Hai máy bay suýt đâm nhau trên không tại Tân Sơn Nhất

Hai máy bay (một dân sự, một quân sự) suýt đụng nhau trên vùng trời sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 29/10.

Một chiếc Airbus A321.
Một chiếc Airbus A321.
Ngày 19/11, trao đổi với PV, ông Đỗ Quang Việt - cục phó Cục Hàng không Việt Nam - cho biết, đã nhận được báo cáo ban đầu của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) về sự cố hai máy bay (một dân sự, một quân sự) suýt đụng nhau trên vùng trời sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ngày 29/10.
Dự kiến ngày 21/11, Cục Hàng không Việt Nam sẽ có cuộc họp với đại diện phía không quân để phân tích, làm rõ những nguyên nhân xảy ra sự cố này.
Theo báo cáo của VATM do tổng giám đốc Đinh Việt Thắng ký ngày 18/11 gửi Cục Hàng không Việt Nam, sự cố đã xảy ra khi chuyến bay HVN 1376, máy bay Airbus A321 của Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) khởi hành từ TP HCM đi Huế, sau khi cất cánh tổ lái phát hiện có máy bay cắt ngang độ cao 1.000ft (304,8m) gây uy hiếp an toàn bay.
Cụ thể, lúc 11h41, máy bay Airbus A321 mang số hiệu HVN 1376 đang ở vị trí chờ đường cất hạ cánh 25L nhận được huấn lệnh cắt qua đường cất hạ cánh 25L lên đường cất hạ cánh 25R.
Khi kiểm soát viên không lưu cấp huấn lệnh cho chuyến bay HVN 1376 được phép cất cánh ở đường cất hạ cánh 25R thì 9 giây sau đó, chỉ huy bay quân sự cũng cấp huấn lệnh cho máy bay trực thăng Mi 172/423 cất cánh.
Theo đại diện VNA, khi máy bay HVN 1376 đang ở độ cao 500ft (khoảng 152m) thì tổ lái quan sát thấy một máy bay trực thăng cắt ngang phía trước, theo nhận định của tổ lái lúc này hai máy bay cách nhau khoảng 200ft (khoảng 60m). Còn theo đánh giá của VATM, thời điểm chỉ huy bay quân sự cho máy bay Mi 172/423 cất cánh thì vị trí của HVN 1376 ở điểm chờ đường cất hạ cánh 25R và đã nhận được huấn lệnh cất cánh.
Theo đánh giá ban đầu của ông Đỗ Quang Việt, kiểm soát viên không lưu quân sự đã không thực hiện đúng quy trình an toàn, không phối hợp hiệp đồng đúng theo quy trình.
“Nếu muốn để máy bay cắt ngang đường cất hạ cánh, phía quân sự phải thông báo trước với phía kiểm soát viên dân sự rồi mới được thực hiện. Trong trường hợp này phía quân sự đã không báo trước cho kiểm soát viên không lưu dân sự nên đã để xảy ra sự cố trên” - ông Việt nhấn mạnh.

Vietnam Airlines khiếp vía khách la hét, làm loạn trên máy bay

(Kiến Thức) - Trong thông cáo báo chí mới nhất của mình, Vietnam Airlines đã lên tiếng về vụ việc một hành khách làm loạn khi máy bay đang bay.

 
Cụ thể, trên chuyến bay VN773 ngày 3/11/2014 từ TP HCM đi Sydney (Úc), vào khoảng 23h55, sau khi phục vụ bữa ăn khuya, hành khách tên Phan Đức M. số hộ chiếu M9794xxx, quốc tịch Úc, ngồi ở ghế 31D có những biểu hiện bất thường, xộc thẳng lên khoang C và bị tiếp viên chặn lại.
Sau khi được tiếp viên khuyên nhủ, khách Phan Đức M đã đồng ý quay về lại chỗ ngồi. Tuy nhiên, ngay sau đó khách M. đã có ý định mở cửa thoát hiểm của máy bay nhưng đã bị tiếp tiếp viên và hành khách ngồi ghế 24A, 24C phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Lúc này, Khách M. hoàn toàn mất kiểm soát, la hét, chống đối lại các yêu cầu của tổ bay. 
Đánh giá mức độ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến an toàn an ninh chuyến bay, tiếp viên trưởng đã lập tức báo cáo cơ trưởng và các tiếp viên đã cùng với sự trợ giúp của một số hành khách khác khống chế và tạm giữ chặt khách M. tại một hàng ghế trống ở gần cuối máy bay. Một số hành khách trên chuyến bay đã tình nguyện để ý, theo dõi khách M. đồng thời an ủi, trò chuyện với vị khách này.

Cơ trưởng đã ngay lập tức báo cáo nhà chức trách Úc về vụ việc và yêu cầu trợ giúp khi máy bay hạ cánh. Các tiếp viên đã xử lý tình huống theo đúng quy trình được đào tạo để khống chế hành khách, đồng thời trấn an các hành khách khác trên chuyến bay.

Vietnam Airlines cho biết, chuyến bay sau đó đã ổn định trở lại và sau đó hạ cánh an toàn. Ngay khi máy bay hạ cánh, cảnh sát Liên bang Úc đã lên máy bay áp giải khách gây rối và tiến hành lấy lời khai của các bên liên quan. Sau đó các hành khách còn lại đã xuống máy bay bình thường. Hộ chiếu và hành lý của khách Phan Đức M. đã được bàn giao cho Cảnh sát liên bang Úc.

Lộ "ông lớn" Nhật vừa mua siêu thị Citimart

(Kiến Thức) - Hệ thống siêu thị Citimart vừa hoàn tất thủ tục hợp tác chiến lược kinh doanh với Tập đoàn Aeon Mall, hãng bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản.

Theo kế hoạch hợp tác, Aeon Mall dự kiến giúp Citimart thay đổi toàn bộ hệ thống, phương pháp điều hành, cho ra đời thương hiệu mới có tên "AeonCitimart".

Theo kế hoạch hợp tác, Aeon Mall dự kiến giúp Citimart thay đổi toàn bộ hệ thống, phương pháp điều hành, cho ra đời thương hiệu mới có tên "AeonCitimart".

Xem cảnh dân miền Tây săn ếch cực điệu nghệ

Cắm câu ếch trong mùa nước nổi ở miền Tây được cho là công việc dễ làm hơn so với nhiều nghề khác, ít chi phí mà thu nhập khá.

Ở miền Tây, ếch đồng còn được người dân gọi là “gà đồng” vì thịt trắng, ngon giống như thịt gà. Để bắt ếch, người dân dùng mồi là cá biển hoặc ốc bươu vàng cắt thành viên nhỏ, trộn với thuốc bắc. Anh Nguyễn Văn Toàn, ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) - người có kinh nghiệm đi câu ếch cho biết, để mồi "ngon" nhất, thu hút ếch đến ăn nhiều, người câu nên để cá bằm hoặc ốc viên vào chai nhựa đem phơi nắng 10 - 20 giờ cho mồi thối.
 Ở miền Tây, ếch đồng còn được người dân gọi là “gà đồng” vì thịt trắng, ngon giống như thịt gà. Để bắt ếch, người dân dùng mồi là cá biển hoặc ốc bươu vàng cắt thành viên nhỏ, trộn với thuốc bắc. Anh Nguyễn Văn Toàn, ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) - người có kinh nghiệm đi câu ếch cho biết, để mồi "ngon" nhất, thu hút ếch đến ăn nhiều, người câu nên để cá bằm hoặc ốc viên vào chai nhựa đem phơi nắng 10 - 20 giờ cho mồi thối.