Hàng trăm người dân Hải Dương phản đối nhà máy rác của Cty Tre Xanh

(Kiến Thức) - Hàng trăm người dân xã Đông Kỳ đã kéo lên huyện ủy – UBND huyện Tứ Kỳ để phản đối dự án xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp dự kiến sẽ được triển khai trên địa bàn xã…

Sáng ngày 14/8, hàng trăm người dân xã Đông Kỳ (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) đã kéo lên Huyện ủy – UBND huyện Tứ Kỳ để phản đối Dự án xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp của Công ty Cổ phần Tre Xanh dự kiến sẽ được xây dựng trên địa bàn xã Đông Kỳ.
Theo phản ánh của người dân, từ khi biết tin tại buổi tiếp xúc cử tri về thông tin dự án Nhà máy rác thải sinh hoạt và công nghiệp sẽ được triển khai tại vị trí Vườn quả Bác Hồ trên địa bàn thôn Bắc An (xã Đông Kỳ), tất cả người dân 4 thôn của xã Đông Kỳ gồm thôn Bắc An, Tây An, Đông An và Nam An đã không nhất trí với chủ trương trên, đồng thời đề nghị Đảng ủy, HĐND và UBND xã Đông Kỳ báo cáo lên cấp trên không tiếp nhận và chuyển dự án này đi nơi khác.
Vi sao hang tram nguoi dan Hai Duong phan doi nha may rac cua Cty Tre Xanh?
 Đường liên xã Đông Kỳ tràn ngập băng rôn bảo vệ môi trường.
Đến cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2018, toàn thể nhân dân xã Đông Kỳ đã tập trung đến UBND xã chất vấn lãnh đạo xã về dự án này. Theo phản ánh, ngay trong cuộc họp khi đó, Chủ tịch UBND xã Đông Kỳ - ông Phạm Huy Sơn và một số cán bộ đã trả lời rằng: “Thống nhất không đưa nhà máy xử lý rác thải về xã nếu không được đông đảo nhân dân đồng ý và ủng hộ”.

Clip quanh cảnh xã Đông Kỳ tràn ngập băng rôn bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, sáng ngày 3/8 và 4/8, đài truyền thanh huyện Tứ Kỳ đưa thông tin vẫn tiếp tục xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại thôn Bắc An (xã Đông Kỳ) khiến người dân bức xúc.
Vi sao hang tram nguoi dan Hai Duong phan doi nha may rac cua Cty Tre Xanh?-Hinh-2
 Hàng trăm người dân xã Đông Kỳ tại buổi đối thoại với lãnh đạo huyện Tứ Kỳ.
Phản ánh đến PV Kiến Thức, ông Phạm Văn Chiến - người dân thôn Bắc An cho biết, hàng trăm người dân xã Đông Kỳ phản đối dự án nhà máy xử lý rác thải là do vị trí đặt nhà máy rác này đến khu dân cư chỉ vài chục mét.
Người dân lo ngại, nếu nhà máy xử lý tác thải được xây dựng tại đây sẽ tác động không tốt đến môi trường sống như không khí, nước sinh hoạt có nguy cơ bị ô nhiễm cũng như ảnh hưởng xấu đến đời sống dân sinh của nhân dân địa phương cũng như nhân dân các xã lân cận.
Bà Phạm Thị Thùy, thôn Bắc An cho biết, 100% người dân xã Đông Kỳ không đồng ý dự án xử lý rác thải này ở địa phương, kể cả cụ già 95 tuổi cũng phản đối, bởi vị trí dự kiến đặt nhà máy rác quá gần nhà máy nước sinh hoạt của địa phương và quá gần khu dân cư.
Để phản đối dự án xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp triển khai trên địa bàn xã, người dân đã treo khẩu hiệu bảo vệ môi trường dọc đường liên xã đến các khu dân cư, nhà văn hóa, thậm chí trước cửa khu vực UBND xã Đông Kỳ.
Sáng 14/8, Bí thư huyện ủy Tứ Kỳ Cao Ngọc Quang và Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ Nguyễn Ngọc Sẫm đã có cuộc đối thoại với các hộ dân xã Đông Kỳ. Hội trường có sức chứa hàng trăm người đã không còn ghế trống.

