Hàng loạt hãng ôtô Nhật Bản bị điều tra sau bê bối của Daihatsu

Chính phủ Nhật Bản tuyên bố đã bắt đầu một cuộc điều tra rộng rãi về việc tự chứng nhận trong ngành công nghiệp ôtô trong nước, sau hàng loạt bê bối của Daihatsu.

Video: Daihatsu sẽ chuyển hướng sang sản xuất xe điện giá rẻ.
Theo tờ báo địa phương Nikkan Jidosha Shimbun, Bộ Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải đã bắt đầu điều tra để xác định xem liệu các hãng ôtô Nhật Bản có tuân thủ các quy định về việc tự chứng nhận hay không sau hàng loạt bê bối của Daihatsu.
Tự chứng nhận là hình thức nhà sản xuất tự khai báo và cam kết về xuất xứ, chất lượng của sản phẩm theo quy định của pháp luật.
Hang loat hang oto Nhat Ban bi dieu tra sau be boi cua Daihatsu
Hàng loạt hãng ôtô Nhật Bản bị điều tra sau bê bối của Daihatsu. 
Thông báo này được đưa ra chưa đầy 6 tháng sau khi Toyota thừa nhận đã tìm thấy "sự không nhất quán" trong chương trình thử nghiệm động cơ của mình, buộc “gã khổng lồ” trong ngành ôtô phải tạm thời đình chỉ sản xuất và xuất xưởng một số mẫu xe.
Phải đến cuối tháng 2/2024, cơ quan chức năng mới “giải phóng” Toyota khỏi lệnh tạm dừng vận chuyển.
Trước đó, thương hiệu Daihatsu của Toyota bị phát hiện gian lận trong các bài kiểm tra an toàn phương tiện, trong khi vào năm 2022, Hino – thương hiệu con chuyên sản xuất xe tải của Toyota, thừa nhận đã làm sai lệch dữ liệu trong các bài kiểm tra động cơ.
Hang loat hang oto Nhat Ban bi dieu tra sau be boi cua Daihatsu-Hinh-2
Thương hiệu con chuyên sản xuất xe tải của Toyota, thừa nhận đã làm sai lệch dữ liệu trong các bài kiểm tra động cơ. 
Sau khi lên tiếng xin lỗi, CEO Toyota Koji Sato cho biết: ”Ban lãnh đạo đã chưa hiểu đúng về "chứng nhận" và "giao tiếp phù hợp” là rất quan trọng", đề cập đến yếu tố "con người" và "sự thấu hiểu" chưa được đảm bảo theo quy trình làm việc vốn có.
Bên cạnh đó, Chủ tịch hội đồng quản trị - Akio Toyoda cũng bày tỏ sự buồn bã khi khiến dư luận thất vọng.
Trước những sự kiện này, Chính phủ Nhật Bản cho biết họ sẽ xem xét kỹ hơn các tổ chức được phép thực hiện các chứng nhận nội bộ, nhằm ngăn chặn các trường hợp trên tái diễn.

Daihatsu Thor Seat Lift chỉ 363 triệu đồng cho người khuyết tật

Daihatsu Thor được ra mắt từ năm 2018 nhưng mới đây hãng xe Nhật Bản đã giới thiệu thêm một phiên bản mới là Daihatsu Thor Seat Lift 2021, để chiếc xe trở nên "có ích" hơn nữa với người khuyết tật.

Daihatsu Thor Seat Lift chi 363 trieu dong cho nguoi khuyet tat

Tại Nhật Bản, có một số nhà sản xuất xe hơi cung cấp các thiết bị và tính năng thân thiện với người khuyết tật cho xe ôtô. Thậm chí, còn có chiếc xe được sinh ra để người khuyết tật có thể tự điều khiển xe. Daihatsu hiện đang là thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực xe Kei phúc lợi này - điển hình là mẫu xe Daihatsu Thor 2021 mới.

Daihatsu có thể thiệt hại tới 700 triệu USD sau bê bối gian lận

Daihatsu thừa nhận đã làm sai lệch dữ liệu một số mẫu xe ôtô trong hơn 30 năm qua. Khi đóng cửa nhà máy và bồi thường cho các nhà cung cấp, Daihatsu có thể thiệt hại tới 700 triệu USD.

Video: Bê bối gian lận của Daihatsu ảnh hưởng ra sao?

Theo đó, nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã phải tạm dừng toàn bộ hoạt động sản xuất tại quê nhà mà không công bố chính xác thời gian trở lại. Ngoài việc tổn thất về doanh số, Daihatsu còn phải đàm phán với các nhà cung cấp về việc bồi thường doanh thu bị mất do ngừng sản xuất cũng như hỗ trợ chi phí cho các đại lý bán xe Daihatsu bị khách hàng quay lưng sau bê bối. Tại Nhật Bản, Daihatsu có hơn 423 nhà cung cấp cấp 1 và 30.000 đại lý bán xe trên cả nước.