Hàng chục cảnh sát có mặt ở BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài làm gì?

(Kiến Thức) - Trao đổi với Kiến Thức, một chỉ huy lực lượng CSCĐ Công an TP Hà Nội cho hay, đơn vị được huy động phối hợp với nhiều lực lượng khác đảm bảo an ninh tại trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài trong ngày thu phí trở lại.

Ghi nhận của PV Kiến Thức lúc 12h30 ngày 15/3, tại trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội), hàng chục chiến sĩ bao gồm các lực lượng CSCĐ, CSGT, CS PCCC, Thanh tra Giao thông, Công an huyện thuộc Công an TP Hà Nội vẫn tập trung rất đông ở trạm BOT này.
Tại một số điểm xung quanh trạm BOT, các cảnh sát cũng được phân công cắm chốt.
Trao đổi với PV Kiến Thức, một chỉ huy Trung Đoàn CSCĐ (Công an TP Hà Nội) cho biết, sau nhiều tháng trạm BOT này bị các tài xế phản đối thu phí đến hôm nay thì trạm bắt đầu thu phí trở lại nên đơn vị được huy động đến phối hợp với các lực lượng để hỗ trợ đảm bảo an ninh tại trạm.
Hang chuc canh sat co mat o BOT Bac Thang Long - Noi Bai lam gi?
 
Theo quan sát của Kiến Thức, thời điểm ghi nhận hầu hết cánh tài xế ô tô tập trung tại trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài đã được các lực lượng chức năng nhắc nhở yêu cầu giải tán, không tụ tập gây cản trở giao thông.
Tài xế đã thực hiện việc mua vé khi di chuyển qua trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài. Tuy nhiên có một số ít tài xế vẫn không mua vé khiến nhiều phương tiện lưu thông phía sau bị ùn ứ.
Ngoài ra, tại trạm BOT này các nhân viên của trạm còn đặt loa thông báo với các tài xế yêu cầu, các phương tiện, tài xế mua vé theo quy định.
Một số hình ảnh tại BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài sáng nay:
Hang chuc canh sat co mat o BOT Bac Thang Long - Noi Bai lam gi?-Hinh-2
 Nhiều lực lượng thuộc Công an TP Hà Nội có mặt tại trạm sáng nay.
Hang chuc canh sat co mat o BOT Bac Thang Long - Noi Bai lam gi?-Hinh-3
 
Hang chuc canh sat co mat o BOT Bac Thang Long - Noi Bai lam gi?-Hinh-4
 Hầu hết các tài xế đều chấp hành việc mua vé.
Hang chuc canh sat co mat o BOT Bac Thang Long - Noi Bai lam gi?-Hinh-5
 Tuy nhiên vẫn có một số ít từ chối mua vé khiến đôi lúc trạm BOT xảy ra tình trạng ùn ứ. 
Hang chuc canh sat co mat o BOT Bac Thang Long - Noi Bai lam gi?-Hinh-6
Được biết, trước đó vào ngày 18/12/2018 hàng trăm tài xế đã tập trung phản đối việc thu phí tại trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài. Đến nay, việc phản đối diễn ra đã gần 3 tháng.
Hang chuc canh sat co mat o BOT Bac Thang Long - Noi Bai lam gi?-Hinh-7
 Tài xế phản đối trạm BOT này vì cho rằng, họ không đi tuyến tránh TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) nên không mua vé.
BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài, là trạm thu phí để hoàn vốn cho dự án xây dựng quốc lộ 2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên, được Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải được giao ký kết hợp đồng BOT với Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8.
Công ty cổ phần BOT Vietracimex 8 được sử dụng trạm BOT này để hoàn vốn đầu tư bắt đầu từ 1/1/2011. Thời gian thu phí hoàn vốn là 16 năm 10 tháng 11 ngày. Mức giá là 10.000 đồng/xe 12 chỗ.
UBND TP Hà Nội nhiều lần có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải dừng thu phí, di chuyển trạm BOT này về đúng vị trí do đây là tuyến đường đối ngoại huyết mạch nối trung tâm TP Hà Nội với cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Khách quốc tế vừa đến Việt Nam đã phải trải qua nhiều lần thu phí là hình ảnh không đẹp. Hơn nữa, trạm thu phí cũng là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông trên tuyến đường.
Thế nhưng cho đến nay, trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài vẫn nằm im và thu phí. Điều này khiến người dân bức xúc.

Ảnh: BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài xả trạm vì tài xế phản đối thu phí

(Kiến Thức) -  Chiều nay 18/12, rất nhiều tài xế tụ tập phản đối về việc thu phí "hộ" tại trạm BOT Bắc Thăng Long — Nội Bài (Hà Nội) buộc trạm BOT này phải xả trạm.

Anh: BOT Bac Thang Long - Noi Bai xa tram vi tai xe phan doi thu phi
Ghi nhận của PV Kiến Thức vào trưa 18/12, BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài buộc phải "xả trạm" sau khi bị tài xế phản đối thu phí "hộ".
Anh: BOT Bac Thang Long - Noi Bai xa tram vi tai xe phan doi thu phi-Hinh-2

Các cửa trạm BOT tại đây đã xả trạm từ khoảng 11h30 trưa nay (18/12). Mỗi khi thấy có xe ô tô đi qua các tài xế đều vẫy tay bảo qua trạm. Trong khi đó, các nhân viên tại trạm vẫn ngồi trong khu vực thu vé và không thu tiền vé của các tài xế. 

