Hàng nghìn người chen chúc trong đám tang ở Ấn Độ giữa đại dịch

Hàng nghìn người dân ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ tập trung tại tang lễ của một lãnh đạo Hồi giáo, bất chấp lệnh phong tỏa và quy định phòng bệnh Covid-19 của chính quyền.

Hàng nghìn người tham dự đám tang của một lãnh đạo Hồi giáo ở Badaun, bang Uttar Pradesh ngày 9/5 làm dấy lên lo ngại đám tang này có thể trở thành sự kiện siêu lây nhiễm Covid-19. Cảnh sát Uttar Pradesh đã mở các cuộc điều tra liên quan vào ngày 10/5, NDTV đưa tin.
Giáo sĩ Abdul Hamid Mohammad Salimul Qadri qua đời vào chiều 8/5. Chỉ trong vòng vài giờ sau đó, hàng nghìn người ở khắp bang Uttar Pradesh đã kéo đến đã tập trung tại nhà thờ Hồi giáo ở huyện Badaun, nơi thi hài của vị giáo sĩ này được lưu giữ, bất chấp quy định của chính quyền Uttar Pradesh chỉ cho phép tối đa 20 người được tham dự lễ tang.
Một video ghi lại cho thấy nhiều người dân chen lấn trong một khu vực chật hẹp và rất ít người mang khẩu trang. Hình ảnh này sau đó đã được lan truyền nhanh chóng khiến người dân nước Ấn Độ lo ngại sự kiện này có thể khiến số ca nhiễm mới tiếp tục tăng cao.
Hang nghin nguoi chen chuc trong dam tang o An Do giua dai dich
Hàng nghìn người dân Ấn Độ tham gia tang lễ ngày 9/5 bất chấp lệnh phong tỏa và các quy định phòng dịch Covid-19 của chính phủ Ấn Độ. Ảnh cắt từ video. 
Ông Sankalp Sharma, đại diện Cảnh sát huyện Badaun, nói với NDTV: “Chúng tôi đang xem video quay lại đám tang này để thu thập bằng chứng và đưa ra các chế tài nghiêm khắc đối với những người vi phạm các quy định phòng dịch Covid-19".
Theo quy định, hình phạt cho việc không đeo khẩu trang khoảng 14 USD cho lần đầu tiên vi phạm và 135 USD nếu tái phạm.
Mặc dù số ca nhiễm mới giảm trong vài ngày qua, bang Uttar Pradesh vẫn ghi nhận số ca nhiễm mới ở mức cao, hơn 20.000 trường hợp/ngày.

Bất chấp nguy hiểm, di dân vẫn vượt sông vào Mỹ giữa đêm tối

(Kiến Thức) - Hãng Reuters tiếp tục đăng tải loạt ảnh ghi lại cảnh nhiều di dân bất chấp nguy hiểm, vượt sông vào Mỹ trái phép giữa đêm tối.

Bat chap nguy hiem, di dan van vuot song vao My giua dem toi
Nhiều di dân, trong đó có cả trẻ em, tiếp tục vượt sông vào Mỹ trái phép giữa đêm tối. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Bat chap nguy hiem, di dan van vuot song vao My giua dem toi-Hinh-2
 Ảnh chụp một nhóm người di cư ngồi trên chiếc bè hơi khi vượt sông Rio Grande từ Mexico vào Mỹ ngày 5/5.

Bat chap nguy hiem, di dan van vuot song vao My giua dem toi-Hinh-3
Những di dân này bất chấp nguy hiểm vượt biên trái phép vào Mỹ để xin tị nạn với hy vọng có một cuộc sống tốt hơn. 

Bat chap nguy hiem, di dan van vuot song vao My giua dem toi-Hinh-4
 Em nhỏ di cư vẫn ngủ say khi tới Roma, bang Texas (Mỹ), ngày 4/5.

Bat chap nguy hiem, di dan van vuot song vao My giua dem toi-Hinh-5
 Một nhóm người di cư bị lực lượng tuần tra biên giới Mỹ bắt giữ và đưa lên xe sau khi họ vượt sông Rio Grande từ Mexico vào Mỹ hôm 27/4.

Bat chap nguy hiem, di dan van vuot song vao My giua dem toi-Hinh-6
 Em nhỏ được đưa lên bờ hôm 4/5.

Bat chap nguy hiem, di dan van vuot song vao My giua dem toi-Hinh-7
Một nhóm người di cư chờ được đưa đi sau khi họ bị bắt giữ ở Roma, Texas, ngày 5/5. 

Bat chap nguy hiem, di dan van vuot song vao My giua dem toi-Hinh-8
 Em bé di cư vẫn ngủ say trong vòng tay mẹ.

Bat chap nguy hiem, di dan van vuot song vao My giua dem toi-Hinh-9
 Katherine, người phụ nữ đến từ Honduras, cùng con gái Yaneli 2 tuổi chờ lực lượng tuần tra biên giới Mỹ đưa đi sau khi vượt sông Rio Grande từ Mexico vào Mỹ, ngày 7/5.

Bat chap nguy hiem, di dan van vuot song vao My giua dem toi-Hinh-10
 Nhiều người di cư tranh thủ lúc trời tối để vượt sông vào Mỹ ngày 7/5.

Bat chap nguy hiem, di dan van vuot song vao My giua dem toi-Hinh-11
 Một số di dân lên bờ sau khi chuyến vượt sông Rio Grande thành công hôm 6/5.

Dịch COVID-19 quá khủng khiếp, Thủ tướng Ấn Độ "trở tay không kịp"

Chính phủ Ấn Độ được đánh giá là đã không phản ứng kịp khi để COVID-19 thứ hai trở thành thảm họa dịch bệnh lớn nhất thế giới.

Tại Ấn Độ, hiện thật khó để đánh giá đúng mức tác động của COVID-19. Những tin nhắn tràn ngập trên ứng dụng nhắn tin WhatsApp về dịch bệnh, khi người dân Ấn Độ nói về bạn bè, người thân mắc bệnh hoặc bày tỏ sự tức giận khi cho rằng chính quyền đã không làm đủ cho họ.