Hải Phòng hỗ trợ nơi ở cho cán bộ Hải Dương sau hợp nhất

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa có ý kiến về hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Hải Dương có nơi ở để công tác tại Trung tâm chính trị - hành chính thành phố, sau hợp nhất.

Chủ trương trên để thực hiện Nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, trong đó dự kiến hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
Đồng thời, hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tỉnh Hải Dương (gọi tắt là: cán bộ của Hải Dương) có nơi ở để ổn định công tác tại Trung tâm chính trị - hành chính của thành phố.
Hai Phong ho tro noi o cho can bo Hai Duong sau hop nhat
Ảnh minh họa 
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đề nghị Công ty Cổ phần Thái - Holding bố trí 1 Block (khoảng hơn 400 căn hộ) trong Dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên (số 142 Lê Lai) phường Máy Chai và phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền để cho cán bộ của Hải Dương thuê với thời gian từ 2-3 năm. Sau thời hạn trên, chủ đầu tư tiếp tục bán nhà ở xã hội theo quy định.
Lãnh đạo UBND TP Hải Phòng cũng đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn bất động sản CRV sớm khởi công các tòa nhà chung cư kết hợp thương mại dịch vụ (cao 33 tầng) trên các lô đất từ HH1 đến HH4 tại khu vực đường Đỗ Mười kéo dài vào dịp 13/5/2025 và hoàn thành vào dịp 13/5/2027, khi mở bán, ưu tiên cho cán bộ của Hải Dương.
Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng được giao hướng dẫn, đôn đốc Công ty Cổ phần Thái - Holding và Công ty Cổ phần Tập đoàn bất động sản CRV thực hiện các nội dung trên. Đồng thời, phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương tổng hợp nhu cầu, trao đổi với các nhà đầu tư và báo cáo UBND thành phố.
Trước đó, tại hội nghị Thành ủy Hải Phòng lần thứ 19 diễn ra chiều 9/4, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cũng yêu cầu Đảng ủy UBND thành phố chủ động nghiên cứu, đề xuất phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Phối hợp với Hải Dương để xây dựng và hoàn thiện văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố. Tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù áp dụng cho các ngành, lĩnh vực đã được HĐND mỗi tỉnh thông qua để chủ động đề xuất phương án xử lý sau khi sáp nhập, phù hợp với hướng dẫn của Trung ương, với tinh thần là chính sách nào ưu việt hơn, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì để người dân 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập.
Theo Nghị quyết số 60 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương thống nhất chủ trương hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng.
Ngày 14/4, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Trong đó, nêu rõ, sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hải Phòng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.194,7 km2 và quy mô dân số 4.102.700 người.

Lai Châu: Vợ tử vong, chồng nguy kịch do ăn phải nấm lạ

Sau khi ăn cơm với canh nấm, gia đình 3 người xuất hiện tình trạng nôn liên tục, phải nhập viện điều trị, đến nay 1 người đã tử vong, 1 người vẫn đang hôn mê...

Ngày 17/4, Trung tâm Y tế huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cho biết, khoảng 12h ngày 10/4, ông Sùng A Pao (46 tuổi, trú bản Chu Va 8, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường) tổ chức ăn trưa cùng con trai Sùng A Dương (21 tuổi) và con dâu Giàng Thị Cấu (18 tuổi) tại lán nương, sau khi làm việc. Bữa cơm trưa gồm canh nấm, cơm trắng.
Lai Chau: Vo tu vong, chong nguy kich do an phai nam la
 Anh Dương hôn mê đang trong tình trạng nguy kịch.

Tỉnh sáp nhập vào thành phố trực thuộc Trung ương là thành phố

Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh, thì đơn vị hành chính sau sắp xếp là tỉnh, trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị sau sắp xếp là thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Nội vụ vừa hoàn tất, chuyển Bộ Tư pháp thẩm định tờ trình, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.
Mục tiêu đặt ra là thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã thống nhất, đồng bộ với đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở, bỏ cấp huyện); bảo đảm hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã trước ngày 30/6/2025.

Sốt đất sáp nhập tỉnh: Cơ hội đầu tư hay ảo tưởng đám đông?

Các yếu tố mang tính “kỳ vọng” như sân bay, khu công nghiệp, sáp nhập tỉnh… chỉ nên là chất xúc tác trong chiến lược đầu tư dài hạn – chứ không thể là lý do để mua bán ồ ạt.

Sáp nhập tỉnh thành nhằm tinh gọn bộ máy, cải cách hành chính và tăng hiệu quả quản lý là một bước đi đúng hướng về thể chế. Thời gian qua, thị trường bất động sản ở các khu vực “được đồn đoán” sáp nhập trở nên sôi sục, giá đất leo thang từng ngày.
Hệ thống cò đất, nhóm đầu cơ, các hội nhóm mạng xã hội “gây sốt” như một kịch bản quen thuộc – đã từng xảy ra với sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc phía Bắc hay dự án thành phố mới Nhơn Trạch. Nhưng đằng sau những cơn sốt ấy là gì? Tôi cho rằng: phần lớn là hiệu ứng ảo, nguy cơ rủi ro cao, và thiếu cả cơ sở kinh tế lẫn pháp lý để bền vững.