Hải Phòng: Tìm người liên quan vụ hai vợ chồng làm giả giấy khám sức khỏe

Các đối tượng đã sử dụng con dấu giả của Trung tâm y tế quận Đồ Sơn và Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng, làm giả giấy khám sức khỏe để bán kiếm lời.

Theo thông tin từ công an TP Hải Phòng, cơ quan CSĐT - Công an quận Đồ Sơn đang thụ lý điều tra vụ án hình sự: Làm giả tài liệu, sử dụng con dấu giả của cơ quan, tổ chức, quy định tại điều 314 Bộ luật Hình sự, xảy ra tai quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng từ tháng 3/2022 đến tháng 8/2022.
Quá trình điều tra xác định: Từ tháng 3/2022 đến tháng 8/2022, đối tượng Phạm Đình Hậu, sinh năm 1995, nơi thường trú: TDP Quý Kim, Hợp Đức, Đồ Sơn, Hải Phòng; Lưu Thị Hợi, sinh năm 1995, nơi thường trú: TDP Quý Kim, Hợp Đức, Đồ Sơn, Hải Phòng và Đỗ Thị Duyên, sinh năm 1996, nơi thường trú: TDP Trung Nghĩa, Hợp Đức, Đồ Sơn, Hải Phòng đã có hành vi sử dụng con dấu giả của Trung tâm y tế quận Đồ SơnBệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng, làm giả giấy khám sức khỏe giả nhằm mục đích bán cho công nhân có nhu cầu xin việc làm trong các công ty khu công nghiệp Đồ Sơn.
Hai Phong: Tim nguoi lien quan vu hai vo chong lam gia giay kham suc khoe
 Các đối tượng cùng tang vật
Tại cơ quan chức năng Hậu khai nhận, để thực hiện được hành vi này, vợ chồng Hậu đã thông qua mạng xã hội đặt mua con dấu tròn của Bệnh viện Đa khoa Hải Phòng và dấu xanh tên các bác sĩ có giá từ 69 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng/1 con dấu.
Khi người dân có nhu cầu mua Giấy khám sức khỏe, Hậu đưa cho Hợi điền thông tin người khám sau đó đưa lại cho y ghi kết quả khám bệnh, ký và đóng dấu tên các bác sĩ. Mỗi giấy khám sức khỏe, vợ chồng Hậu bán được 150 nghìn đồng-180 nghìn đồng. Quá trình làm giả Giấy khám sức khỏe để bán, Hậu nhờ bạn là Đỗ Thị Duyên tìm người có nhu cầu mua và chia hoa hồng cho người này.
Đến cuối tháng 6/2022, Hậu quyết định làm giả Giấy khám sức khỏe của Trung tâm Y tế quận Đồ Sơn nên tiếp tục qua mạng xã hội đặt mua 3 con dấu giả mang tên đơn vị này và đưa cho Duyên giữ.
Lúc này, Hậu sau đó có trách nhiệm điền các thông tin của người khám sức khỏe và kết quả khám bệnh, ký và đóng dấu tên các bác sỹ vào giấy khám sức khỏe; còn Duyên đóng dấu, tự hoàn thiện giấy khám sức khỏe người mua. Qua thống kê, các đối tượng này đã bán được khoảng 100 tờ Giấy khám sức khỏe, thu lợi bất chính khoảng 17 triệu đồng.
Khám xét khẩn cấp nơi ở của các đối tượng, cơ quan công an đã thu giữ 14 con dấu giả các loại, 17 Giấy khám sức khỏe giả mang tên Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng, 12 Giấy khám sức khỏe giả mang tên Trung tâm Y tế quận Đồ Sơn.
Căn cứ yêu cầu điều tra, Cơ quan CSĐT - Công an quận Đồ Sơn thông báo ai là bị hại, người có liên quan trong vụ án biết, liên hệ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sau 45 ngày, kể từ ngày ra thông báo, nếu bị hại và những người có liên quan không liên hệ, có đơn trình báo thì mọi khiếu kiện hoặc thắc mắc về sau sẽ không được cơ quan tố tụng xem xét giải quyết trong vụ án này.
Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
>>> Mời độc giả xem thêm video Phát hiện số lượng lớn vật tư, thiết bị y tế có dấu hiệu làm giả:

