Hàng loạt khe hở trong giá nước sạch

Theo các chuyên gia, quy định về suất đầu tư của Bộ Xây dựng còn thiếu, chưa đầy đủ. Không phải cứ công nghệ tiên tiến thì đắt tiền. Bên cạnh đó, giá nước sạch cần minh bạch bởi đây là mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh, không phải thứ “xin- cho”.

Hang loat khe ho trong gia nuoc sach
Hồ lắng nhà máy nước Sông Đuống. ảnh: Mạnh Thắng 
Mỗi địa phương một kiểu giá nước
Ngày 28/11/2019, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam tổ chức Tọa đàm về giá nước sinh hoạt tại Hà Nội. Tại đây, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước (HCTN) Việt Nam cho biết, HCTN có cuộc khảo sát ở 68 địa phương, thấy mỗi nơi có một mức giá nước sinh hoạt khác nhau. Giá trung bình 6.000 - 8.000 đồng/m3. Hãn hữu có địa phương giá nước lên đến 11.000 đồng/m3. Trong mỗi địa phương, giá nước mỗi nhà cung cấp đưa ra cũng khác nhau khiến cho nhiều người dân thắc mắc.
Chia sẻ về việc áp dụng, vận dụng các quy định về giá nước sinh hoạt tại mỗi địa phương hiện nay, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, về mặt pháp lý, quy định pháp luật về định giá (gồm Nghị định 117 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung ứng nước sạch, Thông tư liên tịch số 75 năm 2012 liên Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thông tư 88 của Bộ Tài chính) đã quy định rất chi tiết cụ thể về căn cứ, phương pháp tính giá, quy trình phân cấp định giá…
Theo ông Thỏa, thời gian tới sẽ phải chỉnh sửa các thông tư để phù hợp với tình hình thực tế. Ông Thỏa khẳng định trên thực tế, hầu hết địa phương về cơ bản chấp hành nghiêm túc các văn bản hướng dẫn về định giá. Theo Thông tư số 75, quy định hằng năm có biến động cụ thể được ghi trên hóa đơn thì điều chỉnh giá. Tuy nhiên, có những địa phương tính toán, định giá nước theo lộ trình, việc này áp dụng nghị định 117 năm 2007.
Về các mức giá, đại đa số tính mức giá phù hợp, đủ bù đắp được chi phí sản xuất và có lợi nhuận, (tối thiểu 5%). Không phải 100% các địa phương giá nước đều đảm bảo. Có địa phương, giá nước chưa bù đắp được chi phí sản xuất.
Nói về việc mỗi địa phương lại có 1 giá nước, ông Thỏa nêu ra 3 lý do cơ bản: Thứ nhất là vấn đề đầu vào để sản xuất nước sạch có 2 nguồn gồm nước ngầm và nước mặt. Đầu vào khác nhau, kéo theo chi phí xử lý khác nhau, ngay nước mặt tại Hà Nội cũng có chỗ không có phù sa, sông có phù sa thì cần có khu bể lắng để xử lý, nơi có bùn cần có chi phí xử lý bùn.
Thứ hai, trong Nghị định 117, có phương án giá phải dựa trên cơ cấu nguồn vốn đã có, đi vay ít hay nhiều thì lãi vay cao thấp khác nhau.
Bên cạnh đó, quy định về khấu hao tài sản cũng là yếu tố hình thành nên giá. Tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn dùng được vào sản xuất thì không tính khấu hao tiếp theo vào giá.
Như vậy, ba yếu tố trên đã tạo nên các mức giá khác nhau.
Không để dân gánh những khoản vô lý
Ông Nguyễn Trọng Dương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước Việt Nam cho biết, quy định về suất đầu tư của Bộ Xây dựng còn thiếu, chưa đầy đủ. Theo ông Dương, không phải cứ công nghệ tiên tiến thì đắt tiền. Công nghệ hiện đại giúp chúng ta hạ giá thành sản phẩm. Ví dụ như máy biến tần, giúp máy bơm nước đáp ứng nhu cầu mạng lưới, rất tiết kiệm điện. Nếu có định mức về công nghệ hiện đại, cơ quan quản lý giá hoàn toàn kiểm tra được.
Ông Dương cho rằng, cả nước sông Đuống, hay nước sông Đà đều thiếu các công cụ tính giá, các cơ quan quản lý giá ở địa phương rất vất vả để định giá. Bên cạnh đó, Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng cho phép đưa chi phí thất thoát nước vào giá thành. Đây là điều rất vô lý, bởi thất thoát nước do kỹ năng quản lý vận hành yếu, đồng hồ đo nước sai số… không thể bắt khách hàng phải chịu.
Đồng quan điểm, ông Trần Quang Hưng, nguyên Phó Chủ tịch - Tổng thư ký HCTN Việt Nam cho rằng, nên dùng tư vấn độc lập để xác định giá nước, để thấy được, các doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu hoá chất, điện, nhân công. Vì nếu doanh nghiệp tự kê khai thì người dân sẽ không tin tưởng.
Các đơn vị tư vấn độc lập sẽ có thể tính toán được lượng hoá chất mà nhà máy sử dụng, dù nguồn nước tại sông Đuống có ô nhiễm hơn sông Đà như nhiều người nói.
Theo quan điểm của ông Hưng, doanh nghiệp nói rằng quy trình hiện đại sẽ tốn kém, là chưa thật chuẩn vì càng hiện đại thì tiêu thụ điện càng ít. Chưa kể, nếu tự động hoá cao sẽ tiết kiệm nhân lực, chi phí nhân công thấp. Vì thế, việc tăng giá nước sạch sông Đuống gấp đôi nơi khác là chưa rõ lý do.
Ông Hưng cho rằng, đây là ngành kinh doanh phi lợi nhuận không nên để lợi nhuận quá nhiều. “Người dân muốn minh bạch giá dịch vụ, chúng tôi không xin mà mua nước, nên chất lượng phải đảm bảo, tương xứng với dịch vụ. Bởi chất lượng nước không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai thế hệ tiếp theo”, ông Hưng nêu quan điểm.
Nhà máy nước mặt sông Đuống được lãnh đạo TP Hà Nội khẳng định là nhà máy nước hiện đại nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Lãnh đạo Hà Nội cũng nói rằng Aqua One là công ty từng làm nhà máy nước lớn nhất miền Nam tại Long An và “thành phố đã chọn những nhà đầu tư có năng lực để làm”.