Đèo Cả nộp gần 60 tỉ mua cổ phần của trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương

Ngày 14/3, công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đã nộp 59,787 tỷ đồng vào tài khoản của Cục thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ.

Ngày 14/3, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã có văn bản trả lời công văn của Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (DCG) về việc làm rõ thông tin báo chí về việc DCG có liên quan đến hành vi rửa tiền của Nguyễn Văn Dương, chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC), chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư UDIC.
Deo Ca nop gan 60 ti mua co phan cua trum co bac Nguyen Van Duong
 Trùm cờ bạc Nguyễn Văn Dương tại toà

BOT Bắc Thăng Long đặt nhầm chỗ 10 năm: Không loại trừ có "lợi ích nhóm"

(Kiến Thức) - Chuyên gia cho rằng, trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài đặt sai vị trí dự án không loại trừ “lợi ích nhóm”, các chủ dự án BOT đều tính toán thu lợi nhuận đầu tư, thu phí, chưa tính tới lợi ích người dân, xã hội.

Đã gần 10 ngày qua, các tài xế liên tục "cắm chốt" tại trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài, phản đối trạm BOT này đặt sai vị trí dự án. Việc trạm BOT đặt sai vị trí thu phí đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây bức xúc dư luận xã hội trong vài năm trở lại đây. 
Ngoài BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài còn có 3 trạm BOT khác bị lái xe phản đối quyết liệt vì cho rằng nơi đặt trạm chưa hợp lý. Đơn cử như BOT Cai Lậy (Tiền Giang), Tân Đệ (Thái Bình), Mỹ Lộc (Nam Định). Trong số các trạm trên, trạm Tân Đệ sẽ được di dời về đường tránh Đông Hưng (Thái Bình), những trạm còn lại thì ngay cả Bộ GTVT cũng đang "lúng túng" trong việc xử lý dứt điểm vụ việc. Điều này khiến "cuộc chiến" giữa lái xe và các trạm BOT mà cụ thể là chủ đầu tư chưa biết bao giờ mới có hồi kết.
BOT Bac Thang Long dat nham cho 10 nam: Khong loai tru co
 BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài xả trạm từ ngày 18/12 do các tài xế phản đối việc đặt sai vị trí thu phí.

Trả lời về việc trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài đặt sai vị trí, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể thừa nhận, trong đầu tư BOT đường bộ còn một số tồn tại, hạn chế, như: Chỉ định thầu với hầu hết dự án, quản lý chi phí đầu tư, doanh thu; Vị trí trạm thu phí gây bức xúc cho người sử dụng (dù các trạm thu phí đều được địa phương thống nhất)...

Theo ông Thể, hiện cả nước có 17/88 trạm thu phí BOT đường bộ bất cập về vị trí cần xử lý. Trong số này, có 3 trạm thu phí nằm ngoài phạm vi dự án, gồm: Trạm thu phí Tào Xuyên (Thanh Hóa - hiện đã dừng thu); trạm Cầu Rác (Hà Tĩnh); Trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài.

Ông Thể cho rằng, do lịch sử để lại, khi tận dụng trạm thu phí cho ngân sách trước đây để thu phí hoàn vốn dự án BOT. Việc tận dụng này giúp tiết kiệm khoảng 30-50 tỷ đồng, và phù hợp với quy định thời kỳ đó. Tuy nhiên, sau khi tính toán lại, hiện trạm thu phí Tào Xuyên đã dừng thu phí do chủ đầu tư đã có lãi. Với trạm Cầu Rác (thu phí tuyến tránh Hà Tĩnh) dự kiến sẽ thu xong vào năm 2019, nên Bộ GTVT đề nghị giữ nguyên.

Riêng với trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài (thu phí hoàn vốn Dự án tuyến tránh TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), người đứng đầu Ngành Giao thông cho biết, năm 2014, Bộ GTVT đã kiến nghị Thủ tướng dời trạm về đúng tuyến đường tránh. Sau đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục thu phí tại trạm này đúng hợp đồng ký với nhà đầu tư. Cùng đó, bây giờ người dân đã có lựa chọn đi đường Nhật Tân - Nội Bài. Do đó, Bộ GTVT kiến nghị giữ nguyên vị trí trạm thu phí này.

Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, gần như toàn bộ dự án BOT giao thông đều được chỉ định thầu với nhà đầu tư, dẫn tới không cạnh tranh, thiếu minh bạch và không loại trừ “lợi ích nhóm”. Từ đó dẫn tới dự án tính mức đầu tư không sát, hầu hết đều tính giá cao hơn thực tế, điều này đã được kiểm toán, thanh tra chỉ rõ. “Các chủ dự án BOT đều tính toán làm đường thu lợi nhuận đầu tư, thu phí, chưa tính tới lợi ích người dân, xã hội”.

Do đó, chuyên gia trên đề nghị đã tới lúc cần chấn chỉnh lại các trạm thu phí BOT, cả về vị trí, thời gian thu, mức phí đảm bảo công bằng giữa nhà đầu tư, cộng đồng (những người sử dụng tuyến đường) và nhà nước. Theo ông Thịnh, dù hợp đồng đã ký, nhưng luôn có điều khoản chỉnh sửa, đại diện cơ quan nhà nước (Bộ GTVT) phải ngồi với nhà đầu tư tính toán lại.