Hạn chế xuất khẩu vũ khí, Đức đang tự "làm khó mình"

Theo báo cáo của chính phủ Đức, giá trị các hợp đồng xuất khẩu vũ khí được thông qua trong năm 2017 đã giảm xuống còn 6,24 tỷ euro như một giải pháp kiểm soát xuất khẩu vũ khí trong Liên minh châu Âu.

Theo số liệu mới nhất do chính phủ Đức công bố hôm qua (19/6), giá trị các hợp đồng xuất khẩu vũ khí được chính phủ Đức thông qua trong năm 2017 đã giảm hơn 9%.

Mẫu xe tăng của Đức được giới thiệu tại một triển lãm ở Indonesia. Ảnh: AFP
 Mẫu xe tăng của Đức được giới thiệu tại một triển lãm ở Indonesia. Ảnh: AFP

Báo cáo của chính phủ Đức cho biết, giá trị các hợp đồng xuất khẩu vũ khí được thông qua đã giảm 600 triệu euro, xuống còn 6,24 tỷ euro. Đức nằm trong top 5 nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Theo tổ chức nghiên cứu SIPR, xuất khẩu vũ khí vẫn là vấn đề nhạy cảm đối với công chúng Đức, bởi những vấn đề lịch sử từ Thế chiến 2.

Hồi tháng 2, liên minh của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nhất trí hạn chế bán vũ khí và tuyên bố sẽ cân đối vấn đề kiểm soát xuất khẩu vũ khí trong Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó, xuất khẩu vũ khí của Đức sang các nước nằm ngoài NATO và EU đã tăng lên gần 3,8 tỷ euro, chủ yếu do các đơn đặt hàng tàu chiến của Angeriai và tàu ngầm của Ai Cập.

Xuất khẩu vũ khí hạng nhẹ của Đức vẫn đứng quanh mức 47,8 triệu euro, trong đó Pháp là khách hàng lớn nhất.

Thủy lôi tự dẫn: "Cơn ác mộng" đáng sợ nhất của lính tàu ngầm

(Kiến Thức) - Có khả năng dẫn đường chính xác, thời gian hoạt động lâu, tự nhận biết mục tiêu và có sức phá hủy lớn, là nhiều trong những ưu điểm khiến hải quân các nước đầu tư phát triển thủy lôi tự dẫn chống ngầm.

Cái chết đến từ đáy biển
Thủy lôi chống ngầm tự dẫn là loại thủy lôi mới, có nhiều tính năng hiện đại đang được nhiều cường quốc quân sự trên thế giới nghiên cứu phát triển mạnh mẽ. Trước đây, các loại vũ khí thủy lôi kiểu cũ đều sử dụng phương thức tác chiến thụ động nên chỉ có thể chặn thu tín hiệu tàu đối phương trong phạm vi nhỏ, hoặc khi tàu chạm vào thủy lôi mới có thể tấn công. Loại thủy lôi kiểu cũ này có nhiều hạn chế đó là dễ tránh né; số lượng sử dụng lớn mới đem lại hiệu quả; công tác bảo đảm hậu cần cho rải thủy lôi phức tạp và tốn nhiều nhân lực.

Bật mí thú vị về dòng tiêm kích MiG nổi tiếng của Liên Xô

(Kiến Thức) - Nhắc đến những chiếc tiêm kích MiG nổi tiếng của Liên Xô không thể quên MiG-15, MiG-21 hay MiG-23,...Trong đó, MiG-15 là chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô được xuất khẩu ra bên ngoài.

I-270 là loại tiêm kích MiG mang một động cơ phản lực. Chỉ có 2 chiếc I-270 được chế tạo và chuyến bay đầu tiên của nó được thực hiện vào năm 1947. (Nguồn: ER)
 I-270 là loại tiêm kích MiG mang một động cơ phản lực. Chỉ có 2 chiếc I-270 được chế tạo và chuyến bay đầu tiên của nó được thực hiện vào năm 1947. (Nguồn: ER)

MiG-1 do hai kỹ sư Mikoyan và Gurevitch cùng nghiên cứu chế tạo. Theo English Russia, tên của tiêm kích MiG được ghép từ chữ cái đầu tiên của tên hai kỹ sư này.
MiG-1 do hai kỹ sư Mikoyan và Gurevitch cùng nghiên cứu chế tạo. Theo English Russia, tên của tiêm kích MiG được ghép từ chữ cái đầu tiên của tên hai kỹ sư này. 

MiG-3 được sử dụng như một “chiến binh ban đêm” trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai.
MiG-3 được sử dụng như một “chiến binh ban đêm” trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai. 

Những chiếc tiêm kích MiG-5 còn được biết với cái tên DIS-200 vào thời kỳ Thế chiến II. Nó có hai động cơ và hai đuôi phụ.
 Những chiếc tiêm kích MiG-5 còn được biết với cái tên DIS-200 vào thời kỳ Thế chiến II. Nó có hai động cơ và hai đuôi phụ.

MiG-8 còn có biệt danh MiG-8 “Duck”. Nó được chế tạo vào năm 1945.
 MiG-8 còn có biệt danh MiG-8 “Duck”. Nó được chế tạo vào năm 1945.

MiG-9 là tiêm kích đầu tiên trong dòng tiêm kích MiG sử dụng động cơ phản lực. Chuyến bay đầu tiên của nó được thực hiện vào năm 1946. Hai năm sau đó, 608 chiếc MiG-9 đã được sản xuất.
MiG-9 là tiêm kích đầu tiên trong dòng tiêm kích MiG sử dụng động cơ phản lực. Chuyến bay đầu tiên của nó được thực hiện vào năm 1946. Hai năm sau đó, 608 chiếc MiG-9 đã được sản xuất. 