Hình ảnh xe ba bánh cồng kềnh như này sắp biến mất ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Hà Nội đang xem xét dừng hoạt động xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người và quy định dừng hoạt động đối với xe xích lô trên địa bàn thành phố.

Hinh anh xe ba banh cong kenh nhu nay sap bien mat o Ha Noi
Mới đây, ngày 28/11, trên Tiền Phong đưa tin, trong báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố về đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 – 2020 tầm nhìn 2030, UBND thành phố Hà Nội cho biết, hiện đang rà soát, sửa đổi, bổ sung quyết định số 06/2013 của UBND thành phố quy định về các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố nhằm tổ chức giao thông khoa học, hợp lý và phát huy tối đa hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó quy định. (Ảnh: Tienphong)  
Hinh anh xe ba banh cong kenh nhu nay sap bien mat o Ha Noi-Hinh-2
Theo UBND thành phố, xe tải cung ứng thực phẩm, chở hàng cho siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, khách sạn, chỉ được phép hoạt động vào ban đêm. Xe ba bánh phục vụ đi lại của thương binh và người khuyết tật khi tham gia giao thông phải được đăng ký, đề xuất quy định về tiêu chuẩn đăng kiểm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. (Ảnh: Baodoisongphapluat)

Hinh anh xe ba banh cong kenh nhu nay sap bien mat o Ha Noi-Hinh-3
Trong văn bản nêu rõ, dừng hoạt động xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người trên địa bàn thành phố. Quy định dừng hoạt động đối với xe xích lô trên địa bàn thành phố. (Ảnh: Baodoisongphapluat)

Hinh anh xe ba banh cong kenh nhu nay sap bien mat o Ha Noi-Hinh-4
Văn bản cũng thông tin, Sở GTVT đã có tờ trình, UBND thành phố đã có văn bản giao cho Sở Tư pháp thẩm định, hiện nay Sở Tư pháp đang lấy ý kiến liên ngành để hoàn chỉnh việc thẩm định trình UBND thành phố. (Ảnh: Baodoisongphapluat)

Hinh anh xe ba banh cong kenh nhu nay sap bien mat o Ha Noi-Hinh-5
Sở GTVT cũng đã có văn bản ngày 25/3/2019 gửi các sở, ban, ngành, các quận, hiệp hội liên quan xin ý kiến góp ý đánh giá tác động kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến đi lại, kinh doanh, du lịch của dự thảo Quyết định thay thế Quyết định 06/2013 ngày 25/1/2013. (Ảnh: Baodoisongphapluat)