(Nguồn: TH TPCT)

Mong ước của người mẹ nghèo và những đứa con tâm thần

Bà Nở sinh được 10 người con khỏe mạnh, nhưng rồi lần lượt đều phát bệnh tâm thần. Gần 80 tuổi, Mong ước lớn nhất của bà là 3 đứa trong trại khỏe mạnh, tỉnh táo...

Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than
Nằm sâu trong ngách 9/239 đường Đà Nẵng, phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng là nơi ở của mẹ con bà Nguyễn Thị Nở. Căn nhà mục nát, loang lổ từng mảng sơn ve, không có gì quý giá ngoài đống đồ đạc cũ, cùng chiếc ti vi được chính quyền địa phương trao tặng. 
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-2
Đôi mắt mờ đục xa xăm bà Nở cho biết, quê bà ở xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Bà Nở sinh ra vào đúng thời điểm xảy ra nạn đói lịch sử (năm 1945). Sinh bà xong thì bố mẹ lần lượt qua đời, bà Nở thành trẻ mồ côi từ lúc còn ẵm ngửa. 
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-3
 Bà ngoại lần hồi vất vả nuôi cháu, nhưng rồi cũng sớm qua đời. Bà Nở ở với người cậu, rồi sau đó cậu cũng mất. Người thân thích đều qua đời hết, bà Nở phát điên và được đưa vào trại tâm thần. Điều trị nhiều năm sau đó bà được cho ra ngoài. Bà Nở phải đi làm thuê làm mướn sống qua ngày.
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-4
 Năm 18 tuổi bà vào làm công nhân bốc vác trong Nhà máy xi măng Hải Phòng, rồi gặp ông Phạm Văn Phong quê ở Hà Nội, cũng là công nhân trong nhà máy xi măng. Hai người nên vợ nên chồng.
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-5
 Những đứa con xinh xắn lần lượt ra đời trong niềm hân hoan của đôi vợ chồng nghèo. Nhưng thật oan trái, cứ đến 15-16 tuổi là chúng phát bệnh tâm thần, chạy chữa khắp nơi nhưng chẳng ăn thua gì.
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-6
Chồng bà Nở mất cách đây nhiều năm. Lúc còn sống, ông sửa xe đạp dạo ở vườn hoa, bà thì dậy từ 3h đêm đi lấy rau ở chợ Lũng rồi vào các chợ trong thành phố bán. Hai vợ chồng rau cháo nuôi đàn con tâm thần. 
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-7
Từ ngày người chồng xấu số qua đời, gánh nặng trên vai bà Nở như nặng thêm. Không còn sức để làm việc nặng, lại ốm đau liên miên nên nhiều năm nay, bà Nở phải lang thang đầu đường xó chợ, các cổng trường học để ăn xin lấy tiền thuốc thang cho mình và người con gái út điên dại. 
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-8
