Hàn Quốc: Hàng chục nghìn giáo viên biểu tình vì bị bắt nạt

Hàng chục nghìn giáo viên Hàn Quốc xuống đường biểu tình hôm 4/9, yêu cầu pháp luật tăng cường bảo vệ họ trước các học sinh ngỗ ngược và các bậc cha mẹ hạch sách.

Hàng chục nghìn giáo viên biểu tình ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp Hàn Quốc hôm 4/9, với tấm biểu ngữ ghi "Một ngày tạm dừng giáo dục công lập". Những giáo viên này bỏ lớp và nghỉ dạy bất chấp cảnh báo của chính phủ rằng họ có thể bị kỷ luật, theo báo The Korea Herald.
Làn sóng biểu tình bùng phát sau khi một giáo viên tiểu học 23 tuổi ở Seoul tự tử vào tháng 7, nhưng các cuộc tuần hành thường diễn ra vào cuối tuần. Hôm 49 là lần đầu tiên phong trào biểu tình diễn ra trong ngày đến trường của học sinh.
Han Quoc: Hang chuc nghin giao vien bieu tinh vi bi bat nat
Hàng chục nghìn giáo viên biểu tình ở Seoul ngày 4/9. Ảnh: REUTERS. 
Cuộc biểu tình mới nhất cũng đánh dấu một khoảnh khắc lịch sử ở Hàn Quốc, vì đây là lần đầu tiên các giáo viên không có bất kỳ liên kết nào với các nhóm giáo dục có định hướng chính trị lại cùng nhau tham gia một hành động tập thể.
Một số trường học phải tạm thời đóng cửa vì nhiều giáo viên đồng loạt xin nghỉ phép hôm 4/9. Tổng cộng 37 trường học trên toàn quốc, trong đó Seoul chiếm số lượng nhiều nhất với 11 trường, đã đóng cửa.
Từ sáng sớm 4/9, hàng trăm giáo viên đang giảng dạy cũng như đã nghỉ hưu tập trung tại Trường Tiểu học Seoi ở Seoul để tưởng nhớ cô giáo quá cố. Trước khi tự tử, cô được cho là đã chịu nhiều áp lực vì khối lượng công việc quá lớn và phụ huynh thường xuyên phàn nàn chê bai.
Một buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức dành cho tang quyến vào lúc 15 giờ tại trường, với sự tham gia của Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc Lee Ju-ho, hạ nghị sĩ Yun Jae-ok của đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền, các đồng nghiệp và lãnh đạo các công đoàn giáo viên lớn.
"Tôi sẽ dành thời gian suy xét lại để xem mình có bỏ qua tiếng nói của giáo viên yêu cầu bảo vệ quyền lợi của họ tốt hơn hay không", Bộ trưởng Lee phát biểu tại buổi lễ, đồng thời cam kết rằng ông sẽ xem xét kỹ lưỡng bức tranh giáo dục tổng thể.
Sau lễ tưởng niệm, các giáo viên đã kéo đến quốc hội để yêu cầu sửa đổi Luật về Tội lạm dụng trẻ em. Khoảng 10.000 đến 20.000 người được cho là đã tham gia cuộc biểu tình.
Các giáo viên cũng kêu gọi sửa đổi điều khoản trong Luật Phúc lợi Trẻ em sao cho giáo viên có thể kỷ luật học sinh ngỗ nghịch mà không phải lo sợ bị phụ huynh dễ dàng khiếu nại là lạm dụng trẻ em. Khi một giáo viên bị cáo buộc lạm dụng trẻ em, giáo viên này không thể đứng lớp giảng dạy cho đến khi cáo buộc được xóa bỏ.
Chính phủ đã ban hành các chính sách mới về trường học để đảm bảo giáo viên có thể "đuổi" học sinh quậy phá ra khỏi lớp và tịch thu điện thoại của học sinh, đồng thời yêu cầu phụ huynh sắp xếp công việc để đến trường nói chuyện với giáo viên.
Mặc dù đã có những thay đổi chính sách nhưng các giáo viên vẫn liên tục lên tiếng sau khi đã dồn nén tức giận trong suốt thời gian dài. Ngoài sự ra đi của cô giáo trẻ nói trên, hai giáo viên khác cũng đã tự tử vào cuối tuần qua.
Trước làn sóng biểu tình, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm 4/9 đã yêu cầu các quan chức "làm mọi cách để đảm bảo quyền lợi của giáo viên" và "bình thường hóa lĩnh vực giáo dục".

