Hàn Quốc hoài nghi việc Triều Tiên đóng cửa bãi thử hạt nhân

Ngày 1/5, người phát ngôn Liên hợp quốc (LHQ) Stephane Dujarric cho biết Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đề nghị LHQ kiểm chứng việc Triều Tiên đóng cửa bãi thử hạt nhân của nước này.

Theo ông Stephane Dujarric, Tổng thống Moon Jae-in đưa ra đề nghị trên trong cuộc điện đàm với Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres hôm 30/4, chỉ vài ngày sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thông báo sẽ đóng cửa bãi thử hạt nhân vào tháng 5 tới.
Một bãi thử hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: Reuters
 Một bãi thử hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: Reuters
Ông Dujarric nhấn mạnh: “Tổng thống Moon đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ LHQ, nhằm kiểm chứng việc Triều Tiên đóng cửa bãi thử hạt nhân trong thời gian tới, giống như những gì nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã công bố”. Ngoài ra, Tổng thống Moon Jae-in cũng đề nghị LHQ giúp "biến khu phi quân sự (DMZ) trở thành khu vực hòa bình" như mong muốn của lãnh đạo hai miền Triều Tiên.
Về phần mình, Tổng Thư ký Guterres đã hoan nghênh "hội nghị thượng đỉnh lịch sử đích thực" giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hôm 27/4 vừa qua tại làng đình chiến Panmunjom, đồng thời hối thúc hai bên sớm biến các cam kết thành hành động thực tiễn. Ông khẳng định LHQ sẵn sàng thảo luận các biện pháp thúc đẩy tiến trình hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, song không cung cấp thêm chi tiết.
Trước đó, trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại làng đình chiến Panmunjom, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đạt được nhiều thỏa thuận quan trọng nhằm tiến tới ký kết hiệp định hòa chính thức chấm dứt chiến tranh, đồng thời cùng theo đuổi mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Phía Triều Tiên thông báo sẽ phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Ông Kim Jong-un cho biết sẽ mời các chuyên gia an ninh và báo giới quốc tế đến Triều Tiên để chứng kiến việc này. Ông cũng nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẽ không cần vũ khí hạt nhân nếu Mỹ chính thức kết thúc chiến tranh và cam kết chính sách không xâm lược.
Thư ký báo chí của Tổng thống Hàn Quốc cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố: "Một số người cho rằng nơi bị đóng cửa là nơi không còn sử dụng được nữa, tuy nhiên, các bạn sẽ thấy cơ sở này vẫn trong điều kiện tốt".

Ngạc nhiên cuộc sống ở đất nước Lebanon năm 1952

(Kiến Thức) - Lebanon là một trong những quốc gia đông dân nhất trong khu vực Địa Trung Hải và có tỷ lệ biết chữ cao. Đất nước này từng được biết đến là trung tâm văn hóa và thương mại ở khu vực Trung Đông.

Cuộc sống ở đất nước Lebanon hồi giữa thế kỷ 20 đã được tái hiện một cách sinh động trong loạt ảnh màu dưới đây. Có thể thấy, quốc gia nhỏ ở vùng Trung Đông này từng rất phát triển. (Nguồn ảnh: Vintag)
 Cuộc sống ở đất nước Lebanon hồi giữa thế kỷ 20 đã được tái hiện một cách sinh động trong loạt ảnh màu dưới đây. Có thể thấy, quốc gia nhỏ ở vùng Trung Đông này từng rất phát triển. (Nguồn ảnh: Vintag)

Khu phố cổ ở thủ đô Beirut của Lebanon trong một ngày nắng nóng.
 Khu phố cổ ở thủ đô Beirut của Lebanon trong một ngày nắng nóng.

Cảnh mua bán nhộn nhịp tại một khu chợ ở Baalbeck hồi đầu thập niên 1950.
 Cảnh mua bán nhộn nhịp tại một khu chợ ở Baalbeck hồi đầu thập niên 1950.

Con phố chính và quảng trường ở thủ đô Beirut khá đông người qua lại.
 Con phố chính và quảng trường ở thủ đô Beirut khá đông người qua lại.

Một phần của ngôi đền Baalbeck nổi tiếng ở Lebanon.
Một phần của ngôi đền Baalbeck nổi tiếng ở Lebanon. 

Ảnh chụp bên trong đền Baalbeck năm 1952.
 Ảnh chụp bên trong đền Baalbeck năm 1952.

Bến cảng nhìn từ khách sạn ở thủ đô Beirut của Lebanon.
 Bến cảng nhìn từ khách sạn ở thủ đô Beirut của Lebanon.

Những chiếc xe chở khách trên đường phố Beirut cách đây hàng chục năm về trước.
 Những chiếc xe chở khách trên đường phố Beirut cách đây hàng chục năm về trước.

Thịt tươi được treo trước một cửa hàng trong khu chợ ở Baalbeck.
 Thịt tươi được treo trước một cửa hàng trong khu chợ ở Baalbeck.

Còn đây là ảnh chụp bên trong ngôi đền Jupiter ở Baalbeck.
 Còn đây là ảnh chụp bên trong ngôi đền Jupiter ở Baalbeck.

