Hải Dương: Lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hải Dương sẽ hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo Kế hoạch. Đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2025.

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh này.
Theo kế hoạch, tổng số số lượng đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp giảm còn khoảng 50% so với số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo tương quan hợp lý, tránh tạo sự giãn cách lớn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số giữa các xã, phường mới sau sắp xếp.
Dự kiến tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, kế hoạch nêu rõ, xã mới sau sắp xếp có đồng thời diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt từ 200% trở lên tiêu chuẩn của xã quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Cụ thể, diện tích tự nhiên từ 42km2, quy mô dân số từ 16.000 người trở lên. Phường mới sau sắp xếp có đồng thời diện tích tự nhiên từ 15 km2 trở lên và quy mô dân số đạt từ 30.000 người trở lên. Trường hợp sắp xếp từ 3 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 1 xã, phường mới thì không phải đánh giá tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.
Hai Duong: Lo trinh thuc hien sap xep don vi hanh chinh cap xa
Ảnh minh họa. 
Lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Kế hoạch nêu rõ về lộ trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, UBND cấp huyện, cấp xã tiến hành rà soát tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của cấp huyện, cấp xã theo tiêu chí để dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
UBND cấp huyện tiến hành việc xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Căn cứ Phương án, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của UBND cấp huyện, UBND tỉnh xây dựng Phương án tổng thể, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh, thực hiện các trình tự thủ tục báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Bộ Nội vụ, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 1/5/2025.
Hoàn thành việc sắp xếp theo Kế hoạch, đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp chính thức hoạt động từ ngày 1/7/2025.
Tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp xã mới. Tập trung giải quyết dứt điểm chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở đơn vị hành chính cấp xã mới. Đồng thời, sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp xã mới. Thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới, tên gọi của đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp.
Cùng với đó, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đặc thù (nếu có) tại các đơn vị hành chính cấp xã mới.
Xây dựng phương án, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước 15/4
Theo Kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của UBND tỉnh Hải Dương, về xây dựng phương án, UBND cấp huyện căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã chủ động chỉ đạo xây dựng phương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
Căn cứ Phương án theo đề xuất của UBND cấp huyện, Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trình Đảng ủy UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Căn cứ ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, hoàn thiện Phương án, gửi UBND cấp huyện lấy ý kiến thống nhất phương án, xong trước ngày 15/4.
Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh được xây dựng đồng thời cùng với xây dựng phương án theo Đề án xây dựng mẫu quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành (dự kiến ban hành sau ngày 15/4). Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh, gửi đăng tải lấy ý kiến cử tri theo quy định, thời gian trước ngày 15/4.
Đăng tải tài liệu phục vụ và tổ chức lấy ý kiến của cử tri lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, của huyện và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, các điểm sinh hoạt cộng đồng thôn, khu dân cư tại các xã, phường, thị trấn, thời gian thực hiện từ ngày 15/4/2025 đến ngày 20/4/2025. Hoàn thành tổng hợp ý kiến cử tri về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã xong trước ngày 22/4.
Tổ chức thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, đối với cấp xã, sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến của cử tri, nếu có trên 50% số cử tri đồng ý, UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét thông qua những nội dung cơ bản của đề án liên quan đến xã mình và báo cáo về UBND cấp huyện, xong trước 25/4.
Đối với cấp huyện, trên cơ sở hồ sơ hoàn thiện của cấp xã, UBND cấp huyện hoàn thiện hồ sơ, Đề án, tổng hợp, báo cáo trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét thông qua; UBND cấp huyện hoàn thiện hồ sơ, Đề án và trình Sở Nội vụ thẩm định, báo cáo UBND tỉnh, xong trước 27/4.
Đối với cấp tỉnh, trên cơ sở báo cáo, tờ trình và hồ sơ của UBND cấp huyện, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thẩm định, tổng hợp thành Đề án chung của tỉnh, báo cáo UBND tỉnh. UBND tỉnh báo cáo, xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; hoàn thiện hồ sơ để trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 4/2025. Thời gian thực hiện xong trước ngày 30/4.
Sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết, công bố Nghị quyết; thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy để đơn vị hành chính mới đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
Sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính
Kế hoạch nêu rõ, việc bố trí, sử dụng trụ sở, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công và hướng dẫn của cơ quan có thấm quyền.
Chính quyền địa phương nơi dự kiến bố trí trụ sở hành chính của đơn vị hành chính mới sau sắp xếp có trách nhiệm chủ động cân đối, bố trí nguồn ngân sách để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các trụ sở làm việc được tiếp tục sử dụng phục vụ hoạt động của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp; quan tâm bố trí nhà ở công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính cùng sẳp xếp để ổn định điều kiện làm việc tại đơn vị hành chính mới sau sắp xếp.
Việc đặt tên cho đơn vị hành chính cấp xã mới sau khi thực hiện sắp xếp, UBND tỉnh yêu cầu khi đặt tên gọi của xã, phường mới hình thành sau sắp xếp cần dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, bảo đảm tính hệ thống, khoa học, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và được Nhân dân địa phương đồng tình ủng hộ. Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.
Về phương án lựa chọn, bố trí trụ sở làm việc của đơn vị hành chính mới. lựa chọn trụ sở của 1 đơn vị hành chính Trung tâm làm trụ sở của đơn vị hành chính mới sau sắp xếp. Trung tâm phải có vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông kết nối. Trung tâm hành chính mới cần có không gian phát triển trong tương lai phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đơn vị hành chính mới. Khi nhập xã, thị trấn hoặc đô thị loại V, cần ưu tiên lựa chọn Trung tâm là đô thị hoặc nơi đã được quy hoạch là đô thị loại V.
Rà soát, thực hiện phương án tiếp nhận, bàn giao, sử dụng các trụ sở làm việc, tài sản, cơ sở vật chất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp đảm bảo sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát tài sản, đất đai khi đưa vào khai thác, sử dụng.