Lý do khiến bộ tộc du mục thích ăn thịt sống, uống máu tươi

Những người thuộc bộ tộc du mục Nenets ở vùng Bắc Cực của Nga vẫn duy trì tập tục ăn thịt sống, uống máu tươi của tuần lộc trong suốt hàng nghìn năm qua.

Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi

Nenets, hay Samoyeds, là một bộ tộc du mục sống ở vùng bán đảo Yamal, vùng Siberia, thuộc Bắc Cực, lãnh thổ nước Nga.

Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-2
Khu vực mà người Nenets sinh sống được mệnh danh là nơi “tận cùng thế giới”, quanh năm bao phủ tuyết trắng với nhiệt độ ban đêm có thể xuống dưới -50 độ C.
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-3
Nenets là một trong những bộ tộc sống du mục chăn nuôi tuần lộc hiếm hoi còn sót lại trên trái đất. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-4
Theo thống kê dân số mới nhất vào năm 2010, hơn 44.000 người Nenets đang sống tại Liên bang Nga. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-5
Người du mục Nenets di cư theo mùa cùng với đàn tuần lộc của họ, đi dọc theo các con đường du mục đã có từ rất xa xưa. Họ sống chủ yếu bằng công việc đánh cá, nuôi tuần lộc, săn thú. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-6
Thịt tuần lộc là một món ăn quan trọng trong chế độ ăn uống của người Nenets. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-7
Người du mục Nenets có thể ăn thịt sống, ướp lạnh hoặc luộc chín và uống máu tươi của một con tuần lộc mới mổ. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-8

Ngay từ khi còn nhỏ, người Nenets đã được học cách ăn thịt sống và uống máu tuần lộc để giữ ấm cho cơ thể.

Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-9
Với người Nenets, “tuần lộc là nhà của họ, là thức ăn, là sự ấm áp và là phương tiện di chuyển”. Dây thòng lọng bắt thú được làm bằng gân tuần lộc, dụng cụ và xe trượt tuyết làm bằng xương.
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-10
Bộ trang phục bằng da và lông thú giúp người Nenets chống chọi thời tiết giá lạnh ở vùng Bắc Cực. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-11
Nhờ những con tuần lộc mà họ có thể vượt qua những khoảng cách xa tới hàng nghìn cây số trong hành trình di cư ở vùng Cực Bắc. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-12
Những cỗ xe do tuần lộc kéo là phương tiện di chuyển chủ yếu của người Nenets. 
Ly do khien bo toc du muc thich an thit song, uong mau tuoi-Hinh-13
Các túp lều của người Nenets có hình nón, được gọi là “choom” hay “mya”, lợp bằng da tuần lộc nhằm giữ ấm và đối phó với khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt. Ảnh: Atlantic, DM. 

Diễn biến mới nhất cuộc biểu tình ở Myanmar

(Kiến Thức) - Cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự vẫn tiếp diễn tại Myanmar. Trong ngày 8/3, thêm 3 người thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh nước này.

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar
Ngày 8/3, người dân ở Myanmar tiếp tục tập trung biểu tình tại các thành phố lớn như Yangon, Mandalay...nhằm phản đối chính quyền quân sự. (Nguồn ảnh: Reuters)  

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar-Hinh-2
Truyền thông Myanmar dẫn lời các nhân chứng tham gia biểu tình trên đường phố Myitkyina cho biết, cảnh sát đã bắn lựu đạn choáng và hơi cay vào họ. 

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar-Hinh-3
 Theo lời nhân chứng, hai người biểu tình ở Myanmar tử vong vì bị đạn bắn vào đầu hôm 8/3. Trong khi đó, ít nhất một người thiệt mạng và hai người khác bị thương trong cuộc biểu tình sau đó ở thị trấn Phyar Pon.

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar-Hinh-4
Cũng trong ngày 8/3, cảnh sát ập vào quận Sanchaung, Yangon, và tuyên bố lục soát từng nhà để kiểm tra ai không phải là cư dân của khu vực này. 

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar-Hinh-5
 Cảnh sát Myanmar bắt đầu nổ súng và bắt người ở Sanchaung từ khoảng 22 giờ ngày 8/3. Đến rạng sáng 9/3, khoảng 20 người đã bị bắt giữ sau khi cảnh sát khám xét nhà.

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar-Hinh-6
 Một người thân của U Khin Maung Latt, 58 tuổi, khóc khi nhận thi thể ông Latt từ bệnh viện ở Yangon, ngày 7/3.

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar-Hinh-7
Nhân viên y tế tình nguyện tháo chạy cùng người biểu tình trong cuộc trấn áp của lực lượng an ninh ở Yangon ngày 7/3. 

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar-Hinh-8
Người biểu tình ở Nyaung-U, Myanmar, ngày 7/3. 

