Hải Dương: 2 bè cá trôi dạt mắc vào trụ cầu Hợp Thanh

Các cơ quan chức năng Hải Dương đang tháo dỡ 2 bè cá mắc vào trụ cầu Hợp Thanh. Trước đó hai bè cá đứt neo trôi dạt trên sông Thái Bình và gây nên sự cố trên.

Thông tin ban đầu, đêm 12/9, một bè cá ở phường Nam Đồng, TP Hải Dương do đứt neo đã trôi từ hướng sông Thái Bình về hướng sông Gùa, sau đó đâm va vào trụ cầu số 5 của cầu Hợp Thanh 1 thuộc địa phận xã Thanh Quang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Sau va chạm, bè cá bị đứt gãy hoàn toàn và mắc tại trụ cầu số 5 của cầu Hợp Thanh 1, sau đó đứt vỡ, kéo sang trụ cầu Hợp Thanh 2 đang thi công.
Hai Duong: 2 be ca troi dat mac vao tru cau Hop Thanh
 Hiện trường sự cố (Ảnh: Phương Thùy)
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an huyện Thanh Hà phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) Công an tỉnh đã tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trường, báo cáo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, cấp tỉnh lên phương án khắc phục sự cố.
Đến khoảng 11h30 cùng ngày, tiếp tục có 1 bè cá khác trôi từ hướng TP Hải Dương xuống qua sông Thái Bình về sông Gùa, đâm va vào trụ cầu số 5 cầu Hợp Thanh 1 cùng vị trí đâm va trước đó của bè cá thứ nhất và cũng mắc cạn tại đây.
Căn cứ tình hình thực tế, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Thanh Hà đã báo cáo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh lên phương án tháo dỡ, cứu hộ tài sản trên bè, đảm bảo an toàn cho cầu. Trên đường bộ, Công an huyện Thanh Hà đã tổ chức cấm các phương tiện tải trọng từ 10 tấn trở lên và hạn chế các phương tiện khác qua cầu Hợp Thanh.
Hai Duong: 2 be ca troi dat mac vao tru cau Hop Thanh-Hinh-2
 
Chiều 12/9, lực lượng của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã đưa được các xe mô tô và một số thiết bị khác lên khỏi bè cá an toàn và tiếp tục tháo gỡ bè ra khỏi trụ cầu. Tuy nhiên, do nước triều dâng cao, chảy xiết và trời tối nên công tác cứu hộ tài sản và cứu hộ cầu Hợp Thanh 1, Hợp Thanh 2 tạm dừng.
Sáng sớm ngày 13/9, công tác CNCH tiếp tục được triển khai. Cán bộ chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Hải Dương đã phối hợp với nhà thầu xây dựng Licogi 18 đã cắt gỡ, hàn xì, tháo rời đưa vào bờ an toàn một phần bè cá đang mắc tại trụ cầu Hợp Thanh 2 và đưa 1 phần tài sản đang mắc kẹt tại trụ cầu Hợp Thanh 1.
Các đơn vị huy động tối đa phương tiện và tranh thủ điều kiện thời tiết tạnh ráo tháo dỡ hoàn toàn 2 bè cá mắc cạn, khắc phục xong sự cố, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
>>> Mời độc giả xem thêm video Hình ảnh vệ tinh tua nhanh đường đi của bão Francine
 

Hà Nội: Ngập lụt ở Chương Mỹ có thể kéo dài thêm hơn 10 ngày

Theo dự báo, vùng ngoài đê sông Hồng, sông Nhuệ tại Hà Nội, nước rút sau 2-3 ngày tới, riêng vùng ven sông Bùi ở Chương Mỹ ngập thêm 10-13 ngày tới.

Chiều 13/9, lũ trên hạ du các sông miền Bắc đang có xu thế xuống chậm, nhưng vẫn duy trì mức lũ cao.

Sông Cầu tại Đáp Cầu (Bắc Ninh) lúc 15h chiều nay vẫn trên báo động 3, cách mực lũ lịch sử năm 1971 khoảng 37cm. Dự báo từ chiều nay đến trưa mai, nước lũ sông Cầu tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3.

Hà Nội: Còn 153 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ngập lụt tại một số nơi trên địa bàn Hà Nội, còn 153 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp.

Thống kê từ Sở GD&ĐT Hà Nội, tính đến trưa hôm nay (13-9), toàn thành phố còn 153 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp. Nhiều trường học vẫn phải duy trì học trực tuyến
Trong số này, có 44 trường mầm non, 53 trường tiểu học, 40 trường THCS, 16 trường THPT, 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 1 trường trực thuộc Sở GD&ĐT.