Sắp xếp bộ máy, Đà Nẵng tinh gọn cả những sở không sáp nhập

Ngày 20/12, thông tin tại buổi họp báo quý 4/2024, ông Trần Chí Cường - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, thành phố đang xây dựng kế hoạch sáp nhập các sở, ngành.

Ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhấn mạnh, bên cạnh việc sắp xếp các sở, ngành sáp nhập theo yêu cầu của Trung ương, Đà Nẵng sẽ tinh gọn tiếp các sở, ngành không nằm trong diện sáp nhập.

Theo chủ trương chung của Trung ương, Đà Nẵng có 2 việc phải làm. Một là sắp xếp xã phường. Tỷ lệ số lượng xã phường ở Đà Nẵng không nhiều nên việc sắp xếp ở mức độ chỉ có điều chỉnh địa giới hành chính, tập trung ở quận Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê là chính. Thứ hai là thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo yêu cầu của Bộ Chính trị.

Vì sao phải sáp nhập xã trước, sau đó mới bỏ huyện?

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, phương án tối ưu là sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước khi kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nêu ý kiến trên tại phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp diễn ra mới đây.
Theo Phó Thủ tướng, hiện có nhiều phương án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Có ý kiến cho rằng, nên làm đồng thời cả tỉnh, cả huyện và xã nhưng nếu làm đồng thời thì sẽ có những bất cập. Do đó, phương án tối ưu là sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước khi kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện.

[e-Magazine] Đề xuất giữ nguyên 11 tỉnh, 52 tỉnh cần sáp nhập là phù hợp

Các chuyên gia cho rằng, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên, 52 tỉnh còn lại thuộc diện phải sắp xếp là hợp lý.

[e-Magazine] De xuat giu nguyen 11 tinh, 52 tinh can sap nhap la phu hop

Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, có 6 tiêu chí sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã gồm diện tích tự nhiên, quy mô dân số, tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, tiêu chí về địa kinh tế, địa chính trị, quốc phòng an ninh. Dự thảo cũng quy định không thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính có vị trí biệt lập, khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng. Theo đó, dự kiến có 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp và 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp.

[e-Magazine] De xuat giu nguyen 11 tinh, 52 tinh can sap nhap la phu hop-Hinh-2

Theo Nghị quyết 1211, đơn vị hành chính cấp tỉnh phải đáp ứng ba tiêu chuẩn về diện tích, dân số, số đơn vị hành chính cấp huyện. Tỉnh miền núi, vùng cao diện tích từ 8.000 km2, dân số 0,9 triệu; tỉnh còn lại diện tích 5.000 km2, dân số 1,4 triệu. Thành phố trực thuộc trung ương diện tích 1.500 km2, dân số 1 triệu. Tất cả tỉnh, thành phố đồng thời phải có từ 9 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên. Do đó, các tỉnh, thành phố chưa đạt 100% tiêu chuẩn đơn vị cấp tỉnh theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn, phân loại đơn vị hành chính thì phải sáp nhập.

Có một số tỉnh, thành dù chưa đạt tiêu chí về dân số, nhưng lại có diện tích rộng. Trong số các tỉnh, thành này, Hà Nội đã từng hợp nhất với Hà Tây, diện tích hơn 3000km2, vùng Thanh Hóa, Nghệ An diện tích cũng rộng, dân số đông, vùng phía bằng như Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La…diện tích đều rất rộng. Sáp nhập đơn vị hành chính cũng đảm bảo diện tích, dân số nhất định, nếu rộng lớn quá cũng rất khó, nhất là vùng miền núi, biên giới phía Bắc. Tôi cho rằng việc giữ nguyên 11 tỉnh, thành này là phù hợp.