![]() |
Thi thể trong bao dứa được người dân phát hiện |
![]() |
Người dân tập trung đông tại gần hiện trường vụ việc |
![]() |
Thi thể trong bao dứa được người dân phát hiện |
![]() |
Người dân tập trung đông tại gần hiện trường vụ việc |
![]() |
Từ nhiều năm nay, phường Bàng La (quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng) có nghề truyền thống trồng táo trên đất làm muối, cũng chính bởi vậy nên giống táo ngon trứ danh của Bàng La mới có tên táo muối. |
![]() |
Không chỉ ngon nổi tiếng Hải Phòng, mấy năm trở lại đây, thương hiệu táo muối Bàng La đã lan rộng và được người dân trên cả nước biết đến, ưa chuộng. |
![]() |
Ông Bùi Duy Dũng, Bí thư phường Bàng La cho biết, cả phường Bàng La hiện nay có khoảng 120 ha trồng táo. Cụ Nguyễn Quang Phát là hộ trồng táo đầu tiên ở Bàng La, cách đây khoảng 50 năm. Ban đầu, số lượng chỉ khoảng hơn chục cây, sau đó được nhân rộng ra các hộ khác. |
![]() |
Hiện tại có khoảng gần một nghìn hộ trồng loại đặc sản này. Hộ nhiều nhất là 300 cây. |
![]() |
Mùa táo muối Bàng La thường từ tháng 11 âm lịch đến hết tháng 1 âm lịch. |
![]() |
Là Bí thư phường, công việc hành chính vô cùng bận rộn, nhưng ông Bùi Duy Dũng vẫn dành nhiều thời gian cho cây táo và vô cùng tâm huyết với loại cây trồng truyền thống của địa phương này. |
![]() |
Với thâm niên trồng táo hơn 20 năm, hiện tại, gia đình ông Dũng đang có 200 gốc táo. Bình quân mỗi ngày thu hoạch hơn 1 tạ với giá bán buôn từ 25-30k/kg. |
![]() |
“Năm 2012, 2013 có mấy cơn bão, Bàng La mất mùa táo. Trăn trở phương pháp để chống gió, chống thiệt hại cho táo khi có bão, tôi lang thang trên mạng tìm hiểu thì thấy mô hình táo leo giàn trong Ninh Thuận, vậy là thu xếp công việc rồi vào đó học hỏi. Trong đó người ta trồng táo kết hợp với làm du lịch rất tốt, thế là mình học về áp dụng cho địa phương. |
![]() |
Vẫn là giống táo muối địa phương, nhưng trồng bằng phương pháp leo giàn cho năng suất gấp đôi và chất lượng ngon hơn mà việc canh tác cũng thuận lợi hơn”, Bí thư phường Bàng La chia sẻ. |
![]() |
Là người đầu tiên tại địa phương trồng táo theo phương pháp leo giàn, Bí thư phường Bàng La cho biết, trồng leo giàn cũng gặp chút khó khăn vì chi phí ban đầu bỏ ra nhiều hơn phương pháp truyền thống và phải trồng mới hết toàn bộ từ đầu. |
![]() |
Trồng táo leo giàn phải tỉa cành, ép cành theo giàn từ bé, thời gian đầu mất công hơn, nhưng sau đó thì nhàn hơn, việc nhổ cỏ, đi lại dễ hơn. Mặt khác, trồng táo leo giàn sẽ kết hợp với làm du lịch được tốt hơn. |
![]() |
Diện tích trồng táo giàn hiện nay của nhà ông Dũng là 100 gốc. Năm được mùa, thu hoạch khoảng 300 triệu đồng. |
![]() |
Năm nay là năm thứ 3 ông Dũng áp dụng mô hình trồng táo leo giàn và thí điểm trồng cả 2 vụ. Vụ hè táo sai quả và ngọt hơn vụ đông. |
![]() |
Năm đầu tiên bắt đầu thí điểm trồng táo theo phương pháp leo giàn, thông qua báo đài, đã có rất nhiều đơn vị, học sinh của các trường nội thành đến tham quan, trải nghiệm. |
![]() |
Trồng táo leo giàn có nhiều ưu điểm là vậy, tuy nhiên chưa được người dân Bàng La áp dụng vì còn nhiều e ngại. |
![]() |
