việt Nam trước ngày luật có hiệu lực (1.7.2009) thì phải đăng ký giữ Quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (1.7.2009-1.7.2014).
Trong 5 năm này, họ phải đến đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch Việt Nam, nếu không đăng ký thì sẽ mất quốc tịch sau ngày 1.7.2014.

Giám đốc sở điện lực mở tiệc cưới cực hoành tráng cho con

Hơn 1.000 khách được mời đến trụ sở Điện lực của thành phố Hà Giang để dự tiệc cưới. Nơi diễn ra chỉ cách trụ sở của Điện lực tỉnh Hà Giang chừng vài chục métm

Từ 7h, nhạc cưới từ trụ sở Điện lực thành phố Hà Giang (184 đường Trần Hưng Đạo, TP.Hà Giang) đã được nổi lên, rộn ràng một góc phố. Tiếng nhạc 'đủ lớn' đến mức lớp trung cấp chính trị học ở phía đối diện bên đường đã phải dừng lại một lúc để tìm cách thích nghi với những âm thanh vui vẻ này.

“Dân khóc quan chức mới cho bú“

(Kiến Thức) - Dân kêu ca không có cầu, phải qua sông bằng đu dây, chui túi nilon… thì cầu mới được xây. Cách quản lý này gọi nôm na là “con khóc mẹ mới cho bú”.

Di căn của cơ chế xin - cho
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh nhìn nhận thế nào về câu chuyện khi dân kêu ca phải vượt suối bằng túi nilon thì cầu được xây, xảy ra vụ bảo mẫu hành hạ dã man trẻ thì nhà chức trách mới đi kiểm tra hoạt động của các nhà trẻ trên địa bàn...?