Hải Phòng: Hàng trăm tàu cá phải nằm bờ, ngư dân như ngồi trên lửa

Hàng trăm tàu đánh bắt cá phải nằm bờ nhiều tháng nay, không được phép ra khơi do không tuyển được các thuyền viên có đủ chứng chỉ chức danh theo quy định.

Về cảng cá Mắt Rồng (xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) những ngày này, có thể thấy hàng trăm tàu xếp cạnh nhau chật kín bến. Nguyên nhân là do các chủ tàu không thể tuyển được thuyền viên có các chức danh theo quy định.
Hai Phong: Hang tram tau ca phai nam bo, ngu dan nhu ngoi tren lua
Tàu cá nằm dài chờ vươn khơi 
Theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/1/2022, quy định đối với tàu cá có chiều dài từ 12m đến 15m phải có thuyền trưởng tàu cá hạng III, máy trưởng tàu cá hạng III; nhóm tàu cá có chiều dài từ 15m đến 24m phải có thuyền trưởng tàu cá hạng II, máy trưởng tàu cá hạng II; nhóm tàu cá có chiều dài trên 24m phải có thuyền trưởng tàu cá hạng I, thuyền trưởng tàu cá hạng II, máy trưởng tàu cá hạng I và thợ máy tàu cá. Nếu không có đủ các thuyền viên có chứng chỉ trên tàu sẽ không được ra khơi.
Một thuyền trưởng tàu cá cho biết, do không đủ điều kiện về chứng chỉ thuyền viên, tàu cá của gia đình ( dài 24,3m) đã phải nằm bờ nhiều tháng nay, ảnh hưởng lớn đến kinh tế. Nếu tình trạng này kéo dài, không có thu nhập để trả nợ ngân hàng, ngư dân sẽ lâm vào tình trạng khốn cùng.
Theo Trưởng liên tập đoàn Cá biển xã Lập Lễ Vũ Văn Cự, toàn xã có hơn 450 tàu cá, trong đó có hơn 250 tàu cá dài trên 15m. Trong nhiều năm qua, khu công nghiệp ngay cạnh xã có nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động đã thu hút rất nhiều lao động vào làm, trong đó có cả lao động đi biển.
Hai Phong: Hang tram tau ca phai nam bo, ngu dan nhu ngoi tren lua-Hinh-2
Trong khi chờ tuyển đủ thuyền viên, hàng trăm tàu cá ở Lập Lễ đang nằm dài chờ được vươn khơi, còn ngư dân như “ngồi trên đống lửa”. 
Trước kia mỗi nhân công đi biển có thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Nhưng do đặc thù công việc vất vả, nguy hiểm nên nhiều thanh niên đã chuyển sang làm tại các nhà máy, khu công nghiệp với thu nhập từ 9 - 12 triệu đồng/người/tháng.
Để duy trì việc đánh bắt cá, nhiều chủ tàu phải vào tận Thanh Hóa, Nghệ An để tuyển thuyền viên, nay cộng thêm quy định về chứng chỉ càng khiến việc vươn khơi của ngư dân thêm khó khăn.
Cũng theo ông Cự, mỗi tàu cá cỡ lớn trên 24m cũng chỉ có 6 - 8 thuyền viên. Thực tế là mỗi chủ tàu đều đã là thuyền trưởng hạng I. Các thuyền viên khác cũng chỉ là hỗ trợ vận hành cùng. Từ nhiều đời qua, dù không có chứng chỉ gì thì các tàu cá vẫn vận hành theo mô hình đó. Nay việc quy định chức danh cũng là điều cần thiết, tuy nhiên, để tạo điều kiện cho ngư dân bám biển, các quy định cần có lộ trình thực hiện căn cứ vào thực tế địa phương.
Theo ông Lê Trung Kiên, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hải Phòng, việc ngư dân phản ánh khó tuyển thuyền viên do thiếu chứng chỉ không phải là do việc thực hiện Thông tư làm "rầy rà" thêm mà do sự dịch chuyển của đội ngũ lao động trong thành phố, khiến nhân lực lao động trong nghề cá bị suy giảm.
Hiện, đơn vị đang tham mưu cho thành phố tăng cường tạo điều kiện đào tạo chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng; hướng dẫn ngư dân tổ chức cho thuyền viên có nhu cầu tham gia học, thi để nhận chứng chỉ sớm phục vụ hoạt động sản xuất.
Trong khi chờ tuyển đủ thuyền viên, hàng trăm tàu cá ở Lập Lễ đang nằm dài chờ được vươn khơi, còn ngư dân như “ngồi trên đống lửa” vì sản xuất bị đình trệ nhưng nợ ngân hàng hàng tháng vẫn phải trả…
>>> Mời độc giả xem thêm video Điều 3 tàu và thủy phi cơ, cứu trợ khẩn cấp 2 tàu cá cùng 26 ngư dân gặp nạn trên biển:

(Nguồn: VTV TSTC)

Những lớp học đặc biệt giữa rừng đêm miền biên viễn

Lớp học có nhiều cái đặc biệt: Chỉ diễn ra trong đêm; lớp học mà người dạy tóc còn xanh, còn học trò thì nhiều người mái đầu đã pha sương…

Nhung lop hoc dac biet giua rung dem mien bien vien
Đã thành thông lệ, cứ đúng 19h30 phút hàng ngày, các học viên lớp học sau xóa mù chữ tại thôn Ngàn Vàng Trên, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh được bắt đầu. Lớp được mở từ cuối tháng 7 năm 2022, với 22 học viên, 100% các học viên là người dân tộc Dao Thanh Phán, có tuổi đời từ 36 tuổi trở lên.  
Nhung lop hoc dac biet giua rung dem mien bien vien-Hinh-2
 Lớp học này còn một điều đặc biệt là có 4 cặp vợ chồng cùng nhau đi học. Sau 1 ngày lên rừng làm lụng vất vả về, họ lại động viên nhau nấu nướng, ăn cơm sớm để kịp giờ đến lớp. Anh Chíu Chăn Lằm – thôn Ngàn Vàng Trên chia sẻ: “Trước đây, gia đình không có điều kiện để đi học nên tôi không biết chữ, do đó làm cái gì cũng khó, cũng vấp. Nhờ có lớp xóa mù chữ này, giờ tôi đã biết đọc, biết viết, biết nhân chia, đi buôn bán không còn ngại nữa”.  

Hải Phòng: Nữ sinh mất tích bí ẩn nghi liên quan lừa đảo trên MXH

Gia đình của nữ sinh tại huyện An Dương, Hải Phòng đang phối hợp với cơ quan chức năng để tìm kiếm nữ sinh viên mất tích, nghi liên quan đến vụ lừa đảo trên mạng xã hội.

Trước đó, vào ngày 5/2, UBND xã An Hưng (huyện An Dương, Hải Phòng) nhận được đơn trình báo của gia đình ông N.Q.D. (sinh năm 1973, trú tại An Phong, An Hưng) về việc con gái là N.T.H.H. (sinh năm 2004) mất tích.
Theo đơn trình báo, tối 4/2, chị H. đi bộ từ nhà ra khu vực chân cầu Kiền (cách nhà khoảng hơn 3 km) nhưng đến đêm không thấy về. Người nhà gọi điện nhưng không ai nghe máy nên đã chia nhau đi tìm và phát hiện áo khoác, điện thoại, ví tiền cùng chiếc ô của chị H. tại vị trí giữa cầu Kiền.

Hải Phòng mạnh tay với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ vi phạm

TP Hải Phòng đang tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất, xây dựng công trình của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Thời gian vừa qua, một số cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hải Phòng có nhiều hành vi vi phạm về lĩnh vực đất đai, xây dựng, môi trường như: Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất sang đất kinh doanh, dịch vụ; Tổ chức hoạt động không đúng với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng, môi trường nhưng vẫn được cấp phép đảm bảo an ninh, an toàn về phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm và quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, truyền hình, môi trường mạng…
Hai Phong manh tay voi cac co so kinh doanh, dich vu vi pham
 Hải Phòng sẽ xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh, dịch vụ vi phạm. Ảnh minh hoạ.
Trước thực trạng này, UBND thành phố Hải Phòng ban hành Văn bản số 240/UBND-ĐC2, yêu cầu Công an thành phố, Sở Y tế, Sở Văn hóa và Thể thao và UBND các quận, huyện thực hiện nghiêm, chỉ cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ, Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thành phố khi đã đầy đủ các thủ tục về đất đai, xây dựng, môi trường và đảm bảo đúng mục đích sử dụng đất và đúng giấy phép xây dựng, môi trường.