Hải quân Việt Nam trang bị thêm hai tàu tên lửa Molniya

(Kiến Thức) - Sáng nay (9/10), hai tàu tên lửa Molniya mang phiên hiệu 382 và 383 đã được Công ty Ba Son bàn giao cho Lữ đoàn 167, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân.

Đây là 2 trong số 6 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya được đóng tại Tổng công ty Ba Son thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (TCCNQP), theo gói hợp đồng 6 chiếc đầu tiên giữa Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Quân chủng Hải quân (QCHQ).
Từ năm 2009, Tổng công ty Ba Son đã đảm nhận việc đóng mới loạt 6 tàu tên lửa lớp Project 12418 Molniya cho Hải quân Việt Nam trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ từ các đối tác của Nga.
Hai quan Viet Nam trang bi them hai tau ten lua Molniya
Với tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya mới được biên chế Hải quân Việt Nam đã hoàn tất việc trang bị biên đội tàu tấn công nhanh Molniya 8 năm nay triển khai.
Trước đó, Tổng công ty Ba Son đã hoàn tất việc đóng mới 6 chiếc tàu tên lửa Molniya Project 12418 trong nước với sự hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ nhà máy Vympel, Nga. Việc chế tạo này nằm trong gói hợp đồng trị giá khoảng 1 tỷ USD cho việc đóng, cung cấp và chuyển giao công nghệ đối với 8 tàu tên lửa Molniya cho Hải quân Việt Nam, 2 chiếc được đóng tại Nga và 6 chiếc được đóng tại Việt Nam. Cặp tàu cuối cùng đóng ở Việt Nam của hợp đồng này đã được hạ thủy vào ngày 14/4/2016.
Hiện tại, tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ 3 của Hải quân Việt Nam cũng đang trên đường về nước sau khi rời khỏi cảng Novorossiysk hôm 8/9 vừa rồi, dự kiến sẽ về đến Việt Nam vào giữa tháng này. Còn chiếc Gepard thứ 4, tàu cuối cùng trong tổng số bốn chiếc Gepard mà Hải quân Việt Nam đặt mua từ Nga cũng sẽ được nhà máy đóng tàu Zelenodolsk bàn giao trong tháng 11 này.
Hai quan Viet Nam trang bi them hai tau ten lua Molniya-Hinh-2
 Hình ảnh tàu Gepard thứ 3 của Việt Nam rời cảng Novorossiysk trên đường về nước hôm 8/9. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal
Với việc hoàn tất trang bị biên đội 6 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya và 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard trong năm nay, Hải quân Việt Nam bước đầu đã hoàn tất việc xây dựng cho mình biên đội tàu chiến mặt nước hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Lắp thêm “mắt thần” M16 vẫn vô dụng chiến trường Việt Nam

(Kiến Thức) - Để giải quyết nỗi khiếp sợ lớn nhất của Quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam, M16 được trang bị thêm "mắt cú vọ" nhưng kết quả không khá hơn là bao.

Lap them “mat than” M16 van vo dung chien truong Viet Nam
 Nỗi khiếp sợ lớn nhất của binh lính Mỹ trên chiến trường Việt Nam chính là đêm tối. Bởi khi màn đêm buông xuống cũng là thời điểm các đơn vị du kích, đặc công Quân giải phóng có thể áp sát tấn công vào vị trí của lính Mỹ trấn giữ, thậm chí có thể tiêu diệt lính Mỹ bằng dao để đảm bảo tính bí mật của cuộc đột kích. Nguồn ảnh: Vietnamwar.

Cận cảnh "trái tim" của chiến đấu cơ huyền thoại MiG-29

(Kiến Thức) - Động cơ luôn được ví như "trái tim" của một chiến đấu cơ và với MiG-29 cũng không ngoại lệ, khi nó sở hữu một trái tim thực sự mạnh mẽ.

Can canh "trai tim" cua chien dau co huyen thoai MiG-29
 Ra đời từ thời Liên Xô và với chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1977, MiG-29 là một trong những dòng chiến đấu cơ tiêu biểu của thế kỷ 20, nó không chỉ là một loại vũ khí mà còn là cả một biểu tượng. Chỉ 5 năm sau chuyến bay đầu tiên MiG-29 chính thức được đưa vào sản xuất hàng loạt và phục vụ trong lực lượng không quân nhiều nước trên thế giới. Nguồn ảnh: National..
Can canh "trai tim" cua chien dau co huyen thoai MiG-29-Hinh-2
Nhắc đến MiG-29 không thể không nói đến "trái tim " mạnh mẽ của chiến đấu cơ này với hai khối động cơ Klimov RD-33. Và mỗi động cơ RD-33 có công xuất 81,59 kN sau khi đốt sau và 50 kN khi hoạt động thông thường. Nguồn ảnh: Sina.

Can canh "trai tim" cua chien dau co huyen thoai MiG-29-Hinh-3
 Động cơ RD-33 có chiều dài 4229 mm, đường kính ống xả 1040 mm và có trọng lượng rỗng vào khoảng 1055 kg. Đây là loại động cơ turbofan đốt sau giúp tạo ra công suất cực đại chỉ trong thời gian ngắn. Nguồn ảnh: Airliners.

Can canh "trai tim" cua chien dau co huyen thoai MiG-29-Hinh-4
 Hệ thống nén của RD-33 bao gồm 2 trục dọc tạo ra 4 bước nén ở áp suất thấp và 9 bước nén ở áp suất cao giúp tạo ra hệ số nén cực đại ở mức cao nhất so với khả năng chịu đựng của động cơ này. Nguồn ảnh: Sina.

Can canh "trai tim" cua chien dau co huyen thoai MiG-29-Hinh-5
 Tỷ số nén trung bình của động cơ phản lực RD-33 là 21:1 trong khi đó tỷ số truyền khí của động cơ này vào khoảng 0,49:1. Điều này tương đương với việc cứ 0,49 kg không khí đi vào động cơ thì sẽ tạo ra lực đẩy tương đương 1 kg khi bị thổi ra từ phía sau động cơ. Nguồn ảnh: Dmitri..

Can canh "trai tim" cua chien dau co huyen thoai MiG-29-Hinh-6
 Nhiệt độ của RD-33 khi hoạt động có thể lên tới 1407 độ C. Điểm đặc biệt là do được trang bị tới 2 động cơ nên MiG-29 hoàn toàn có thể hạ cánh an toàn chỉ với một động cơ còn hoạt động và tất nhiên là trong trường hợp hệ thống điều khiển vẫn còn nguyên vẹn. Nguồn ảnh: Airplane.

Can canh "trai tim" cua chien dau co huyen thoai MiG-29-Hinh-7
Tỷ lệ lực đẩy của MiG-29 khi đốt thường vào khoảng 1,09. Tỷ số này là cao hơn rất nhiều so với các loại máy bay khác như B-2 Spirit (0,205) hay Tu-160 (0,363). Nguồn ảnh: Sina.

Can canh "trai tim" cua chien dau co huyen thoai MiG-29-Hinh-8
 Tuổi đời động cơ RD-33 vào khoảng 4000 giờ hoạt động liên tục. Điều này đồng nghĩa với việc các chiến đấu cơ MiG-29 sẽ phải trải qua quá trình sửa chữa đại tu để thay động cơ sau mỗi 4000 giờ hoạt động. Nguồn ảnh: Sina.

Can canh "trai tim" cua chien dau co huyen thoai MiG-29-Hinh-9
Tổng cộng trên thế giới hiện giờ đang có 26 nước có sử dụng MiG-29 trong biên chế quân đội của mình, điều ngạc nhiên là Mỹ cũng có trong tay các chiến đấu cơ MiG-29 được nước này mua từ nhiều quốc gia sau khi Liên Xô tan rã. Nguồn ảnh: Wall.