Hải Dương: Chém 2 bạn nhậu thương vong vì không cho vay tiền

Mâu thuẫn từ việc bạn không cho vay tiền, Trương Công Vương đã dùng dao chém hai bạn nhậu khiến 1 người tử vong, một người bị thương nặng.

Sáng 17/1, Công an Thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) thông tin về vụ giết người xảy ra trước đó một ngày tại khu nhà trọ số 48, phố Đỗ Thiên Thư, khu Tứ Thông, phường Tứ Minh, TP Hải Dương khiến 2 người thương vong.
Hai Duong: Chem 2 ban nhau thuong vong vi khong cho vay tien
Khu nhà trọ nơi xảy ra vụ án. 
Thông tin ban đầu, khoảng 17h ngày 16/1, tại phòng trọ B1/48 phố Đỗ Thiên Thư, khu Tứ Thông (phường Tứ Minh, TP Hải Dương), anh Lương Văn Hiệp (SN 1994, xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa) cùng Nguyễn Đức Hiển (SN 1994, quê quán tại TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn), cùng khu trọ và anh Trương Công Vương (SN 1991, quê quán Cẩm Thủy, Thanh Hóa, hiện đang thuê trọ tại xã Cẩm Đoài, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) rủ nhau đi ăn ở quán.
Đến 19h cùng ngày, cả ba rủ nhau về phòng trọ của anh Hiệp để ngồi uống rượu tiếp. Trong lúc ngồi uống rượu, Vương hỏi vay tiền, nhưng Hiệp không cho vay nên xảy ra mâu thuẫn.
Hai Duong: Chem 2 ban nhau thuong vong vi khong cho vay tien-Hinh-2
Phòng trọ nơi xảy ra vụ việc. 
Trương Công Vương đi vào khu vực bếp của Hiệp lấy 2 con dao rồi dùng dao chém vào tay và đầu anh Hiệp, sau đó anh Hiệp bỏ chạy. Lúc này, anh Hiển cũng bỏ chạy ra ngoài cổng khu trọ. Do cổng bị khóa nên Vương đuổi theo dùng dao chém vào vùng cổ làm anh Hiển bị đứt động mạch cảnh và chém vào vùng cổ, mặt và tay.
Sau khi gây án xong Vương đã dùng dao chống đối, cố thủ tại khu nhà trọ. Lực lượng Công an TP. Hải Dương ngay sau đó đã có mặt tại hiện trường, khống chế bắt giữ đối tượng. Vụ án khiến anh Hiển tử vong tại bệnh viện, Hiệp bị đứt gân cổ tay và bị thương vào đầu.
Cơ quan công an đang tiếp tục điều tra làm rõ…
>>> Mời độc giả xem thêm video Em trai chém anh ruột náo loạn trên đường vì mâu thuẫn nhà cửa:
 

Khởi tố kẻ giết vợ, giấu xác trong bao tải ở Vĩnh Phúc

Diễn biến mới nhất liên quan tiến trình điều tra vụ án giết người giấu xác trong bao tải, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Tám (chồng của nạn nhân).

Ngày 11/11, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Nguyễn Văn Tám (SN 1987, trú tại tổ dân phố Tân Lợi, phường Tiền Châu, TP. Phúc Yên) để điều tra về tội “Giết người”.

Khởi tố bổ sung thêm 3 bị can về tội “Giết người“ ở Lai Châu

Liên quan tới vụ án hình sự Giết người xảy ra ngày 26/7, tại bản Nậm Cung, xã Mường So, huyện Phong Thổ, cơ quan Công an đã khởi tố bổ sung thêm 3 bị can.

Quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận thấy hành vi của 3 đối tượng có đủ yếu tố cấu thành tội phạm Giết người, ngày 22/10, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Lai Châu ra quyết định khởi tố bị can đối với: Lý Minh Chuyền (SN 2006, trú tại: xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu); Phàn Đức Thành (SN 2007, trú tại: xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) và Tẩn Văn Quý (SN 2008, trú tại: xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) cùng về hành vi Giết người theo Khoản 1, Điều 123, Bộ luật Hình sự.
Khoi to bo sung them 3 bi can ve toi “Giet nguoi“ o Lai Chau

Từ trái qua phải: Đối tượng Lý Minh Chuyền, Phàn Đức Thành, Tẩn Văn Quý. 