 Nói về những đứa con, bà Nở buồn rầu cho biết: “Bà đẻ được mười đứa con thì cả 10 đứa đều không bình thường. Ba đứa con gái đầu bị lừa bán sang Trung Quốc, mười mấy năm không có tin tức gì. Ba đứa sau trong trại tâm thần bên Vĩnh Bảo, 1 đứa ở Bắc Giang, 1 đứa đã chết, 1 đứa trong miền Nam còn con út đang ở với bà.
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-9
 Con gái út là Phạm Thị Bích (SN 1983), mấy năm trước còn đi làm thuê bưng bê cho người ta ở quán ăn, mấy năm nay bệnh nặng hơn thỉnh thoảng lại lên cơn, thêm bệnh xương khớp nên không đi làm được.
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-10
 Người con gái khác của bà là Phạm Thị Minh Thái, bị bán sang Trung Quốc 26 năm. Ở bên đấy, sau khi nhà chồng mất hết, Thái cũng ở trong trại tâm thần. Năm 2019, Thái mới được cơ quan chức năng đưa về đoàn tụ với gia đình. Thái cũng tâm thần nhưng nhẹ hơn Bích, có điều bị bệnh gan nặng và tay đang bị hoại tử chảy mủ. Biết vậy nhưng bà không có tiền chữa…”
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-11
 Bây giờ, hàng ngày bà Nở và con gái đi ăn xin ở chợ, cổng trường rồi các quán ăn ở dọc đường. Số tiền ít ỏi xin được bà Nở để trang trải cuộc sống hàng ngày và mua thuốc.
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-12
“Mong ước lớn nhất của bà là 3 đứa trong trại khỏe mạnh, tỉnh táo, chứ lúc vào thăm thấy con bị xích chân xích tay, mẹ đau lắm, thương lắm mà không làm gì được. Sau này bà có chết thì cũng chỉ mong cho Thái và Bích được vào chùa…”, bà Nở chia sẻ thêm.
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-13
Phó chủ tịch UBND phường Cầu Tre Phí Hồng Vân cho biết, phường Cầu Tre hiện có 19 hộ cận nghèo, bà Nở là 1 trong những hộ khó khăn của phường. Phường đã phối hợp với một số mạnh thường quân để triển khai các hoạt động hỗ trợ gia đình bà Nở. Thời gian gần đây, do dịch COVID – 19 nên việc hỗ trợ cũng bị ảnh hưởng. 
Mong uoc cua nguoi me ngheo va nhung dua con tam than-Hinh-14
 Cũng theo Phó chủ tịch UBND phường Cầu Tre, việc hỗ trợ gia đình bà Nở còn gặp nhiều khó khăn và cũng là một bài toán khó. Bởi nhiều trường hợp khác còn có sức khỏe, cơ quan chức năng có thể cho vay vốn để sản xuất kinh doanh, thoát nghèo. Còn gia đình bà Nở thì chỉ có thể “cho con cá thôi, cho cần câu thì không câu được”. Hiện, phường đang tìm nguồn để chung tay giúp đỡ gia đình.