Vid ông Nguyễn Ngọc Sẫm - Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ phát biểu tại cuộc đối thoại với người dân xã Đông Kỳ.

Tại buổi đối thoại, đa số ý kiến người dân đều cho biết không đồng ý việc xây dựng dự án nhà máy xử lý rác thải tại xã Đông Kỳ do cự ly, khoảng cách quá gần khu dân cư và nhà máy xử lý nước sạch.
Phát biểu tại cuộc đối thoại cho biết, ông Cao Ngọc Quang - Bí thư huyện ủy Tứ Kỳ cho biết, dự án xử lý rác thải nằm trong tầm nhìn căn cơ để xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn.
“Hiện nay tất cả mới là chủ trương kể cả thông báo của đồng chí Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ còn chưa có gì để triển khai. Nên chúng tôi sẽ tiếp thu các ý kiến và sẽ có báo cáo lên UBND tỉnh Hải Dương. Nếu người dân chưa đồng thuận dự án sẽ chưa tổ chức triển khai thực hiện”, ông Cao Ngọc Quang cho biết.
Theo Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ - ông Nguyễn Ngọc Sẫm, dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải là chủ trương của UBND tỉnh Hải Dương và đang trong giai đoạn đánh giá tác động môi trường và lấy ý kiến người dân. “Trong trường hợp người dân không đồng thuận sẽ không đưa dự án vào thực hiện”, ông Nguyễn Ngọc Sẫm cho biết.
PV Kiến Thức tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc trên…

Cận cảnh người dân Hà Nội dựng lều phản đối xây nhà máy rác

(Kiến Thức) - Hàng trăm người dân ở xã Tân Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn đang ăn ngủ trong hai lán trại dưới chân núi Thoong để phản đối xây nhà máy rác.

Như Kiến Thức đã đưa tin, nhiều ngày nay, hàng trăm người dân (có cả người già và trẻ nhỏ) ở hai thôn Gò Chè và Tiến Tiên thuộc xã Tân Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội gác toàn bộ công việc đồng áng, gia đình… cùng nhau kéo ra chân núi Thoong để phản đối nhân viên Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đến đóng cọc, căng dây thép khoanh mốc giới khu đất 10ha chuẩn bị cho việc xây dựng dự án nhà máy xử lý rác thải.
 Như Kiến Thức đã đưa tin, nhiều ngày nay, hàng trăm người dân (có cả người già và trẻ nhỏ) ở hai thôn Gò Chè và Tiến Tiên thuộc xã Tân Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội gác toàn bộ công việc đồng áng, gia đình… cùng nhau kéo ra chân núi Thoong để phản đối nhân viên Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đến đóng cọc, căng dây thép khoanh mốc giới khu đất 10ha chuẩn bị cho việc xây dựng dự án nhà máy xử lý rác thải.

Dân căng màn ăn cơm vì sống gần nhà máy xử lý rác

Hàng trăm người dân xóm 4 xã Nghi Yên (Nghệ An) chỉ biết “kêu trời” vì mùi hôi thối bốc lên từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên.