Với mong muốn nhân rộng mô hình trồng táo leo giàn trên địa bàn phường để kết hợp với làm du lịch, Bí thư phường Bàng La vô cùng trăn trở: “Táo là loại cây trồng truyền thống chủ lực của địa phương, tuy nhiên hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có sự đồng bộ, chuyên nghiệp. Chúng tôi muốn có tổ chức kinh tế, hoặc doanh nghiệp tham gia cùng, muốn có cơ chế để đơn vị họ làm, quản lý và hướng dẫn chăm sóc, kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm… |
![]() |
Mong muốn lớn nhất của tôi là mô hình trồng táo giàn được nhân rộng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng cây lâu năm sang mô hình du lịch dịch vụ hoặc du lịch sinh thái. Kết hợp hiệu quả giữa trồng táo với làm du lịch, nâng tầm thương hiệu táo Bàng La, mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao hơn nữa cho bà con nông dân”. |
>>> Mời độc giả xem thêm video Làm giàu từ mô hình trồng rau an toàn (Nguồn: Tin Tức VTV24)
![]() |
PGS.TS Phạm Xuân Dương, hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Việt Nam chia sẻ, năm 1995, khi là giảng viên khoa Máy và được cử sang Nhật đào tạo, một lần, thầy Dương được tham gia hiến máu nhân đạo tại xe lưu động. Đó là lần đầu tiên và cũng là cơ duyên cho chuỗi hành trình làm việc thiện, hiến máu cứu người sau này. |
![]() |
Năm 2009, khi còn là hiệu phó, nhận thấy Trường Đại học Hàng hải có nguồn lực dồi dào, các bạn sinh viên khoẻ mạnh, nhưng hoạt động hiến máu còn rất hạn chế, thầy Phạm Xuân Dương đã mạnh dạn đề xuất với lãnh đạo Trường để triển khai tổ chức hiến máu nhân đạo. Cũng kể từ đấy, hoạt động hiến máu nhân đạo của trường có nhiều thay đổi tích cực. |
![]() |
Ngày 07/04/2012, dưới sự khởi xướng của thầy Phạm Xuân Dương, CLB Vận động hiến máu tình nguyện Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được thành lập. Đây cũng là CLB tiên phong trong công tác hiến máu tình nguyện của TP Hải Phòng, với sự tham gia hỗ trợ của hơn 60 thành viên. Ngoài các hoạt động hiến máu, CLB còn thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện khác như tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em tại làng trẻ hoa Phượng, Tết sinh viên, gói bánh chưng, tặng quà cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong trường... |
![]() |
Với vai trò là thành viên ban cố vấn, định kì, thầy Phạm Xuân Dương sẽ có một buổi làm việc với các thành viên trong CLB để đưa ra kế hoạch, phương hướng hoạt động. Công tác tuyên truyền, vận động được các thành viên trong CLB tăng cường đẩy mạnh. Cũng chính vì lẽ đó, nhận thức về ý nghĩa của việc hiến máu và những e ngại về sức khỏe sau khi hiến máu của nhiều người đã được dần thay đổi. |
![]() |
Phong trào hiến máu nhân đạo tại trường Đại học Hàng hải Việt Nam ngày càng lớn mạnh và có sức lan tỏa rộng khắp, đối tượng tham gia hiến máu cũng được mở rộng. Với mục tiêu ban đầu về nguồn lực hiến máu là các cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường thì nay nhiều người dân từ các ngành nghề khác cũng tích cực tham gia hiến máu, có những người hiến máu đến 20 lần. |
![]() |
Nhận thấy lượng người hiến máu trong trường rất lớn nên thầy Dương đã đề xuất với Trung tâm Huyết học và truyền máu – Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Tiệp đặt 1 phòng hiến máu cố định tại Trường. Năm 2018, phòng hiến máu cố định tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động, đây cũng là mô hình đầu tiên của Hải Phòng. |