Quang cảnh biển ở thủ đô của Lebanon năm 1952.
Quang cảnh biển ở thủ đô của Lebanon năm 1952

Không khí ngày Quốc tế Lao động 1/5 trên khắp thế giới

(Kiến Thức) - Ống kính phóng viên đã ghi lại bầu không khí ở các nước trên khắp thế giới trong ngày Quốc tế Lao động 1/5. Nhiều cuộc tuần hành, biểu tình và một số hoạt động kỉ niệm khác đã diễn ra trong dịp lễ này.

Theo Daily Mail, khoảng 120.000 người đã đổ xuống những đường phố chính ở thủ đô Moscow (Nga) để tham gia cuộc diễu hành mừng ngày Quốc tế Lao động 1/5. (Nguồn ảnh: Daily Mail)
Theo Daily Mail, khoảng 120.000 người đã đổ xuống những đường phố chính ở thủ đô Moscow (Nga) để tham gia cuộc diễu hành mừng ngày Quốc tế Lao động 1/5. (Nguồn ảnh: Daily Mail) 

Người dân mang theo cờ, hoa và bóng bay khi tham gia diễu hành ở khu vực Quảng trường Đỏ của thủ đô Moscow.
Người dân mang theo cờ, hoa và bóng bay khi tham gia diễu hành ở khu vực Quảng trường Đỏ của thủ đô Moscow.

Tại Indonesia, khoảng 10.000 công nhân đã tuần hành gần Dinh Tổng thống ở thủ đô Jakarta trong ngày tôn vinh lực lượng lao động trên khắp thế giới.
Tại Indonesia, khoảng 10.000 công nhân đã tuần hành gần Dinh Tổng thống ở thủ đô Jakarta trong ngày tôn vinh lực lượng lao động trên khắp thế giới. 

Rất đông người tập trung tại quảng trường chính ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, trong ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm nay. Họ yêu cầu tăng mức lương tối thiểu và gia tăng một số quyền lợi khác cho người lao động.
 Rất đông người tập trung tại quảng trường chính ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, trong ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm nay. Họ yêu cầu tăng mức lương tối thiểu và gia tăng một số quyền lợi khác cho người lao động.

Nhiều công nhân Philippines xuống đường biểu tình phản đối Tổng thống đương nhiệm Rodrigo Duterte ở thủ đô Manila sau khi chính phủ nước này chưa giải quyết được việc chấm dứt loại hợp đồng lao động tạm thời.
 Nhiều công nhân Philippines xuống đường biểu tình phản đối Tổng thống đương nhiệm Rodrigo Duterte ở thủ đô Manila sau khi chính phủ nước này chưa giải quyết được việc chấm dứt loại hợp đồng lao động tạm thời.

Hàng nghìn người xuống đường tuần hành ở thủ đô Colombo, Sri Lanka.
Hàng nghìn người xuống đường tuần hành ở thủ đô Colombo, Sri Lanka. 

Bên cạnh đó, có những cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực trong ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm nay. Ảnh: Một người biểu tình bị bắt giữ trong cuộc đụng độ với cảnh sát có vũ trang ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
 Bên cạnh đó, có những cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực trong ngày Quốc tế Lao động 1/5 năm nay. Ảnh: Một người biểu tình bị bắt giữ trong cuộc đụng độ với cảnh sát có vũ trang ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào dịp này, hàng trăm người ngoại giáo sẽ leo lên sườn đồi để ngắm mặt trời mọc trên những cánh đồng ở tây nam nước Anh.
 Vào dịp này, hàng trăm người ngoại giáo sẽ leo lên sườn đồi để ngắm mặt trời mọc trên những cánh đồng ở tây nam nước Anh.

Mọi người tập trung phía trước Tháp St.Michael ở Glastonbury, Anh, ngày 1/5.
 Mọi người tập trung phía trước Tháp St.Michael ở Glastonbury, Anh, ngày 1/5.

Tại Catalonia, hàng nghìn người thuộc tầng lớp lao động đã đổ ra đường phố để phản đối điều kiện làm việc hiện nay của người lao động.
 Tại Catalonia, hàng nghìn người thuộc tầng lớp lao động đã đổ ra đường phố để phản đối điều kiện làm việc hiện nay của người lao động.

Hình ảnh trong ngày Quốc tế Lao động 1/5 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản.
 Hình ảnh trong ngày Quốc tế Lao động 1/5 tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Ở Đức, các nhóm cực hữu tập trung tại thành phố Chemnitz, mang theo cờ xanh và mặc đồng phục tham gia cuộc diễu hành ngày Quốc tế Lao động 1/5.
 Ở Đức, các nhóm cực hữu tập trung tại thành phố Chemnitz, mang theo cờ xanh và mặc đồng phục tham gia cuộc diễu hành ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Tại Bavaria (Đức), mọi người dựng cây cột lớn chuẩn bị cho sự kiện kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động.
 Tại Bavaria (Đức), mọi người dựng cây cột lớn chuẩn bị cho sự kiện kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động.

Sau đó, họ cùng nhau thưởng thức bia.
 Sau đó, họ cùng nhau thưởng thức bia.

Cựu Tổng thống Carter có mang lại hoà bình cho Bán đảo Triều Tiên?

(Kiến Thức) - Cựu Tổng thống Carter đã can dự thành công với Triều Tiên trong quá khứ và có thể được lãnh đạo Kim Jong-un chấp nhận làm sứ giả hòa bình.

Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter (93 tuổi) thông báo rằng ông sẵn sàng tới Bình Nhưỡng để gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, trong một nỗ lực ngăn chặn đụng độ quân sự ở Đông Bắc Á.