Dan cang man an com vi song gan nha may xu ly rac
Bà Bán phải liên tục đặt miếng keo dính ruồi trên bàn uống nước nhưng ruồi vẫn không giảm. 
Keo dính ruồi đặt khắp nhà
Theo phản ánh của người dân xóm Cửa Khe (xóm 4, xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc), những năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường sống xung quanh Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên ngày càng trầm trọng: Không những bị “tra tấn” bởi khói bụi, mùi hôi thối mà ruồi muỗi xuất hiện ngày càng dày đặc khiến cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Chỉ tay vào những miếng keo dính đen đặc ruồi đặt khắp ngõ ngách trong nhà, chị Nguyễn Thị Ngũ (SN 1980, trú xóm 4, xã Nghi Yên) bức xúc cho biết, ruồi muỗi ngày xuất hiện một dày đặc, nhất là vào những ngày mưa thì khắp nơi chỉ có duy nhất một thứ “ruồi” và bị “tra tấn” bởi mùi hôi thối do nước rỉ rác chảy từ nhà máy ra ngoài, khói bụi và mùi khét từ khói thải của nhà máy xử lý chất thải rắn khiến cuộc sống người dân trở nên rất ngột ngạt. “Trong thời gian qua, lượng ruồi, muỗi xuất hiện nhiều một cách bất thường khiến ai nấy đều rất khổ sở. Hơn nữa, mùi hôi thối trong quá trình xe vận chuyển rác vào bãi cũng khiến cho nhiều hộ dân bức xúc. Đặc biệt mỗi lúc trời có gió, mùi hôi bốc lên nồng nặc, khói bụi có mùi khét lẹt bao trùm cả khu vực rất ngạt thở”, chị Ngũ nói trong lo lắng.
Theo phản ánh của người dân, quy trình xử lý rác thải ban đầu thì nước rỉ rác sẽ được cho vào hố trồng cây sậy nhưng những cây sậy ở hố này cũng đã bị chết gần hết nên nước rỉ rác có màu đen, bốc mùi hôi thối được cho chảy vào một hố không đáy lót được đào sơ sài, sau đó cho chảy vào một ống xả ngầm thẳng ra sông Cấm. Nhiều lần mưa lớn khiến nước rỉ rác từ bãi rác tràn ra ngoài các mương dân sinh làm cá chết hàng loạt. “Không những hôi thối, ngột ngạt mà ruồi muỗi thì nhiều như có dịch bệnh vậy. Thậm chí ăn cơm cũng không tài nào ăn nổi khi mà cứ dọn cơm ra là ruồi, nhặng xanh bâu kín mâm, nhiều gia đình đành phải căng màn lên, bật quạt thật lớn rồi chui vào trong màn ăn cơm để đỡ ruồi”, bà Nguyễn Thị Bán (SN 1944, trú xóm 4, xã Nghi Yên) nói và cho biết cũng vì ruồi muỗi quá kinh khủng mà nhiều người thân khi đến chơi nhà “một đi không trở lại” do quá sợ hãi.
Lên kế hoạch di dời các hộ dân bị ảnh hưởng
Dan cang man an com vi song gan nha may xu ly rac-Hinh-2
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên. Ảnh: Thiên Ân 
Chị Ngũ cho biết, những ngày đầu Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên mới đi vào hoạt động, người dân được phép giám sát quá trình phun thuốc diệt ruồi tại bãi rác sau khi các xe chở rác đổ rác, nhưng hoạt động này sau đó đã không còn thực hiện được nữa. Mỗi tháng các hộ dân xung quanh nhà máy rác này được nhận tiền hỗ trợ môi trường dao động từ 20.000 đến 40.000 tùy vào khoảng cách gần xa. Tuy nhiên, số tiền này mới chỉ đủ để phục vụ mua nước sinh hoạt, diệt ruồi muỗi trong một ngày. “Tôi nhận được mỗi tháng 30.000 đồng nhưng chỉ đủ trong một ngày chứ mấy. Mỗi ngày trung bình tôi phải mua từ 8 đến 10 miếng keo dính ruồi đã mất 15.000 đồng rồi, cộng với một bình nước 10.000 đồng để nấu ăn nữa”, chị Ngũ nói và cho biết do không khí ở đây bị ô nhiễm, bụi bặm nên người dân phải mua nước lọc về nấu ăn và uống chứ không dám sử dụng nước mưa, nước giếng khoan nữa.