>>> Mời độc giả xem thêm video Ông Đoàn Ngọc Hải đòi lại tiền xây nhà cho người nghèo (Nguồn: THĐT)

Vãn cảnh đền Mõ, chiêm ngưỡng cây gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, cây gạo có tuổi đời hàng trăm năm tuổi vẫn xanh tốt, xòe tán che chở cho ngôi đền Mõ cổ kính, linh thiêng.

Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam
Tọa lạc tại xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, đền Mõ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, một di tích lịch sử văn hóa thờ công chúa Quỳnh Trân (con vua Trần Thánh Tông) người có công với quê hương đất nước và đã được các triều đại phong kiến trao 12 bản sắc phong. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-2
Tương truyền, do chán cảnh cung cấm, công chúa Quỳnh Trân thường cùng người hầu cải trang đến nhiều vùng, tìm thú vui nơi cuộc sống dân dã. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-3
Một hôm, khi qua làng Nghi Dương thuộc huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn (nay là xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) thấy mảnh đất sơn thủy hữu tình, hình con nhạn đang bay, có núi non, sông nước mênh mông, công chúa liền xin với vua cha cho lập am tu hành. Thương con chẳng nỡ xa, nhưng trước sự quyết tâm của công chúa, vua cha ngậm ngùi mà gật đầu đồng ý. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-4
Năm Quý Mùi (1283), công chúa Quỳnh Trân xuất gia qui y nơi cửa Phật. Cùng với việc lập am tu hành, công chúa còn cho lập điền trang, thái ấp, cấp lương thực, tiền bạc cho kẻ nghèo đói, tập hợp muôn dân trong vùng đến đây làm ăn, sinh sống. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-5
Để điều hành công việc hằng ngày, công chúa nghĩ ra cách dùng tiếng mõ. Nếu trong ngày, hễ nghe tiếng mõ ở chùa thì về ăn cơm, tiếng mõ ở quán thì có công việc... mọi người cứ theo tiếng mõ mà làm. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-6
Kể từ đó những địa danh như chợ Mõ, làng Mõ, chùa Mõ, đền Mõ ra đời và truyền đến ngày nay. Công chúa Quỳnh Trân được mọi người trong vùng gọi với tên trìu mến là “Bà chúa Mõ”. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-7
Tháng 11 năm Mậu Thân, công chúa Quỳnh Trân viên tịch. Thi hài được đưa về chùa Tư Phúc ở kinh sư lập tháp an táng. Vua Trần Anh Tông ra sắc chỉ tặng phong Trần Triều A Nương Thiên Thụy Quỳnh Trân công chúa, ban cấp 300 quan tiền đồng cho 5 xã rước sắc phong về xã Nghi Dương lập đền thờ. Đền Mõ có từ đó và được lưu giữ đến ngày nay. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-8
Đền Mõ nằm trong khuôn viên có diện tích 12.724m2, bên cạnh đền là một chùa cổ, (gọi là chùa Mõ) tạo thành một quần thể thống nhất. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-9
 Kiến trúc của đền gồm 3 toà nhà, bố cục theo kiểu Tiền nhất hậu đinh, gồm 5 gian tiền đường (cung đệ tam), 5 gian đại bái (cung đệ nhị) và 2 gian hậu cung hình chuôi vồ. 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-10
 Các toà nhà kề sát nhau tạo cho đền dáng vẻ thâm nghiêm. Toà tiền đường xây theo kiểu tường hồi bổ trụ giật tam cấp vững chắc. Ba gian trung tâm toà tiền đường lắp hệ thống cửa gỗ lim kiểu cửa tùng cung khách chắc chắn và đẹp.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-11
 Tượng Quỳnh Trân công chúa được đặt trong khám ở gian hậu cung, nơi trang nghiêm của ngôi đền.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-12
 Theo bà Nguyễn Thị Tươi, thành viên ban khánh tiết đền Mõ, thời kì chiến tranh, đền Mõ là nơi che giấu, hoạt động của cán bộ cách mạng. Mặc dù quân địch đã nhiều lần rải bom xuống vùng này, nhiều nhà cửa bị phá hủy nhưng kì lạ thay đền Mõ không hề bị ảnh hưởng.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-13
Trước cửa đền Mõ có cây gạo cổ thụ mà theo lời kể của các bậc cao niên trong vùng, do chính tay công chúa Quỳnh Trân trồng một năm sau ngày bà về đây lập am tu hành (năm 1284). 
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-14
 Hơn 700 năm trôi qua, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dưới mưa bom bão đạn, cây gạo đền Mõ vẫn xanh tốt bốn mùa. Cây gạo có chiều cao hơn 30m, đường kính gốc trên 2m. Đặc biệt, từ thân chính còn mọc thêm thân phụ bên cạnh. Mặc dù cây gạo cành lá xum xuê xanh tốt về các hướng nhưng đặc biệt không có một cành nào phát triển phạm vào mái đền
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-15
 Năm 1991 đền Mõ xã Ngũ Phúc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-16
 Năm 2011, cây gạo tại đền Mõ được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Năm 2012, Trung tâm xác lập kỷ lục Việt Nam công nhận và tôn vinh đây là cây gạo nhiều tuổi nhất Việt Nam.
Van canh den Mo, chiem nguong cay gao nhieu tuoi nhat Viet Nam-Hinh-17
 Hàng năm, lễ hội đền chùa Mõ được tổ chức vào mồng 6 tháng Giêng (lễ Kỳ Phúc) và thường được kéo dài ba ngày với nhiều hoạt động như: lễ rước Thành Hoàng làng, hội vật Cầu Đảo, các trò chơi đánh cờ, chọi gà, tổ tôm điếm…
 

>>> Mời độc giả xem thêm video Sôi động 5 lễ hội đặc sắc trên thế giới trong tháng 1: