Hàn Quốc và TQ nói gì khi Nhật thay đổi hiến pháp

(Kiến Thức) - Hàn Quốc và Trung Quốc đều muốn Nhật đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực sau khi thay đổi hiến pháp.

Theo hãng thông tấn Reuters, Bộ trường ngoại giao Hàn Quốc cũng đã yêu cầu Nhật đảm bảo hòa bình và ổn định khu vực trong việc chấm dứt lệnh cấm sử dụng quân đội ở nước ngoài
Hàn Quốc tuyên bố không chấp nhận việc tham gia phòng ngự tập thể của Nhật gây ảnh hưởng đến an ninh của bán đảo Triều Tiên mà không có yêu cầu hoặc thỏa thuận từ trước.
Lực lượng Tự vệ Nhật Bản tập trận với Quân đội Mỹ.
Lực lượng Tự vệ Nhật Bản tập trận với Quân đội Mỹ.
Theo đài NHK, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố Trung Quốc nghi ngờ rằng Nhật Bản đang tìm cách thay đổi con đường phát triển hòa bình mà Nhật đã duy trì kể từ khi Thế chiến 2 kết thúc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu ngày 1/7 cho biết Nhật Bản đã liên tục gây ra rắc rối liên quan đến các vấn đề lịch sử và có những thay đổi đáng kể bằng cách áp dụng chính sách quân sự và an ninh mới.
Ông cáo buộc phía Nhật Bản bịa đặt các mối đe dọa liên quan đến Trung Quốc và Trung Quốc phản đổi nỗ lực của Nhật nhằm thúc đẩy các chương trình nghị sự chính trị trong nước thông qua những sự việc bịa đặt như vậy.
Ông Hồng Lỗi cho rằng Nhật Bản nên tôn trong những mối quan tâm của các nước láng giềng châu Á và không làm ảnh hưởng đến chủ quyền và sự an toàn của Trung Quốc cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực.
Nhật Bản trong ngày 1/7 vừa thông qua việc diễn giải hiến pháp cho phép nước này triển khai binh sĩ ở nước ngoài hay tham gia phòng ngự tập thể.

Truyền thông Nhật: Trung Quốc sẽ sớm khai chiến ở Hoa Đông

(Kiến Thức) - Một số báo Nhật Bản cho hay, Trung Quốc có thể sớm khai chiến ở Hoa Đông sau khi nước này kích hoạt hệ thống điều khiển hoả lực nhằm vào tàu Nhật.

Lý giải quan hệ lạ thường giữa Trung Quốc - Malaysia ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Trung Quốc gần như im lặng về vụ phát hiện mỏ khí đốt ngoài khơi Malaysia mặc dù khu vực này nằm trong vùng biển mà họ tuyên bố yêu sách chủ quyền.

Việc một tập đoàn năng lượng quốc tế phát hiện mỏ khí đốt tự nhiên ở ngoài khơi bờ biển Malaysia đang thu hút sự quan tâm của thế giới vào khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh khá “im hơi lặng tiếng” về vụ phát hiện trên mặc dù khu vực này nằm trong vùng biển mà nước này ngang ngược tuyên bố yêu sách chủ quyền. Theo đó, vị trí phát hiện mỏ khí đốt này nàm cách ngoài khơi bờ biển Malaysia khoảng 144km.
Sự đối xử lạ thường của Trung Quốc đối với Malaysia