Hải quan đang “truy” số khăn lụa Khaisilk nhập từ TQ

(Kiến Thức) - Sau vụ Khaisilk thừ nhận bán khăn Trung Quốc, Tổng cục Hải quan cho biết đã chủ động rà soát số liệu nhập khẩu mặt hàng khăn lụa Trung Quốc vào Việt Nam.

Liên quan đến vụ việc Khaisilk thừa bán khăn Trung Quốc, sáng ngày 31/10, ông Trần Đức Hùng - Phó Chánh văn phòng Tổng cục Hải quan cho biết, cơ quan này đã chủ động rà soát số liệu đối với mặt hàng khăn lụa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, đối với thông tin tình hình nhập khẩu cụ thể của doanh nghiệp Khaisilk, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ quy định tại Luật Thống kê thì cơ quan này không thể cung cấp cụ thể.
"Khi nào có sự kết luận từ cơ quan điều tra, Hải quan sẽ chủ động cung cấp cho phóng viên" - ông Trần Đức Hùng nói.
Vu Khaisilk: Hai quan dang ra soat so lieu nhap khan lua Trung Quoc
Tổng cục Hải quan cho biết đã chủ động rà soát số liệu nhập khẩu mặt hàng khăn lụa Trung Quốc vào Việt Nam. Ảnh: Lao động.
Trước đó, trả lời câu hỏi về quan điểm của Chính phủ đối với vụ việc Khaisilk bán hàng có nguồn gốc Trung Quốc song lại gắn nhãn mác "Made in Vietnam" trên Zing vào ngày 30/10, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định: "Đây là hành vi không thể chấp nhận được. Thông tin này không tốt lắm, nhất là khi chúng ta đang có chủ trương khuyến khích phát triển doanh nghiệp và hàng hóa trong nước", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Ông cũng cho rằng cửa hàng Khaisilk của ông Hoàng Khải bán hàng Trung Quốc dưới mác Khaisilk made in Vietnam "là làm giảm uy tín chất lượng của hàng hóa Việt Nam".
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng đang giao cho Bộ Công Thương kiểm tra, xử lý vụ việc. Bộ Công Thương cũng phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề liên quan đến buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập khẩu, yêu cầu cơ quan quản lý phải vào cuộc mạnh mẽ hơn.
Cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường chỉ đạo đơn vị chức năng ra quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự sang Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội đối với cơ sở kinh doanh hàng dệt may do bà Nguyễn Thu Nga là chủ hộ kinh doanh, địa chỉ số 113 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng cũng chỉ đạo thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm đại diện các cơ quan liên quan: công an, hải quan, thuế, khoa học công nghệ, Hiệp hội dệt may, Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng và các đơn vị trong Bộ để tiến hành kiểm tra, làm rõ những vấn đề liên quan đến dấu hiệu vi phạm về nhãn mác, xuất xứ hàng hóa của sản phẩm khăn lụa Khaisilk.

Gắn mác lạ đời, Khaisilk bị nghi trà trộn bán khăn lụa Trung Quốc

(Kiến Thức) - Khăn lụa mang thương hiệu Khaisilk gắn cùng lúc hai mác "Made in China" và "Khaisilk Made in Vietnam" khiến dư luận xôn xao về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Chiều ngày 23/10, trang cá nhân của anh Đ.N.Q đăng tải thông tin về việc khăn lụa mang thương hiệu Khaisilk vừa gắn mác "Made in China" vừa gắn mác "Khaisilk Made in Vietnam" kèm theo câu hỏi: “Có hay không việc hệ thống Khaisilk trộn hàng để bán”.
Ngay sau đó, nội dung này đã lập tức nhận được sự quan tâm của dư luận, trong đó rất nhiều ý kiến tỏ ý nghi ngờ về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm mang thương hiệu Khaisilk cũng như cách thức làm ăn của nhãn hàng này.

Độc giả vạch trần khuất tất của Khaisilk vụ khăn gắn mác Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trước lý giải của Khaisilk về việc khăn lụa thương hiệu Khaisilk gắn mác Trung Quốc, nhiều độc giả đã vạch ra những dấu hiệu đáng ngờ, khó tin.

Liên quan đến thông tin khăn lụa mang thương hiệu Khaisilk gắn cùng lúc hai mác “Made in China” và “Khaisilk Made in Vietnam” khiến dư luận xôn xao những ngày qua, Khaisilk đã có văn bản trả lời khách hàng và cho rằng mẫu khăn 55x55 cm có 2 nhãn là do nhân viên bộ phận kho khi soạn lô hàng 60 khăn cho Vinacom thấy thiếu 1 chiếc đã lấy ngay chiếc khác trên máy may hiện đang sản xuất cho khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ.
Doc gia vach tran khuat tat cua Khaisilk vu khan gan mac Trung Quoc
 Chiếc khăn gắn cùng lúc hai mác “Made in China” và “Khaisilk Made in Vietnam” khiến dư luận xôn xao. Ảnh: FB Dang Nhu Quynh.