Bỏ xe khi vi phạm có thể bị phạt 12 triệu đồng

Từ tháng 1/2025, người thực hiện hành vi bỏ xe khi vi phạm giao thông có thể bị phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng với cá nhân, từ 8 triệu đến 12 triệu với tổ chức và tính lãi tiền phạt.

Theo Nghị định 168, nhiều lỗi vi phạm giao thông tăng mạnh mức xử phạt từ ngày 1/1/2025 trong đó hành vi bỏ lại xe khi vi phạm cũng sẽ bị xử phạt nặng.
Chia sẻ trên VOV, Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc công ty luật Minh Bạch cho biết: "Khi bị CSGT phát hiện lỗi vi phạm và đề nghị kiểm tra mà anh không chấp hành, bỏ xe thì ở đây bị xem là hành vi chống đối hoặc không chấp hành hiệu lệnh hướng dẫn hay yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Người thực hiện hành vi này có thể bị phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng với cá nhân và từ 8 triệu đến 12 triệu với tổ chức".
Bên cạnh đó, trường hợp người bị xử lý vi phạm giao thông chưa có tiền nộp phạt thì sẽ bị tính lãi trên số tiền bị xử phạt. Đồng thời bị cho rằng chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định hành chính của nhà nước. Do vậy, khi đi thực hiện một giao dịch nào đó về lĩnh vực hành chính họ sẽ bị hạn chế quyền của mình.
Đối với tình huống trên, trước đó Bộ Công an cho biết, theo quy định hiện hành, thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định.
Bo xe khi vi pham co the bi phat 12 trieu dong
 Ý thức người tham gia giao thông được nâng cao nhờ tăng mức phạt. Ảnh: Chu Dũng/HNM
Trường hợp hết thời hạn trên mà cá nhân vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng một số hình thức như: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của người vi phạm. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá. Thu tiền, tài sản khác của người bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do người khác đang giữ, trong trường hợp người vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
Ngoài ra, theo Thông tư 24 năm 2023 của Bộ Công an, người vi phạm trật tự, an toàn giao thông mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì chưa được giải quyết đăng ký xe. Sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm, mới được đăng ký xe theo quy định.
Theo Nghị định 168, cơ quan đăng kiểm, đăng ký xe, cấp giấy phép lái xe trước khi thực hiện đăng kiểm, đăng ký xe, cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe có trách nhiệm tra cứu dữ liệu phương tiện vi phạm, người vi phạm được cơ quan CSGT gửi thông báo đến. Trong trường hợp khi tra cứu dữ liệu có thông tin về phương tiện vi phạm, người vi phạm thì chưa giải quyết việc đăng kiểm, đăng ký phương tiện vi phạm, chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm. Điều này đồng nghĩa với việc, người vi phạm không đến nộp phạt sẽ không có giấy phép lái xe, không có quyền điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Tại buổi giao lưu trực tuyến "Những điều cần biết về tăng mạnh mức xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168" do Tuổi trẻ Online tổ chức, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, trong Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định cá nhân vi phạm phải nộp phạt một lần. Với cá nhân, tổ chức gặp khó khăn về kinh tế, thiên tai, dịch bệnh được nộp phạt nhiều lần nhưng tối đa không quá 3 lần.

Đối với việc không chấp hành quyết định xử phạt, trong quy định Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, chủ phương tiện không được làm thủ tục đăng ký xe, người vi phạm sẽ không được đổi/cấp lại giấy phép lái xe.

Hiện nay, lực lượng CSGT thực hiện số hóa và có dữ liệu giấy phép lái xe, nếu người đó đã/chưa đưa lên hệ thống thì lực lượng CSGT vẫn sẽ quản lý, biết được giấy phép lái xe đang bị tước/tạm giữ hay không, đó là căn cứ để xử lý.

Trong thời hạn quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp. 

Các cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân cần nêu cao ý thức chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông; đồng thời khi bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, cần thực hiện nghiêm theo quy định, tránh tình trạng không hợp tác với cơ quan chức năng để rồi “lỗi chồng lỗi”, mức phạt lại càng tăng cao.