![]() |
Hiện tại, phòng hiến máu cố định tại Trường Đại học Hàng hải được đầu tư với đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại để phục vụ tốt nhất cho việc hiến máu, tiếp máu. Đều đặn cứ 2 tuần 1 lần vào ngày thứ 5 sẽ có 1 đợt hiến máu, mỗi đợt như thế thu hút từ 75-100 đơn vị máu. |
![]() |
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thường xuyên phối hợp cùng với thường trực Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện thành phố Hải Phòng và Trung tâm Huyết học và truyền máu - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, tổ chức các chương trình hiến máu nhân đạo trọng điểm của thành phố như “Lễ hội Xuân Hồng”, “Hưởng ứng ngày toàn dân hiến máu 07/04”, “Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu”… Tại các ngày hội hiến máu tình nguyện, số đơn vị máu luôn vượt mức chỉ tiêu thành phố giao. Mỗi năm, trường thu được từ 2500-3000 đơn vị máu. |
![]() |
Để có được những thành công trong hoạt động hiến máu tình nguyện của trường Đại học Hàng hải Việt Nam, ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền vận động, thì ngay bản thân lãnh đạo nhà trường cũng luôn ý thức về việc làm gương đi đầu. Cũng chính vì vậy, suốt từ năm 2009 đến nay, PGS.TS Phạm Xuân Dương, hiệu trưởng trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã tham gia 55 lần hiến máu nhân đạo, góp phần không nhỏ trong công tác cứu người. |
![]() |
Nói về quá trình hiến máu nhân đạo trong suốt những năm qua, thầy Phạm Xuân Dương cho biết, lúc đầu khi biết thầy đi hiến máu, mọi người trong gia đình rất lo lắng. Tuy nhiên khi được giải thích về ý nghĩa của việc hiến máu cứu người và thấy sức khỏe của thầy lại tốt lên sau mỗi lần hiến máu nên người thân cũng rất động viên và ủng hộ. Hiện, vợ thầy cũng tham gia hiến máu được 17 lần, con gái 8 lần. |
![]() |
Không chỉ hiến máu ở trong trường, thầy Phạm Xuân Dương còn tham gia hiến máu ở rất nhiều câu lạc bộ khác trên địa bàn TP Hải Phòng. Kinh nghiệm của thầy Dương khi đi hiến máu không bị mệt, là hôm trước ăn uống đầy đủ hơn bình thường, hiến máu xong không nên vận động nặng trong vòng một ngày. Hiến máu đều đặn, luyện tập thể thao kết hợp với dinh dưỡng hợp lý sẽ rất tốt cho sức khỏe. |
![]() |
“Máu là chế phẩm không sản xuất thương mại được, mình đi hiến máu giúp ích cho mọi người nên cảm thấy rất vui. Với mình, hiến máu là để răn mình, là cách để mình sống đẹp lên, đồng thời cũng là cách để giáo dục con cái qua hành động cụ thể, không cần nói những điều sáo rỗng, các con sẽ nhìn vào đấy để noi theo…”, thầy Phạm Xuân Dương chia sẻ. |
![]() |
Bằng sự nỗ lực cố gắng và tâm huyết của những người lãnh đạo, trong nhiều năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện của trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Trường nhiều năm liền là đơn vị lá cờ đầu trong phong trào vận động hiến máu tình nguyện của TP Hải Phòng, được Ban Chỉ đạo hiến máu thành phố, Trung tâm Huyết học truyền máu trung ương đánh giá cao. Trường nhận được nhiều bằng khen của UBND TP Hải Phòng, Bộ Y tế, Hội chữ thập đỏ Việt Nam... |