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar-Hinh-9
 Hơi cay mù mịt trên đường phố Yangon ngày 6/3.

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar-Hinh-10
 Người biểu tình lập rào chắn ở Yangon để chuẩn bị cho cuộc đụng độ có thể xảy ra hôm 6/3.

Dien bien moi nhat cuoc bieu tinh o Myanmar-Hinh-11
 Một chiếc xe cảnh sát xuất hiện ở Nyaung-U ngày 7/3.

Mời độc giả xem thêm video: Quân đội Myanmar tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong 1 năm (Nguồn video: THĐT)

Biểu tình ở Myanmar: Khói lửa mù mịt, thêm nhiều người thiệt mạng

(Kiến Thức) - Trang Myanmar Now đưa tin, ít nhất 91 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar vào ngày 27/3.

Bieu tinh o Myanmar: Khoi lua mu mit, them nhieu nguoi thiet mang
 Cuộc biểu tình ở Myanmar nhằm phản đối chính quyền quân sự vẫn tiếp diễn. Ảnh: Reuters.

Bieu tinh o Myanmar: Khoi lua mu mit, them nhieu nguoi thiet mang-Hinh-2
Trong diễn biến mới nhất, trang Myanmar Now đưa tin, ít nhất 91 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar vào ngày 27/3 vừa qua. Ảnh: Reuters.

Bieu tinh o Myanmar: Khoi lua mu mit, them nhieu nguoi thiet mang-Hinh-3
 Trong đó, ít nhất 29 người, bao gồm một bé gái 13 tuổi, thiệt mạng ở Mandalay, và ít nhất 24 người thiệt mạng ở thành phố Yangon. Ảnh: Reuters.

Bieu tinh o Myanmar: Khoi lua mu mit, them nhieu nguoi thiet mang-Hinh-4
 Một số nguồn tin địa phương cũng ghi nhận có người biểu tình thiệt mạng ở các thành phố Sagaing, Lashio, Bago,... Một đứa trẻ 13 tuổi nằm trong số những người thiệt mạng tại Sagaing. Ảnh: CNA.

Bieu tinh o Myanmar: Khoi lua mu mit, them nhieu nguoi thiet mang-Hinh-5
Tuy nhiên, Chính quyền quân sự Myanmar chưa lên tiếng về số người thiệt mạng trong ngày 27/3. Ảnh: CNA.

Bieu tinh o Myanmar: Khoi lua mu mit, them nhieu nguoi thiet mang-Hinh-6
 Trong diễn biến liên quan vào ngày 27/3, Aryani Manring, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Myanmar, cho biết một vụ nổ súng đã diễn ra tại Trung tâm Mỹ ở thành phố Yangon. Ảnh: Dấu vết của đạn bắn trên cửa sổ của Trung tâm Mỹ ở Yangon ngày 27/3. Ảnh: Reuters.

Bieu tinh o Myanmar: Khoi lua mu mit, them nhieu nguoi thiet mang-Hinh-7
Tuy nhiên, không có ghi nhận thương vong nào sau vụ nổ súng. Hiện, các nhà chức trách đang mở cuộc điều tra vụ việc. Được biết, Trung tâm Mỹ là cơ sở thuộc Đại sứ quán Mỹ ở Myanmar. Ảnh: Biểu tình phản đối chính quyền quân sự tại Sagaing hôm 27/3. Ảnh: Myanmar Now. 

Bieu tinh o Myanmar: Khoi lua mu mit, them nhieu nguoi thiet mang-Hinh-8
Hãng thông tấn Reuters ước tính, tổng số người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình trên khắp Myanmar từ ngày 1/2 cho đến nay đã vượt quá 400 người. Ảnh: Reuters.

Bieu tinh o Myanmar: Khoi lua mu mit, them nhieu nguoi thiet mang-Hinh-9
 Hôm 26/3, truyền hình nhà nước Myanmar cảnh báo người biểu tình có nguy cơ "bị bắn vào đầu và lưng" nếu chống lại lực lượng an ninh nước này. Ảnh: Reuters.

Bieu tinh o Myanmar: Khoi lua mu mit, them nhieu nguoi thiet mang-Hinh-10
 Bất chấp cảnh báo, đám đông người biểu tình vẫn xuống đường ở Yangon, Mandalay và nhiều thị trấn khác. Ảnh: Reuters.

Bieu tinh o Myanmar: Khoi lua mu mit, them nhieu nguoi thiet mang-Hinh-11
Những chiếc lốp xe bị đốt trên đường phố trong cuộc biểu tình ở Mandalay ngày 27/3. Ảnh: Reuters.