Hinh anh xe ba banh cong kenh nhu nay sap bien mat o Ha Noi-Hinh-6
Hà Nội cũng cho biết, đang triển khai việc xây dựng cơ chế hỗ trợ chuyển việc làm đảm bảo đời sống đối với thương binh có xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người đang hoạt động. (Ảnh: Baodoisongphapluat)

Hinh anh xe ba banh cong kenh nhu nay sap bien mat o Ha Noi-Hinh-7
Theo UBND thành phố, đã giao cho Sở GTVT triển khai, Sở đã có báo cáo về việc khảo sát thống kê số lượng xe ba bánh của thương binh, bệnh binh và người khuyết tật và chế độ chính sách ưu đãi, hỗ trợ, gửi các đơn vị liên quan để hoàn thiện báo cáo. (Ảnh: Baodoisongphapluat)

Hinh anh xe ba banh cong kenh nhu nay sap bien mat o Ha Noi-Hinh-8
Sở cũng đã tham mưu UBND thành phố có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất cho phép UBND thành phố cùng Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tư pháp nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc chuyển đổi phương tiện, việc làm đối với thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đang sử dụng xe cơ giới ba bánh tự sản xuất, lắp ráp để kinh doanh vận chuyển hàng hóa trên địa bàn thành phố. (Ảnh: Baochinhphu) 

Hinh anh xe ba banh cong kenh nhu nay sap bien mat o Ha Noi-Hinh-9
Theo Infonet, kết quả thống kê khảo sát của Sở Giao thông vận tải Hà Nội và liên ngành, đến nay, các xe 3 bánh đều là xe tự chế (tự sản xuất, lắp ráp). Có tổng số 1.316 người có hộ khẩu thường trú trên địa bàn hàng hóa (Trong đó có 964 thương binh; 103 bệnh binh; 249 người khuyết tật). (Ảnh: Baochinhphu)

Hinh anh xe ba banh cong kenh nhu nay sap bien mat o Ha Noi-Hinh-10
Cũng theo khảo sát của Sở GTVT Hà Nội, trong tổng số các xe ba bánh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố thì 544 trường hợp (chiếm 41,34%) có nguyện vọng giữ lại phương tiện sử dụng; 93 trường hợp (chiếm 7,07%) có nguyện vọng chuyển đổi xe; 39 trường hợp (chiếm 2,96%) có nguyện vọng chuyển đổi nghề; 114 trường hợp (chiếm 9,04%) có nguyện vọng hỗ trợ việc làm; 12 trường hợp (chiếm 0,91%) có nguyện vọng hỗ trợ 1 lần, 395 trường hợp (chiếm 301,01%) có nhu cầu khác hoặc không nêu ý kiến nhu cầu cụ thể. (Ảnh: Baochinhphu)

Hinh anh xe ba banh cong kenh nhu nay sap bien mat o Ha Noi-Hinh-11
Trước đó, cũng có nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe ba gác, ba bánh, xe tự chế. (Vụ tai nạn liên quan đến xe ba bánh xảy ra tại thị xã Bến Cát, Bình Dương, khiến 3 người tử vong. Ảnh: Antg.Cand)

Hinh anh xe ba banh cong kenh nhu nay sap bien mat o Ha Noi-Hinh-12
Có trường hợp chạy xe ba bánh bị cảnh sát giao thông xử lý. (Ảnh: Antg.Cand)

Hà Nội tăng cường xử lý xe ba bánh, xe chở hàng cồng kềnh. (Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân)





Cty Aqua One - Shark Liên làm nhà máy nước sạch Xuân Mai: Dân lại “gánh” lãi vay 1.000 tỷ đồng?

(Kiến Thức) - “Kịch bản” đầu tư Nhà máy nước sạch Xuân Mai tương tự như Nhà máy nước mặt Sông Đuống khi Cty Aqua One - Shark Liên chỉ có 20% số vốn, 80 % số vốn còn lại là đi vay. Liệu người dân có phải "gánh" lãi vay 1.000 tỷ đồng?

Trong văn bản mới đây trả lời kiến nghị cử trị huyện Ứng Hòa, UBND TP Hà Nội cho biết, hiện đang giao cho công ty Aqua One của Shark Liên triển khai dự án nước sạch Xuân Mai.
Theo đó, Nhà máy nước mặt Xuân Mai là nhà máy có quy mô cấp nước vùng, với công suất: 600.000 m3/ngày đêm; tổng công suất dự kiến: 900.000 m3/ngày đêm. Dự án có tổng mức đầu tư 1.255 tỷ đồng, trong đó vốn của nhà đầu tư là 251 tỷ đồng (chiếm 20% tổng vốn đầu tư), còn 1.004 tỷ đồng là vay.