![]() |
Năm 2013, PGS.TS Phạm Xuân Dương được vinh danh là 1 trong 100 tấm gương hiến máu tình nguyện tiêu biểu của cả nước. |
>>> Mời độc giả xem thêm video Việc tốt của Nguyễn Ngọc Mạnh cũng xuất phát từ một việc tốt khác (Nguồn: VTV24):
![]() |
Quả thị gần gũi với người Việt Nam qua câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Trẻ nhỏ thời xưa thường đan một cái giỏ để đựng vừa quả thị treo trong nhà cho thơm. |
![]() |
Rặng Thị cổ nằm rải rác trong khuôn viên của 15 gia đình phần lớn thuộc 3 dòng họ Lê Viết, Phạm Văn, Nguyễn Đình thuộc tổ dân phố số 5, 6 phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn (Hải Phòng). |
![]() |
Rặng thị cổ gồm 17 cây có tuổi đời từ hơn 300 năm đến 1.000 năm. |
![]() |
Cuối tháng 4/2014, rặng thị đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) trao Bằng công nhận cây di sản. |
![]() |
Theo các nhà nghiên cứu, sự trường tồn của rặng thị cổ ở Đồ Sơn là một trong những yếu tố đặc trưng của vùng long khí thịnh vượng có huyệt đất quý của vùng này |
![]() |
Rặng thị có sức sống mãnh liệt, hàng mấy trăm tuổi mà vẫn xanh tốt. Mỗi cây thị đều có một hình dáng riêng và được đặt một cái tên gần gũi với đời sống của nhân dân như Thị Bài, Thị Bà Vải, Thị Gồ, Thị Khe, Thị Cọc, Thị Úp, Thị Bảy Chồi, Thị Bã Trầu… |
![]() |
Cây Thị Bà Vải trên 700 năm tuổi cao 20m, tán rộng, đường kính thân 1,8m, trong thời kỳ kháng chiến được chọn là chòi báo canh. Cây thị Bảy Chồi có tuổi đời gần 1.000 năm, đường kính gốc là 8m, dưới gốc cây có hầm chứa được khoảng 10 người, là hầm trú ẩn lí tưởng tránh bom thời kháng chiến chống Mỹ. |
![]() |
17 cây thị cổ thụ góp phần cùng di tích đình Ngọc Xuyên, đền cô Chín, suối Rồng, tháp Tường Long, chùa Tháp trở thành một quần thể du lịch tâm linh, một điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn du khách. |
![]() |
Thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, gốc Thị là nơi ẩn nấp của quân du kích. Khi nạn đói hoành hành, người dân nơi đây cũng nhờ quả thị mà qua cơn hoạn nạn. |
![]() |
Do đó, việc gìn giữ rặng Thị di sản ở Đồ Sơn không chỉ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc góp phần khơi dậy nét đẹp văn hóa truyền thống lịch sử của nhân dân địa phương mà còn có giá trị về phát triển du lịch. |
![]() |
Theo phòng Du lịch - Văn hóa thông tin quận Đồ Sơn, ngoài các sản phẩm du lịch truyền thống, sắp tới quận sẽ phát triển thêm các sản phẩm du lịch mới, tâm linh, là các loại hình đặc thù của địa phương như các tour du lịch đến tham quan dãy rặng Thị cổ, quần thể cây đa búp đỏ, rừng bứa… |
![]() |
Bà Nguyễn Thị Thơm, làm việc tại đền Cô Chín cho biết, hàng năm cứ đến rằm tháng 7, tháng 8 là thị lại vào mùa, hương thơm bay ngào ngạt cả một vùng |
![]() |
Người dân ở đây thường hái thị mang đi bán để có thêm thu nhập... |
![]() |
... hoặc mang về thắp hương, thờ cúng tổ tiên. |
![]() |
Đặc biệt trong mùa Vu Lan, hương Thị thơm như tấm lòng thơm thảo của con cái dâng lên những đức sinh thành… |
![]() |
Nhìn ngắm những trái thị tròn xoe, lúc lỉu, vàng óng dưới ánh chiều tà, kí ức tuổi thơ của mỗi người lại ùa về với câu truyện cổ tích bà kể “quả thị thơm thơm, cô Tấm hiền hiền”… |