MiG-15 được Liên Xô sản xuất vào cuối những năm 1940. Đây là một trong những chiến đấu cơ được sản xuất hàng loạt để cung cấp cho nhiều quốc gia trên thế giới.
 MiG-15 được Liên Xô sản xuất vào cuối những năm 1940. Đây là một trong những chiến đấu cơ được sản xuất hàng loạt để cung cấp cho nhiều quốc gia trên thế giới.

MiG-17 (NATO định danh Fresco) là một máy bay phản lực chiến đấu cận siêu âm Liên Xô, được đưa vào sử dụng từ năm 1952. Tiêm kích này đã được bán cho nhiều quốc gia trên thế giới và từng tham gia vào các cuộc chiến ở Trung Đông.
 MiG-17 (NATO định danh Fresco) là một máy bay phản lực chiến đấu cận siêu âm Liên Xô, được đưa vào sử dụng từ năm 1952. Tiêm kích này đã được bán cho nhiều quốc gia trên thế giới và từng tham gia vào các cuộc chiến ở Trung Đông.

MiG-19 là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ hai của Liên Xô, một chỗ ngồi và có gắn động cơ phản lực. Chuyến bay đầu tiên của MiG-19 được thực hiện vào năm 1950.
 MiG-19 là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ hai của Liên Xô, một chỗ ngồi và có gắn động cơ phản lực. Chuyến bay đầu tiên của MiG-19 được thực hiện vào năm 1950.

MiG-21 là chiến đấu cơ siêu âm của Liên Xô, được chế tạo lần đầu tiên vào những năm 1950.
MiG-21 là chiến đấu cơ siêu âm của Liên Xô, được chế tạo lần đầu tiên vào những năm 1950. 

MiG-23 (NATO định danh Flogger) là một loại máy bay tiêm kích cánh cụp cánh xòe, được thiết kế bởi phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô.
 MiG-23 (NATO định danh Flogger) là một loại máy bay tiêm kích cánh cụp cánh xòe, được thiết kế bởi phòng thiết kế Mikoyan-Gurevich của Liên Xô.

MiG-25 là tiêm kích thế hệ thứ ba, NATO định danh Foxbat. Đây là một máy bay tiêm kích đánh chặn, trinh sát và ném bom siêu thanh.
 MiG-25 là tiêm kích thế hệ thứ ba, NATO định danh Foxbat. Đây là một máy bay tiêm kích đánh chặn, trinh sát và ném bom siêu thanh.

MiG-27 là loại tiêm kích và chiến đấu cơ có thể mang bom hạt nhân chiến thuật.
MiG-27 là loại tiêm kích và chiến đấu cơ có thể mang bom hạt nhân chiến thuật. 

Tiêm kích MiG-29 Fulcrum – chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, một trong những dòng chiến đấu cơ thành công nhất của Liên Xô trong chiến tranh Lạnh.
 Tiêm kích MiG-29 Fulcrum – chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, một trong những dòng chiến đấu cơ thành công nhất của Liên Xô trong chiến tranh Lạnh.

MiG-29K, một biến thể của MiG-29 một chiến đấu cơ được sử dụng trên các tàu sân bay.
 MiG-29K, một biến thể của MiG-29 một chiến đấu cơ được sử dụng trên các tàu sân bay.

MiG-31 Foxhound là một tiêm kích đánh chặn do Liên Xô chế tạo vào những năm 1970. Đây là loại phản lực cơ thế hệ thứ tư đầu tiên của Liên Xô và có tốc độ bay nhanh nhất thế giới.
MiG-31 Foxhound là một tiêm kích đánh chặn do Liên Xô chế tạo vào những năm 1970. Đây là loại phản lực cơ thế hệ thứ tư đầu tiên của Liên Xô và có tốc độ bay nhanh nhất thế giới. 

Tiêm kích MiG-35 thế hệ 4++. Chuyến bay đầu tiên của tiêm kích này được thực hiện vào năm 2017. 30 chiếc tiêm kích MiG-35 thế hệ 4++ dự kiến sẽ được biên chế trong Quân đội Nga vào năm 2020.
Tiêm kích MiG-35 thế hệ 4++. Chuyến bay đầu tiên của tiêm kích này được thực hiện vào năm 2017. 30 chiếc tiêm kích MiG-35 thế hệ 4++ dự kiến sẽ được biên chế trong Quân đội Nga vào năm 2020. 

Ấn tượng dàn vũ khí Đông Nam Á xuất khẩu sang Âu-Mỹ

(Kiến Thức) - Không chỉ đơn thuần là khu vực nhập khẩu vũ khí nhiều nhất ở châu Á, Đông Nam Á còn là nơi sản xuất và gia công vũ khí cho quân đội nhiều nước phương Tây, trong đó có cả Mỹ.

Nhắc tới xuất khẩu vũ khí ở Đông Nam Á, cái tên đầu tiên phải nhắc tới chính là Singapore với các mặt hàng xuất khẩu thậm chí còn đánh được cả sang thị trường NATO. Nguồn ảnh: Singaporenews.
Nhắc tới xuất khẩu vũ khí ở Đông Nam Á, cái tên đầu tiên phải nhắc tới chính là Singapore với các mặt hàng xuất khẩu thậm chí còn đánh được cả sang thị trường NATO. Nguồn ảnh: Singaporenews.